Reuters: Chính quyền Trump đưa đại gia chip và dầu khí của Trung Quốc vào danh sách đen
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiêt.
Thông tin độc quyền từ Reuters cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng đưa Nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC và nhà sản xuất dầu khí ngoài khơi Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ) vào danh sách các công ty Trung Quốc bị cáo buộc có liên quan đến quân đội, hạn chế khả năng tiếp cận của họ với các nhà đầu tư Mỹ.
Nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC được dự đoán sắp bị đưa vào danh sách đen
Trước đó, vào đầu tháng 11, cũng theo Reuters, Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) có kế hoạch chỉ định thêm 4 công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát vào danh sách hạn chế, nâng số lượng công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng lên 35 đơn vị.
Lệnh hành pháp do Tổng thống Donald Trump ban hành sẽ ngăn cản các nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán của các công ty này bắt đầu từ cuối năm sau.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào những công ty mới sẽ được công bố trong Công báo Liên bang (Federal Register). Song căn cứ theo tài liệu và 3 nguồn tin thì Reuters cho biết danh sách 4 công ty sắp chuẩn bị được đưa vào danh sách đen gồm: Công ty TNHH Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất chất bán dẫn quốc tế ( SMIC ) và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc ( CNOOC ).
Phản ứng trước thông tin trên, SMIC nhấn mạnh sẽ tiếp tục “tham gia một cách xây dựng và cởi mở với chính phủ Mỹ”, đồng thời khẳng định các sản phẩm và dịch vụ của mình chỉ dành cho mục đích dân sự và thương mại.
“Công ty không có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc và không sản xuất cho bất kỳ người dùng cuối nào cho mục đích quân sự nào”, SMIC lặp lại quan điểm đã từng khẳng định nhiều lần trước đó.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Mỹ, đại sứ quán Trung Quốc tại Washington và CNOOC đã chưa có bình luận nào về thông tin nói trên.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa có dấu hiệu suy giảm
SMIC – nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc đang phụ thuộc lớn vào các nguồn cung linh kiện từ các nhà cung cấp của Mỹ.
Vào tháng 9, Bộ Thương mại Mỹ ra thông báo yêu cầu một số công ty nước này phải xin giấy phép trước khi cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho SMIC sau khi kết luận có “rủi ro không thể chấp nhận được” và có thể được sử dụng cho mục đích quân sự gây tổn hại an ninh quốc phòng Mỹ khi cung cấp thiết bị cho công ty này.
Những tập đoàn 'hứng đòn' nếu Mỹ trừng phạt SMIC
Hàng chục tập đoàn trên thế giới có thể bị thiệt hại nặng nếu SMIC, nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, bị Mỹ đưa vào danh sách đen.
Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC) đang bị chính quyền Mỹ xem xét đưa vào danh sách đen thương mại. Nếu điều này xảy ra, SMIC sẽ gặp khó khăn về nguồn cung, khi các đối tác cung ứng đến từ Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt. Điều này cũng gây tác động không nhỏ đến thị trường khi nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang là khách hàng của SMIC.
SMIC là công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chỉ đứng sau TSMC của Đài Loan, đồng thời sở hữu một trong những xưởng đúc hiếm hoi tại Trung Quốc có thể sản xuất vi xử lý trên quy trình 14 nm.
Bên trong nhà máy sản xuất chip SMIC tại Trung Quốc.
SMIC đã huy động được 7,8 tỷ USD khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hồi tháng 7, khoảng hơn một năm sau khi rút khỏi thị trường chứng khoán New York. Đây là giá trị phát hành công khai lần đầu cao nhất tại Trung Quốc trong 10 năm qua.
Dữ liệu thống kê cho thấy nhà cung ứng hàng đầu của SMIC là ASML Holdings, hãng sản xuất máy quang khắc lớn nhất thế giới hiện nay. Tập đoàn có trụ sở tại Veldhoven, Hà Lan, chiếm 11% chi phí tài sản cố định của SMIC tính đến tháng 4/2020, trong khi tập đoàn Trung Quốc đóng góp 0,12% doanh thu cùng kỳ cho ASML Holdings.
Mỹ là quốc gia có nhiều nhà cung cấp nhất cho SMIC, chiếm một phần ba trong tổng số 30 hãng cung ứng cho nhà sản xuất chip Trung Quốc. Doanh nghiệp lớn nhất trong số này là Lam Research có trụ sở tại Fremont, bang California. Đây là hãng chuyên sản xuất máy khắc plasma dùng để chế tạo chip silicon, chiếm 8,5% tài sản tại SMIC, trong khi SMIC mang về cho Lam Research khoảng 1,1% doanh thu hàng năm.
Các công ty Trung Quốc đại lục đứng thứ hai trong danh sách nhà cung cấp với 6 doanh nghiệp, trong khi Đài Loan xếp thứ ba với 4 công ty. Tiếp sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Israel, mỗi nước có hai công ty cung ứng cho SMIC.
Tập đoàn Công nghiệp Silicon Quốc gia (NSIG), hãng chuyên sản xuất đĩa bán dẫn, sẽ là doanh nghiệp Trung Quốc dễ chịu tác động nhất nếu SMIC bị cấm vận. 26,5% doanh thu của tập đoàn này đến từ SMIC, trong khi họ nắm 2,3% chi phí tài sản cố định của nhà máy chế tạo chip.
Huawei, nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng 5G lớn nhất thế giới, hiện là khách hàng lớn nhất của SMIC và chiếm 18,7% doanh thu hàng năm của nhà sản xuất chip. Huawei dành khoảng 1% chi phí đầu tư mỗi năm để mua sản phẩm từ SMIC.
Qualcomm sẽ là khách hàng Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các lệnh cấm vận nhằm vào SMIC. Tập đoàn Mỹ chuyên cung cấp bộ xử lý cho điện thoại Apple, Motorola và Samsung, đóng góp 8,6% doanh thu cho SMIC và dành mức đầu tư 3,9% mỗi năm để mua sản phẩm từ hãng chip Trung Quốc.
13 trong 38 khách hàng lớn nhất của SMIC nằm tại Trung Quốc, chiếm 38%, và mang về khoảng 20% doanh thu cho SMIC tính đến giữa tháng 8 năm nay. Xếp thứ hai là Đài Loan với 26%, trong khi Mỹ đứng thứ ba với 24% danh sách khách hàng. Hàn Quốc xếp thứ tư với 3 doanh nghiệp, tương đương 7%, nhận sản phẩm từ nhà sản xuất Trung Quốc.
Mỹ xem xét cấm nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc Bộ Quốc phòng Mỹ vừa xác nhận các cơ quan chính phủ đang thảo luận về việc liệu họ có thêm SMIC vào Danh sách đen của Bộ Thương mại cấm buôn bán với các công ty Mỹ hay không. SMIC sẽ gặp khó trong hoạt động sản xuất nếu bị liệt vào Danh sách đen của Mỹ Theo Engadget , với tư...