Niềm vui của cô và trò Trường Tiểu học Võ Thị Sáu
Với cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị dạy học hiện đại, cô và trò Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Hải Phòng) đang nỗ lực để xây dựng trường học hạnh phúc.
Cuối năm 2020, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trường Tiểu học Võ Thị Sáu vui mừng, phấn khởi khi dãy nhà A 5 tầng được quận Lê Chân (Hải Phòng) đầu tư xây dựng mới với 6 phòng học và các phòng chức năng, nhà ăn… được đưa vào sử dụng.
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Lê Chân, Hải Phòng) được khoác lên mình tấm áo mới (Ảnh: Lã Tiến)
Trước đó, năm học 2018-2019, nhà trường đã được đầu tư xây dựng dãy nhà D cao 4 tầng với 6 phòng học.
Các phòng học tại dãy nhà được xây dựng mới đều được trang bị bàn ghế mới, giá sách, quạt, điều hòa, bảng thông minh, tivi…
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu vui mừng, cho biết: “Trong 2 năm học (2018-2019 và 2019-2020), nhà trường nhận được sự quan tâm, đầu tư của Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Lê Chân xây dựng 2 dãy nhà A,D.
Với việc được đầu tư lớn về cơ sở vật chất, từ chỗ nhà trường chỉ đủ điều kiện để cho số ít học sinh được học 2 buổi/ngày, thì nay học sinh từ lớp 1-3 đã được học 2 buổi/ngày”.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Viên cho rằng, nhà trường được đầu tư xây dựng khang trang góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, từng bước đáp ứng nhu cầu học tập, tìm kiếm tri thức của các em học sinh.
Đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đối với sự nghiệp trồng người, tạo niềm vui phấn khởi cho nhân dân khi gửi gắm con em học tập tại trường.
Video đang HOT
Điều đáng nói là, từ nay, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có thêm điều kiện để thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng dạy và học, từng bước xây dựng nhà trường trở thành trường học hạnh phúc.
Phóng viên ghi nhận một số hình ảnh tại nhà trường:
Ngôi trường Tiểu học Võ Thị Sáu nhìn từ trên cao (Ảnh: Lã Tiến)
Cơ sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang hiện đại, bảo đảm “xanh, sạch, đẹp” – (Ảnh: Lã Tiến)
Phòng học rộng rãi, thoáng mát với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt việc dạy và học – (Ảnh: Lã Tiến)
Chất lượng giáo dục của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu nằm trong tốp đầu của quận Lê Chân – (Ảnh: Lã Tiến)
Đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu giỏi chuyên môn, nghiệp vụ đã từng bước xây dựng thương hiệu nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Bếp ăn bán trú của nhà trường được xây dựng theo tiêu chuẩn bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (Ảnh: Lã Tiến)
Nhà ăn tại tầng 5 dãy nhà A được đưa vào sử dụng đã góp phần nâng tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày (Ảnh: Lã Tiến)
Nhà vệ sinh được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp (Ảnh: Lã Tiến)
Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Thường Xuân
Là huyện nghèo của tỉnh, tuy nhiên những năm qua huyện Thường Xuân đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
Tiết học của cô và trò Trường Mầm non Xuân Thắng.
Đến thăm Trường Mầm non Xuân Thắng đúng vào dịp cô và trò háo hức đón nhận trường đạt CQG mức độ 1. Cô giáo Bùi Thị Thu, hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Là xã vùng cao, với đa phần đồng bào dân tộc sinh sống, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, những năm qua, công tác xây dựng trường CQG luôn được huyện, địa phương và Nhân dân quan tâm. Thông qua các nguồn vốn, nhà trường đã được đầu tư xây mới 4 phòng học, 1 phòng chức năng, nhà hiệu bộ, khuôn viên, tường rào, trang thiết bị, với tổng giá trị gần 10 tỷ đồng, đảm bảo dạy, học và bán trú cho trên 300 học sinh.
Ngoài ra, bằng nguồn xã hội hóa nhà trường còn tu sửa một số hạng mục ở các khu lẻ, như: Én, Đót, Xem, với tổng giá trị gần 200 triệu đồng. Ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, trình độ của đội ngũ cán bộ, giáo viên ngày càng được nâng cao.
Đến nay, 100% cán bộ, giáo viên của nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Nhờ đó, chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng lên, hằng năm tỷ lệ huy động các cháu ra lớp luôn đạt 100%.
Ông Lâm Anh Tuấn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân, cho biết: Những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND và các cấp, các ngành luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác xây dựng trường CQG và coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của huyện nhà.
Đến nay, hầu hết các trường học ở các bậc học đã được đầu tư xây dựng khang trang, nhiều trường xây dựng được nhà bán trú cho học sinh. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, bằng các nguồn vốn từ Chương trình 135, 30a, nông thôn mới, Trái phiếu Chính phủ, các dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ và nguồn vốn sự nghiệp của địa phương, huyện Thường Xuân có bước đột phá về công tác xây dựng trường CQG.
Cơ sở vật chất được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, với gần 100 phòng học bậc mầm non, 11 nhà hiệu bộ, 12 bếp ăn một chiều, 17 khu giáo dục thể chất có mái che; đồng thời cải tạo và xây dựng mới một số hạng mục khác, như: cổng trường, tường rào, thư viện, khu vận động, khuôn viên, mua sắm trang thiết bị phòng học bộ môn, máy vi tính, với tổng kinh phí trên 152 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thường Xuân, trong giai đoạn 2011-2020, huyện Thường Xuân đã xây dựng được 38 trường CQG, nâng tổng số trường CQG trên địa bàn huyện lên 46/61 trường, trong đó có 12 trường mầm non, 18 trường tiểu học, 15 trường THCS, 1 trường THPT, đạt 75,4%, cao hơn tỷ lệ chung toàn tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện Thường Xuân, đa phần các trường học vẫn còn thiếu phòng chức năng, phòng bộ môn, nhà hiệu bộ, phòng thư viện, thiết bị, phòng y tế, bếp ăn một chiều, khuôn viên nhà trường, trang thiết bị dạy và học, bãi tập... ngoài ra, đội ngũ cán bộ, giáo viên còn thiếu, đặc biệt là bậc tiểu học, THCS, nhân viên phụ trách thiết bị thư viện... nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng trường đạt CQG.
Với mục tiêu đến năm 2025, đưa số lượng trường CQG trên địa bàn huyện lên 93,4% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thường Xuân lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025, trong thời gian tới Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu cho Huyện ủy, HĐND, UBND về công tác xây dựng trường CQG theo hướng tập trung, trọng điểm, đặc biệt là các trường được đưa vào kế hoạch xây dựng đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo các nhà trường tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường xây dựng một số hạng mục, như: khuôn viên, tường rào, nhà vệ sinh, cảnh quan sư phạm theo hướng khoa học, đảm bảo xanh - sạch - đẹp; xây dựng môi trường học tập an toàn và thân thiện...
CTGDPT 2018 làm thay đổi diện mạo giáo dục vùng cao Bắc Hà Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình GDPT) đã được triển khai trên toàn quốc. Và chỉ sau một học kỳ, có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực từ giáo dục vùng cao Bắc Hà (Lào Cai). GV chủ động và triển khai hiệu quả CTGDPT mới. Đ ồng bộ , sáng tạo nhiều giải pháp Năm học 2020-2021,...