Những vũ khí khủng Nga phao tin Việt Nam mua
Hợp tác quốc phòng Việt-Nga đã được nâng lên tầm chiến lược, và theo dự đoán của Nga, trong thời gian tới Việt Nam sẽ mua loạt vũ khí khủng của Nga.
Vũ khí đầu tiên theo dự đoán từ phía Nga mà Việt Nam có thể mua là tiêm kích thế hệ 4 Su-35: Theo phương tiện truyền thông Nga hồi tháng 7/2013 vừa qua đưa tin, hợp đồng cung ứng Su-35 sắp ký kết với Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường vũ khí trang bị hàng không Nam Á và Đông Nam Á.
Trước đó, Việt Nam đã từ chối hợp đồng 18 chiếc máy bay Su-30K, vốn được Nga sản xuất để đền bù cho Ấn Độ trong việc chậm tiến độ sản xuất loại Su-30MKI. Ban đầu, Việt Nam đã bày tỏ quan tâm đến lô hàng này, nhưng sau khi có tín hiệu Trung Quốc mua số lượng lớn máy bay Su-35, sự chênh lệch không quân đã bị thay đổi đáng kể, và Việt Nam đã dừng việc nhập Su-30K lại.
Theo phân tích của truyền thông Nga, nếu nhập tiêm kích Su-30K, Việt Nam có thể tăng cường đáng kể sức mạnh Không đối không trong hiện tại. Nhưng để phát triển tính kỹ chiến thuật trong tương lai, phát triển chiều sâu và hiện đại hóa sức mạnh quân đội thì Việt Nam phải tính tới những mẫu vũ khí hiện đại như Su-35, MIG-35…
Có thể thấy, mặc dù số lượng mua 24 máy bay Su-35 của Trung Quốc không lớn lắm, nhưng sẽ làm nảy sinh những hệ quả về địa-chính trị, thương mại và thị trường tương đối lớn.
Phía TQ bình luận rằng “để đối phó với thực lực tác chiến trên không ngày càng tăng của Trung Quốc, Việt Nam sẽ buộc phải mua sắm Su-35. Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu Su-35 sẽ tạo điều kiện tiên quyết cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của Nga tiến quân vào thị trường Đông Nam Á”.
Video đang HOT
Theo trang “Tin tức Hàng không” của Nga hồi năm 2012 đưa tin, Trung tâm Phân tích Mua bán vũ khí thế giới Nga dự đoán, những khách hàng tiềm năng của kế hoạch xuất khẩu PAK FA bao gồm các nước sau đây: Không quân Nga dự kiến sẽ đặt mua 200-250 máy bay chiến đấu, Ấn Độ dự kiến sẽ đặt mua 250 máy bay chiến đấu, Algeria (năm 2025-2030 dự kiến sẽ mua), Argentina (năm 2035 – 2040), Brazil (năm 2030 – 2035), Venezuela (năm 2027 – 2032), Việt Nam (năm 2030 – 2035), Indonesia (năm 2028 – 2032), Malaysia (năm 2035 – 2040)…
Theo phân tích trên, Việt Nam hiện nay đang là một khách hàng tiềm năng của Nga chỉ đứng sau Ấn Độ, theo dự đoán đến năm 2030 – 2035 Việt Nam sẽ có khoảng từ 12 đến 24 chiếc Sukhoi T -50 trong biên chế Không quân.
Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, hệ thống tiếp theo Việt Nam có thể mua từ Nga là hệ thống Krasuha-2. Thông tin trên được hãng tin Interfax-AVN cho biết hồi giữa tháng 9/2013, theo đó Bộ Quốc phòng Việt Nam đang xem xét khả năng mua một số hệ thống gây nhiễu thế hệ mới do Viện nghiên cứu NPO Kvant của Nga phát triển.
Interfax-AVN dẫn nguồn tin giấu tên trong cuộc đàm phán cho biết: “Một phái đoàn các chuyên gia quân sự của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang ở Novgorod để thảo luận với các đại diện của Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosobornonexport. Mục đích của chuyến thăm đã được lên kế hoạch tới tham quan Liên hiệp khoa học-sản xuất (NPO) Kvant – một trong những doanh nghiệp quốc phòng hàng đầu của Nga”.
Theo Kvant, phái đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ được công ty Nga trình diễn mẫu một hệ thống tác chiến điện tử tối tân nhất là 1L269 Krasuha-2. Các nhân viên của Kvant sau đó sẽ thực hành triển khai tác chiến với hệ thống này để trình diễn các chế độ thu, phát tín hiệu và gây nhiễu tín hiệu.
Trạm gây nhiễu chủ động đặt trên xe cơ động Krasuha-2 dùng để bảo vệ các khu vực lãnh thổ rộng lớn chống trinh sát, phát hiện bằng radar, cũng như chống các máy bay chỉ huy báo động sớm và máy bay không người lái… Đây là một trong những hệ thống gây nhiễu điện tử thế hệ mới vừa được Nga hoàn thành kiểm tra nhà nước trong năm 2009 và mới đưa vào trang bị với số lượng hạn chế.
