Nỗ lực thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Hàn Quốc
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào, mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng cũng liên tục phát triển.
Đoàn Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam gồm: ông Park Noh-wan – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Park Jong-kyoung – Tổng lãnh sự Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, ông Lee Hong-seok – Lãnh sự Bộ giáo dục Hàn Quốc tại Việt Nam vừa đến thăm và làm việc tại Trường liên cấp quốc tế Korea Global School và làm việc với Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Công nghệ Durable New tech (đơn vị chủ quản của Trường Korea Global School).
Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô Trường Korea Global School (KGS).
Tiếp và làm việc với đoàn, có GS Ahn Kyong-hwan – Tổng Hiệu trưởng Trường liên cấp quốc tế Korea Global School, ông Yi Sang-hwa – Hiệu trưởng Trường liên cấp quốc tế Korea Global School cùng ông Lee Won-kyu – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Durable Newtech.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Park Noh-wan – Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam ghi nhận và biểu dương Trường liên cấp quốc tế Korea Global School và Công ty Cổ phần Công nghệ Durable New tech đã quan tâm đầu tư xây dựng trường học và có các chương trình phát triển giáo dục, đào tạo cho các con em gia đình Hàn Quốc tại Việt Nam. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, đồng thời cũng góp phần kết nối, giao lưu văn hóa và giáo dục giữa hai quốc gia.
Đại sứ cũng đánh giá cao các chương trình dạy và học của nhà trường đáp ứng và hòa nhịp cùng các chương trình tại Hàn Quốc, phù hợp với các chương trình dạy và học của Việt Nam, giúp con em người Hàn Quốc dễ dàng hòa nhập.
Video đang HOT
GS Ahn Kyong-hwan – Tổng Hiệu trưởng Trường liên cấp quốc tế Korea Global School phát biểu tại Lễ kỷ niệm 3 năm thành lập trường.
Đại sứ Park Noh-wan cũng khẳng định, trong bất kỳ giai đoạn nào, mối quan hệ giữa Việt Nam – Hàn Quốc nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng cũng liên tục phát triển.
Trong thời gian tới, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt nam sẽ ưu tiên hỗ trợ trường trên mọi phương diện; xây dựng thủ tục và tạo điều kiện cho các em học sinh của nhà trường làm thủ tục tại Đại sứ quán dễ dàng.
Nhân sự kiện này, GS Ahn Kyong-hwan – Tổng Hiệu trưởng Trường liên cấp quốc tế Korea Global School bày tỏ sự cảm ơn và tình cảm của cán bộ, giảng viên và học sinh nhà trường, trong thời gian qua luôn nhận sự được sự ủng hộ, tạo điều kiện, giúp đỡ của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo động lực rất nhiều trong công tác phát triển giáo dục và đào tạo cho con em gia đình Hàn Quốc đã và đang sinh sống ở Việt Nam.
Dịp này, Đại sứ Park Noh-wan đã dành thời giao lưu, gặp gỡ và động viên các em học sinh Trường liên cấp quốc tế Korea Global School đạt thành tích học tập tốt trong thời gian qua.
Trường Korea Global School (KGS) chính thức được thành lập năm 2019 do Bà Kim Ji Eun (Việt kiều Hàn Quốc) làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. GS Ahn Kyong-hwan – Tổng Hiệu trưởng Trường KGS được biết đến là người đã dịch “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Nhật ký trong tù” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” sang tiếng Hàn Quốc và được công nhận là công dân Việt Nam danh dự.
Sớm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện nghị quyết liên quan hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Ảnh minh họa.
Theo đó, đối với nhiệm vụ sớm khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên tại các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp số liệu thừa, thiếu giáo viên và đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, phổ thông theo lộ trình từ nay đến năm 2026.
Tính đến hết năm học 2020-2021, cả nước thiếu hơn 94.700 giáo viên, chủ yếu là giáo viên cho các môn học mới cấp tiểu học, THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT mới) và giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Năm học 2022-2023 là năm đầu tiên môn Tin học và Ngoại ngữ trở thành môn học bắt buộc từ năm lớp 3, nhưng hai bộ môn này thiếu giáo viên trầm trọng. Riêng môn Ngoại ngữ, để thực hiện dạy theo Chương trình GDPT mới cho lớp 3 năm học 2022-2023. Theo Bộ GDĐT, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061 giáo viên. Tương tự, để đủ cho cả 3 năm, cả nước sẽ cần thêm 9.589 giáo viên, việc thiếu cục bộ xảy ra ở nhiều tỉnh. Với môn Tin học, theo Bộ GDĐT, để đủ giáo viên (tính tối thiểu 1 giáo viên/trường) cả nước cần bổ sung thêm 3.684. Bộ GDĐT cho biết, đã đề nghị các địa phương khẩn trương tuyển dụng giáo viên cho năm học 2022-2023. Trên cơ sở đề xuất này, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022-2026, riêng năm học 2022-2023 được bổ sung 27.850 biên chế.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trong thời gian tới, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện tuyển đủ số giáo viên được Bộ Chính trị quyết định bổ sung cho địa phương năm học 2022 - 2023 và các năm tiếp theo; tập trung chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới, trong đó ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên cho các năm học mới.
Tiếp tục triển khai khảo sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thực trạng hoạt động nghề nghiệp của giáo viên các trường chuyên biệt làm cơ sở đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách phù hợp với điều kiện, tình hình mới.
Bộ GDĐT cũng lưu ý, việc tuyển dụng biên chế giáo viên thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Mặt khác, cần có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành giáo dục để bảo đảm có nguồn tuyển dụng cho lộ trình cấp bổ sung biên chế đến năm 2026. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế; chỉ đạo sắp xếp, dồn dịch các điểm trường một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường.
Cùng với đó, Bộ GDĐT sẽ xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 16 theo hướng: Quy định tỷ lệ giáo viên/học sinh theo các vùng miền nhằm bảo đảm tương quan giữa các vùng miền để thực hiện Chương trình GDPT mới.
Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập, tham gia xã hội hóa giáo dục để giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và đồng bộ các giải pháp khác.
Đồng thời, dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch dài hạn để đào tạo giáo viên gắn với nhu cầu sử dụng, bảo đảm đủ về cơ cấu, số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo quy định tại Nghị định 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. Đặc biệt, bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ và môn Tin học để triển khai Chương trình GDPT mới từ lớp 3.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành giáo dục cả nước đứng trước tình trạng thiếu đến 100.000 giáo viên. Trong đó, có tới 16.000 giáo viên đã thôi việc, trung bình cứ 100 nhà giáo có một người rời bỏ ngành.
Hiệu trưởng ĐH Harvard: Cách giáo dục tốt nhất là giúp trẻ thành thạo 3 kỹ năng Nhiều bậc phụ huynh cho rằng phương pháp giáo dục tốt nhất là kết quả học tập của con đứng top đầu. Tuy nhiên, đối với những người làm trong lĩnh vực giáo dục, đây chưa hẳn là phương pháp hay. Trong mắt cha mẹ, cách giáo dục tốt nhất là giúp trẻ có được điểm số xuất sắc và công việc tốt...