Những yếu tố cần cân nhắc khi chọn trường quốc tế
Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, hàng nghìn du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới đã vội vã bắt những chuyến bay về nước trước khi những cánh cửa biên giới đóng lại.
Cân bằng giữa chất lượng đầu ra và tài chính gia đình với chương trình quốc tế song ngữ – VAS
Đến thời điểm này, khi chưa biết bao giờ đại dịch đi qua và các đường bay nối lại, nhiều du học sinh đã chọn chuyển về học trong nước.
Sôi động thị trường giáo dục ngoài công lập
Sự việc này mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các mô hình giáo dục chất lượng cao trong nước. Thực tế, thị trường giáo dục ngoài công lập tại Việt Nam khá sôi động, mang đến cho phụ huynh hàng chục sự lựa chọn ở mỗi phân khúc với chất lượng đầu ra tương đồng so với việc du học ở nước ngoài. TP.HCM hiện có 1.002 cơ sở giáo dục ngoài công lập, trong đó có 22 cơ sở giáo dục quốc tế được Sở GD-ĐT chính thức công nhận.
Ngoài học phí và chương trình học, uy tín và bề dày lịch sử của một tổ chức giáo dục cũng là yếu tố đáng cân nhắc. Sự kiện toàn về cấu trúc chương trình, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên và quản lý cấp cao chỉ có được qua nhiều năm kinh nghiệm vận hành. Phụ huynh có thể dễ dàng đánh giá quá trình phát triển của nhà trường thông qua việc mở rộng quy mô hoạt động, sự gia tăng số lượng học sinh và chất lượng đầu ra của học sinh sau khi tốt nghiệp.
Tiết kiệm ngân sách đầu tư cho giáo dục nhưng vẫn đảm bảo đầu ra cho con với chương trình quốc tế song ngữ
Bài toán kinh tế thời hậu Covid-19
Trong giai đoạn cả thế giới đang tiết giảm chi tiêu để phòng ngừa ảnh hưởng kéo dài do kinh tế trì trệ sau dịch bệnh, việc cho con theo học trường quốc tế hoàn toàn hay quốc tế song ngữ là một bài toán đường dài mà phụ huynh cần cân nhắc.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, chương trình giáo dục quốc tế được chia thành 2 loại hình chính: chương trình quốc tế hoàn toàn và chương trình đào tạo song ngữ. Cả hai chương trình đều được xây dựng theo tiêu chuẩn giảng dạy của Anh, Mỹ, Úc… trong đó phổ biến nhất là chương trình giáo dục phổ thông Cambridge.
Được đánh giá chất lượng bởi Hội đồng khảo khí quốc tế Cambridge (CAIE) với cùng bằng cấp đầu ra là chứng chỉ tú tài nâng cao AS/A Level, tuy nhiên chương trình giáo dục song ngữ Cambridge có mức học phí nhẹ nhàng hơn, chỉ từ 150 đến hơn 400 triệu đồng/năm.
TP.HCM có 18 đơn vị được công nhận trực thuộc Trường Cambridge, trong đó VAS có đến 8 đơn vị. Với hơn 2.000 học sinh đăng ký mới mỗi năm, VAS hiện là một trong những lựa chọn hàng đầu của phụ huynh TP.HCM.
Tầm quan trọng của tiếng Việt và văn hóa quốc gia
Một lợi thế vượt trội khác ở các trường quốc tế song ngữ mà phụ huynh cần cân nhắc là việc bổ sung cho trẻ vốn liếng tiếng Việt và các giá trị lịch sử, văn hóa, niềm tự hào dân tộc. Khi tri thức của thế giới được sang bằng, ý thức dân tộc và bản sắc quốc gia góp phần định hình nhân cách và sự khác biệt của mỗi con người. Việc thông thạo ngôn ngữ mẹ đẻ và hiểu biết về nguồn cội dân tộc cũng là ưu thế cạnh tranh cho các công dân toàn cầu tương lai khi trở về làm việc tại Việt Nam hoặc khu vực châu Á.
Ý thức dân tộc và bản sắc quốc gia góp phần định hình nhân cách và sự khác biệt cá nhân
Tại VAS, sự kết hợp hài hòa giữa đội ngũ giáo viên chất lượng, nhiệt huyết và tương đồng về văn hóa với học sinh từ chương trình giáo dục quốc gia và các giáo viên nước ngoài hàng đầu của chương trình quốc tế Cambridge mang đến cho học sinh những góc nhìn đa chiều, vừa giàu bản sắc dân tộc, vừa cởi mở thu nạp những nền văn hóa và tri thức phương Tây. Đây cũng là tiền đề giúp các em dễ dàng giao thoa văn hóa và thích nghi với lối sống, phương thức học tập mới khi đi du học.
VAS là hệ thống trường học có 16 năm kinh nghiệm giảng dạy chương trình song ngữ quốc tế với gần 9.500 học sinh từ mầm non đến khối 12 đang theo học tại 7 cơ sở. Trường cung cấp 3 lộ trình học tập chuẩn Cambridge đáp ứng nhu cầu, năng lực của học sinh và định hướng của các gia đình.
Tìm hiểu và thi xếp lớp miễn phí tại https://www.vas.edu.vn hoặc qua hotline 0911267755.
Các trường ngoài công lập: Nhiều giải pháp thu hút học sinh
Gần 2 tháng kể từ khi học sinh quay trở lại trường sau dịch Covid-19, về cơ bản, hoạt động quản lý, dạy học ở các trường đã đi vào nền nếp.
