Ninh Bình tổ chức Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi
Phòng GD&ĐT thành phố Tam Điệp ( Ninh Bình) đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non, năm học 2022-2023.
Giáo viên được giao lưu, học hỏi…
Hội thi thu hút 34 giáo viên tham gia dự với hoạt động trên 2 độ tuổi 3-4 tuổi, và 5-6 tuổi và 2 phần thi. Ở phần 1 trình bày biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Phần 2 tổ chức thực hành 1 hoạt động giáo dục theo đề tài được bốc thăm.
Tại Hội thi, các biện pháp giáo dục đã được giáo viên trình bày, làm rõ tính mới, sáng tạo, có minh chứng thể hiện hiệu quả. Mặt khác, tổ chức các hoạt động có sự chuẩn bị chu đáo về giáo án, đồ dùng đồ chơi, thiết kế môi trường lớp học… Do đó đã tạo được sự hứng thú, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, đạt các yêu cầu về kĩ năng và kiến thức.
Hội thi diễn ra thành công, Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận, tiền thưởng cho 34/34 giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố (trong đó 8 giáo viên đạt thành tích xuất sắc).
Video đang HOT
Hội thi là cơ hội để mỗi giáo viên tích cực tự rèn luyện và bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ; là dịp để học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy; kỹ năng tổ chức lớp học, khai thác sử dụng sáng tạo hiệu quả phương tiện, đồ dùng, đồ chơi trong dạy và học góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố.
Đây cũng xem như căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Mặt khác có thể lựa chọn các nhân tố tiêu biểu tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non tỉnh Ninh Bình.
Phụ cấp giáo viên có thể tăng 100%, riêng chi cho mầm non thêm 4 nghìn tỉ/năm
Bộ GD-ĐT đề xuất phụ cấp nhà giáo ở mức 25-100% tùy đối tượng, trong đó riêng đối với 200 nghìn giáo viên mầm non ở vùng khó, mức hỗ trợ dự kiến tăng thêm 4.032 tỉ đồng/năm.
Trong dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến góp ý, Bộ này cho biết dự thảo không quy định thêm đối tượng hưởng phụ cấp ưu đãi so với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, Bộ đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non, cụ thể: Nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.
Với mức đề xuất này, có khoảng hơn 200 nghìn giáo viên mầm non thuộc đối tượng điều chỉnh.
Dự kiến nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp tăng thêm khoảng 336 tỉ đồng/tháng (4.032 tỉ đồng/năm).
Cô và trò mầm non ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng
Cụ thể, dự thảo tờ trình đưa ra 8 mức phụ cấp như sau:
Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy ở trường đại học, cao đẳng, học viện, trường bồi dưỡng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh).
Đối với nhà giáo giảng dạy ở các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở đồng bằng, thành phố, thị xã; cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ các trường cao đẳng quy định tại mục 2.1); các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, áp dụng mức phụ cấp 30%.
Mức hụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại: Các xã khu vực 2 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng; Các khu vực 3 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới theo quyết định của Thủ tướng đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Thời gian hưởng 3 năm kể từ ngày được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý GD-ĐT và nhà giáo dạy môn chính trị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp dự kiến mức phụ cấp 40%.
Đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, áp dụng mức phụ cấp 45%.
Mức phụ cấp 50% dành cho nhà giáo giảng dạy tiểu học ở các xã khu vực 1, khu vực 2 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới. Mức 35% áp dụng với nhà giáo đang dạy trong các trường tiểu học khu vực còn lại.
Giáo viên mầm non công lập được dự kiến mức phụ cấp 70%.
Mức phụ cấp cao nhất là 100%, áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở các xã khu vực 3 thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo, xã biên giới.
Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Dự thảo tờ trình do Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ lập. Thời gian góp ý dự thảo từ nay đến ngày 9/1/2023. Thời gian dự kiến đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua là tháng 2/2023.
63 thầy cô quận Ngô Quyền, Hải Phòng được công nhận giáo viên giỏi cấp THCS Sáng 8/11 tại trường THCS Đà Nẵng, phòng GD&ĐT quận Ngô Quyền, Hải Phòng tổ chức tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS năm học 2022-2023. Kết thúc Hội thi có 63/66 giáo viên được công nhận đạt Giáo viên dạy giỏi cấp THCS Quận Ngô Quyền năm học 2022-2023. Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS quận Ngô...