Nở rộ các khóa học dạy con thành… thiên tài
Ngày càng có nhiều khóa học online nở rộ trên mạng về hướng dẫn phụ huynh cách dạy con thành thiên tài nhưng chất lượng không được kiểm chứng
Đánh trúng tâm lý phụ huynh ở nhà trong mùa dịch và bế tắc trong cách dạy con, những khóa học trực tuyến ra sức chào mời, lôi kéo phụ huynh, thậm chí cả giáo viên (GV) đăng ký học với mức học phí không hề thấp.
Không đưa ra được giải pháp cụ thể
Chị Lê Minh, một phụ huynh tại TP Thủ Đức, chia sẻ vào tháng 7 vừa qua, trong những ngày nghỉ ở nhà vì TP thực hiện giãn cách, chị có vào một hội phụ huynh chia sẻ về tình trạng con mình sắp vào lớp 1 nhưng bé không tập trung được như các bạn khác, bị cô giáo dạy thêm chê. Ngay sau dòng chia sẻ, chị Minh nhận được một số tin nhắn liên hệ để hướng dẫn cách dạy con. “Tôi có vào các Facebook này tìm hiểu và quyết định liên hệ với một Facebook có tên là N.T.L ở ngoài Bắc, sau đó được hướng dẫn đăng ký học trực tuyến 3 buổi miễn phí, nếu sau 3 buổi muốn học tiếp thì sẽ đóng phí 3 buổi/tuần là 499.000 đồng” – chị Minh kể.
Theo vị phụ huynh này, trong 3 buổi học miễn phí, hầu hết phụ huynh tham gia đều rất hào hứng, lý do là cô L. nêu những tình huống rất thực tế, hầu như gia đình nào cũng thấy bóng dáng con mình trong đó, như trẻ bướng bỉnh không nghe lời, trẻ nghiện game, mất tập trung, không thích học, hay nói dối…; phụ huynh cũng thấy mình trong các ví dụ đó như mất bình tĩnh rồi quát mắng con, không biết phải bắt đầu dạy con như thế nào…
“Thế nên sau đó, rất nhiều phụ huynh đóng tiền để học thêm. Nhưng những buổi học sau đó khiến chúng tôi thất vọng vì người hướng dẫn không đưa ra được một phương pháp gì cụ thể, chỉ toàn nói đã đi hướng dẫn những nơi nào, thay đổi được bao nhiêu đứa trẻ. Nhưng mục đích sau cùng là muốn phụ huynh giới thiệu thêm các phụ huynh khác vào học. Càng nhiều phụ huynh thì càng giảm được chi phí tham dự” – chị Minh cho biết.
Một khóa học dạy trẻ thành tài được quảng cáo trên mạng (Ảnh: TUẤN LÊ)
Đánh trúng tâm lý của phụ huynh thiếu các phương pháp để dạy con, thêm tâm lý nôn nóng mong muốn giúp con thành tài, hàng loạt khóa học online được quảng cáo do các chuyên gia có tên tuổi giảng dạy nhưng chất lượng thực tế đến đâu không ai biết; thậm chí ngay cả bằng cấp, thành tích của các chuyên gia cũng không được kiểm chứng.
Video đang HOT
Anh Dũng, một phụ huynh ở quận Gò Vấp, cho biết anh đăng ký một khóa học về siêu trí nhớ, mục đích là học xong sẽ hướng dẫn lại cho con, sau đó lại được hướng dẫn đăng ký mua trọn một gói hướng dẫn cách dạy con thành tài với chi phí trên 100 triệu đồng. “Vì nghĩ rằng con có thể thành tài hay không phải có quá trình học tập, rèn luyện chứ không thể qua vài tháng học mà có thể thay đổi được nên tôi quyết định dừng lại” – anh Dũng nói.