Đi qua những khó khăn, giai đoạn này, hệ thống các trường ngoài công lập đã dần ổn định trở lại, nỗ lực bứt phá, khẳng định thương hiệu, thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh tuyển sinh trong năm học tiếp theo.
Một tiết học bơi của học sinh Trường TH, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhanh chóng bắt tay vào công tác tuyển sinh
Nhớ lại thời điểm cách đây vài tháng, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, giáo dục ngoài công lập đã phải gánh chịu rất nhiều tổn thất. Nguồn thu giảm sút dẫn đến việc chi trả lương cho cán bộ, giáo viên gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, do tiềm lực hạn hẹp, có trường mầm non ngoài công lập còn phải cho cán bộ, giáo viên nghỉ không lương.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, trong 2 tháng qua, học sinh, trẻ mầm non đã quay trở lại trường, hoạt động của các trường ngoài công lập nói chung đã phục hồi trở lại. Bên cạnh việc ổn định đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhiều trường đã nhanh chóng bắt tay vào công tác tuyển sinh, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy và học.
Với Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông, TP Hạ Long, hiện tại, nhà trường đang tiếp tục duy trì đầy đủ, đảm bảo, đúng thời hạn như lương, bảo hiểm, các loại phụ cấp, ưu đãi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhờ đó, 100% giáo viên, nhân viên, người lao động của nhà trường đều đang ổn định cuộc sống.
Thầy Nguyễn Thế Phương, Phó Hiệu trưởng Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông cho biết: Trong giai đoạn trước khi có dịch Covid-19, tỷ lệ học sinh vào lớp học (học qua mạng internet) chỉ đạt từ 92 đến 97%. Tỷ lệ này chưa đạt tuyệt đối do cơ sở vật chất, thiết bị, tín hiệu đường truyền mạng hạn chế, điều kiện gia đình còn khó khăn, một số em không có smart phone. Tuy nhiên, hiện nay, tỷ lệ học sinh đến lớp đều đạt 100%.
Xe đưa đón học sinh tại Trường TH, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long.
Thời gian qua, trường luôn chú trọng xây dựng kế hoạch, rà soát các nội dung chuyên môn để đánh giá sát tình hình học tập, nắm bắt kiến thức thực tế của học sinh từ đó bổ sung, điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. Đồng thời, hàng ngày, nhà trường cũng theo dõi sát hoạt động dạy và học ở tất cả các khối lớp, chủ động, sẵn sàng giải quyết những tồn tại, khó khăn nảy sinh.
Tại Trường TH,THCS&THPT Lê Thánh Tông, việc tổ chức dạy học chương trình mới đang đảm bảo đúng tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT. Dự kiến, ngày 4/7/2020 kết thúc học kỳ 2, và nghỉ hè từ ngày 11/7/2020. Học sinh khối 12 đã hoàn thành chương trình và chuyển sang ôn thi tốt nghiệp THPT.
Công tác hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH, CĐ được thực hiện cẩn thận, cụ thể. Hiện, nhà trường đang tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh cho năm học 2020-2021, chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện để đón học sinh đến trường, vì đây là năm đầu tiên nhà trường có 3 cấp học từ tiểu học, THCS đến THPT.
Trường TH, THCS & THPT Lê Thánh Tông tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục khẳng định chất lượng
Một trường ngoài công lập nữa cũng đã hoạt động ổn định trở lại là Trường TH,THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP Hạ Long. Bà Vũ Thị Thùy Dương, Hiệu phó Trường TH,THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chia sẻ: Mấy tháng dịch Covid-19, học sinh học online, trường thu rất thấp, mỗi tháng, cấp tiểu học trường chỉ thu 120.000 đồng, cấp THCS thu 170.000 đồng, cấp THPT là 250.000 đồng.
Trong khi bình thường khi không có dịch, cấp tiểu học thu 590.000 đồng, cấp THCS thu 800.000 đồng, cấp THPT thu hơn 1,2 triệu đồng mỗi tháng. Khi đó, để có thể trả lương đủ cho cán bộ, giáo viên, trường phải thắt lưng buộc bụng, cố gắng rất nhiều.
Cơ sở vật chất Trường TH, THCS &THPT Lê Thánh Tông ngày càng khang trang, hiện đại.
Đi qua những khó khăn đó, hiện nay, nhà trường đã ổn định trở lại. Tỷ lệ học sinh tới trường luôn đạt trên 98%. Hoạt động của trường đã ổn định và đi vào nền nếp. Tâm lý của cán bộ, giáo viên cũng đã thoải mái, ổn định hơn trước rất nhiều. Các hoạt động chuyên môn, thao giảng dự giờ, chuẩn bị cho kỳ thi THPT đều được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chính xác, đúng quy định.
Hiện nay, tại Quảng Ninh có 50 trường ngoài công lập và khoảng 400 cơ sở mầm non tư thục là các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Với số lượng khá lớn về học sinh và cơ sở dạy học như vậy, các trường ngoài công lập của tỉnh cần tiếp tục có nhiều giải pháp thiết thực hơn nữa, chú trọng cả về quy mô trường, lớp, nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo thêm vị thế vững chắc trong hệ thống giáo dục của tỉnh.
Lựa chọn của phụ huynh quyết định hướng phát triển của thị trường giáo dục Một môi trường ổn định để con được phát triển lâu dài, đảm bảo chất lượng đầu ra mà vẫn đáp ứng điều kiện kinh tế gia đình trở thành những tiêu chí được cân nhắc hàng đầu. Tiết kiệm ngân sách đầu tư cho giáo dục nhưng vẫn đảm bảo đầu ra cho con với chương trình quốc tế song ngữ -...