Nguy hại với một đứa trẻ
Theo các chuyên gia giáo dục, có một tâm lý rất lạ ở phần đông phụ huynh, kể cả GV, là những khóa học nếu miễn phí thì bị xếp thành “của ôi” và những khóa học đắt đỏ, chi phí trên trời thì lại được tung hô, săn đón. Thực tế, những khóa học này đánh trúng tâm lý của nhiều phụ huynh bế tắc trong cách dạy con, những giáo viên còn hạn chế phương pháp sư phạm và cũng bế tắc trong việc giáo dục học sinh để chào mời, lôi kéo.
Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền, Giám đốc Chương trình Tổ chức phi lợi nhuận Teach For Vietnam, cho biết khóa học tử tế của những người dạy có chuyên môn tử tế, tâm huyết là rất nhiều, học phí phù hợp thậm chí miễn phí, phụ huynh và GV cần tỉnh táo để lựa chọn. Nếu một cá nhân lừa đảo về bằng cấp và trình độ của họ thì nguy cơ cao là lừa đảo tiếp về dịch vụ mà họ cung cấp. Theo tiến sĩ Huyền, một người không học hành, nghiên cứu, thực hành chính danh về lĩnh vực họ đang đào tạo người khác, không dám giới thiệu bằng cấp, chuyên ngành thực sự của họ thì liệu có thể cung cấp dịch vụ đó tốt được không?
Đồng quan điểm này, cô Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục của Tập đoàn Microsoft, cho biết những khóa học dạy con thành tài, siêu trí tuệ… đang tràn lan trên mạng rất nguy hiểm. Theo cô Quyên, rất nhiều phương pháp vớ vẩn, đi ngược lại với quá trình phát triển của một đứa trẻ, việc trở thành một siêu trí nhớ không có tác dụng gì với các em, thậm chí thui chột khả năng tư duy. Tiến trình phát triển của một đứa trẻ bao gồm các giai đoạn: nhớ, hiểu, vận dụng và sáng tạo. Trẻ không cần nhớ quá nhiều và cũng không thể nhớ hết tất cả. Một chiếc máy tính nếu ổ cứng khi chứa dữ liệu quá nhiều còn có lúc bị treo, huống gì con người. Trong khi hiện nay muốn tìm kiếm gì đã có Google hỗ trợ, tính toán nhanh thì đã có máy tính. “Không có một cây đũa thần nào có thể nhanh chóng biến một đứa trẻ trở thành thiên tài nếu không có quá trình học tập và rèn luyện. Ép trẻ trở thành một thiên tài chỉ làm hại các em” – cô Quyên nhận định.
Cần tham khảo những địa chỉ uy tín
Theo cô Tô Thụy Diễm Quyên, những chuyên gia tâm lý, giáo dục thật sự, họ có trách nhiệm với xã hội và hầu hết các khóa học, nếu có đều là miễn phí. Chính vì điều này, khi một cá nhân hay đơn vị nào yêu cầu phụ huynh, GV đóng tiền thì cần tỉnh táo và cân nhắc, nếu cần có thể tham khảo những địa chỉ uy tín.
Thông tin mới nhất về lịch đi học lại của học sinh TP. HCM: Các đối tượng sau có thể đến trường sớm
Theo đánh giá của Sở GD-ĐT TP HCM, để mở cửa trở lại các ngành hoạt động, phục hồi kinh tế, cần tính toán cho học sinh quay lại trường.
Ngày 9/9, Sở GD&ĐT TP. HCM đã có tờ trình về phương án mở cửa các trường học trên địa bàn được xác định an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, khi các quận, huyện và TP Thủ Đức được xác định là an toàn trong phòng chống dịch Covid-19 theo các tiêu chí chung của TP, UBND cấp quận xây dựng kế hoạch mở cửa trường học với một số yêu cầu cơ bản.
Cụ thể các yêu cầu như sau
- Các địa phương phải được xác định là an toàn trong phòng chống dịch Covid-19; cơ sở giáo dục được đánh giá an toàn theo Bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong trường học.
- Đội ngũ giáo viên phải được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trước ngày đến trường ít nhất 2 tuần. Chỉ tổ chức học trực tiếp cho những học sinh trong địa phương và trên tinh thần tự nguyện.
- Đồng thời, vẫn tiếp tục tổ chức tốt dạy - học trên môi trường internet, qua truyền hình... để đáp ứng yêu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Học sinh TP.HCM. (Ảnh minh họa)
Để có thể mở cửa trường học, Sở GD-ĐT TP HCM xây dựng các kịch bản
- Rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục, có phương án bổ sung, hợp đồng tạm nhằm đảm bảo đủ để hoạt động trở lại, nhất là đối với cơ sở giáo dục mầm non.
- Địa phương đảm bảo việc chích vắc-xin cho đội ngũ giáo viên. Chỉ những giáo viên được chích ngừa vắc-xin Covid-19 trước 2 tuần mới được vào trường và tạo điều kiện để giáo viên di chuyển từ nhà đến trường làm việc, nhất là với những người ngoài địa phương. Giáo viên chưa đủ điều kiện an toàn có thể được bố trí hỗ trợ hoạt động dạy - học trên môi trường internet.
- Riêng đối với giáo dục mầm non, tham mưu UBND TP HCM ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 cho địa phương và thực hiện mở cửa đồng loạt trên địa bàn. Trong đó, trường học ưu tiên chỗ học cho trẻ mẫu giáo và chỉ nhận giữ trẻ trong địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ các cơ sở ngoài công lập hoạt động đúng quy định, đảm bảo an toàn.
Thời gian đầu, các trường mầm non không tổ chức ăn sáng; bố trí thời gian đưa, đón trẻ lệch giờ. Sau mỗi tuần, Phòng GD-ĐT đánh giá độ an toàn và các điều kiện để tham mưu UBND quận - huyện điều chỉnh phương án theo hướng mở dần đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ (có thể tổ chức cho trẻ ăn sáng theo nhu cầu đăng ký của phụ huynh).
Ưu tiên học sinh lớp 1, 2, đầu cấp và cuối cấp đi học trước
Đối với giáo dục phổ thông và thường xuyên, các địa phương sẽ tận dụng tối đa khoảng "thời gian vàng", ưu tiên các lớp nhỏ 1, 2, đầu cấp và cuối cấp. Từng trường sẽ xây dựng phương án đi học lại cụ thể, căn cứ điều kiện cụ thể (tiến độ sửa chữa cơ sở vật chất, nhân sự...).
Trong khi đó, các trường tiếp tục duy trì tốt việc dạy - học trên môi trường internet, qua truyền hình... để đáp ứng nhu cầu của những học sinh không thể học trực tiếp (ngoài địa phương) cũng như bổ trợ, song hành cùng học trực tiếp trên lớp.
Thời gian đầu, trường học chia nhỏ lớp, chỉ bố trí học 1 buổi, ưu tiên các lớp 1, 2, 9, 12 đi học trước, sau đó đến các lớp đầu cấp và cuối cấp 5, 6, 10... Sau mỗi tuần, nhà trường đánh giá độ an toàn và các điều kiện để trình cơ quan quản lý (phòng GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT) điều chỉnh phương án theo hướng mở dần.
Theo kịch bản đề xuất của Sở GD-ĐT TP HCM, phương án tổ chức cho học sinh trở lại trường học ưu tiên khối ngoài công lập do không vướng việc tham gia phòng chống dịch. Những cơ sở giáo dục ngoài công lập đảm bảo được các điều kiện an toàn có thể bố trí nội trú cho giáo viên và học sinh ngoài địa phương theo phương án "3 tại chỗ" để tổ chức dạy - học trực tiếp.
Riêng các cơ sở giáo dục ngoại ngữ - tin học, tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài nhà trường..., mở cửa sau khi các địa bàn lân cận cũng đã an toàn.
Cấp 2 chỉ có 3 môn chính, muốn xóa chính-phụ phải thay đổi cách thi vào lớp 10 Chính việc coi trọng "môn chính, môn phụ" dẫn đến tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan gây bức xúc, mất niềm tin trong nhân dân. Ngày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông. Thông tư này...