Các chi tiết kỹ thuật của các hệ thống Krasuha được Nga giữ bí mật, chỉ biết rằng chúng được lắp trên khung gầm 4 trục BAZ-6910-022. Các hệ thống này do Viện nghiên cứu Gradient phát triển và sản xuất tại Liên hiệp khoa học-sản xuất Kvant. Tuy nhiên ông Gennady Kapralov – Giám đốc NPO Kvant cho biết thêm: “Chúng tôi đang cung cấp các thiết bị tác chiến điện tử mới cho Quân đội Nga. Chúng tôi sẽ cung cấp những thiết bị như vậy ra nước ngoài sau năm 2018″. Như vậy nếu việc đàm phán mua hệ thống Krasuha-2 thành công thì sớm nhất cũng phải sau năm 2018 Việt Nam mới có thể sở hữu hệ thống này.
Hệ thống vũ khí tiếp theo mà Việt Nam có thể mua là hệ thống Pantsir-S1. Thông tin trên đã được các phương tiện truyền thông Nga cho biết, theo đó Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thể hiện sự quan tâm đến những tổ hợp pháo tên lửa phòng không tiên tiến này.
Vào cuối tháng 3/2013, một vài nguồn tin quân sự Nga đã hé lộ về việc Việt Nam cử học viên sang Nga đào tạo chuyển loại, làm chủ trang bị vũ khí hiện đại trong đó có cả tổ hợp pháo tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1 tối tân.
Tổ hợp pháo tên lửa phòng không kết hợp Pantsir-S1 là một trong những sản phẩm quốc phòng “độc đáo” của Nga, nó có thể tiêu diệt hiệu quả đối với các mục tiêu tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, bom dẫn đường… trong phạm vi bán kính 20km.
Sở dĩ các chuyên gia Nga đưa ra nhận định Việt Nam sẽ mua hàng loạt vũ khí hiện đại nhất của Nga trong tương lai gần là bởi mối quan hệ Việt – Nga trong thời gian qua đã được nâng lên tầm chiến lược, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật – quân sự. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh hôm 5/8.
“Nga – là đối tác chiến lược ưu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự,” – Bộ trưởng nói với các phóng viên ITAR-TASS hôm 5/8. Trong những năm qua, quan hệ giữa Việt – Nga đã và đang phát triển trong một số lĩnh vực, bao gồm cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật – quân sự, điều đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai quốc gia và lợi ích của mỗi bên, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.
Theo Báo Đất Việt
Đề nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt
Ngày 24/7, tại Thủ đô Washington, Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tân Sang đã tiêp ba quan chức cấp cao của chính quyền nước chủ nhà gồm Bô trưởng Thương mại Penny Pritzker, Bô trưởng Nông nghiêp Tom Vilsack và Đại diên Thương mại Michael Froman.
Tại cuôc gặp, các Bô trưởng Hoa Kỳ nhân mạnh quan hê hai nước đang có những cơ hôi lớn đê phát triên mạnh mẽ trong thời gian tới và cam kêt sẽ thúc đây hợp tác nhiêu mặt với Viêt Nam, đặc biêt trong lĩnh vực kinh tê, thương mại, đâu tư.
Bô trưởng Thương mại Pritzker và Đại diên Thương mại Froman nhân mạnh quyêt tâm của Chính phủ Hoa Kỳ, cùng với các thành viên khác, đây nhanh tiên trình đàm phán đê có thê sớm hoàn tât Hiêp định Đôi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); hoan nghênh những tiên triên trong vòng đàm phán vừa qua giữa Viêt Nam và Hoa Kỳ tại Malaysia.
Bô trưởng Nông nghiêp Tom Vilsack đánh giá hợp tác nông nghiêp giữa hai nước có nhiêu tiêm năng và khẳng định sẽ thúc đây các chương trình hô trợ Viêt Nam xây dựng năng lực, đào tạo trong lĩnh vực nông nghiêp.
Chủ tịch nước Trương Tân Sang chúc mừng các Bô trưởng vừa nhâm chức trong nhiêm kỳ II của Chính quyên Tông thông Barack Obama và khẳng định Viêt Nam coi trọng hợp tác nhiêu mặt với Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước nhât trí vê tâm quan trọng của Hiêp định TPP đôi với quá trình liên kêt kinh tê khu vực, cũng như đôi với sự phát triên kinh tê của môi nước đồng thời nhân mạnh TPP cân phải là môt hiêp định cân bằng vì các mục tiêu phát triên và tính đên tính đa dạng vê trình đô phát triên của các thành viên.
Chủ tịch nước nhấn mạnh kinh tê, thương mại, đâu tư đã và đang là trọng tâm và đông lực của quan hê song phương; đê nghị Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, tránh áp dụng các rào cản thương mại đôi với hàng hóa nhập khẩu từ Viêt Nam nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam, cũng như quyền lợi của người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước nêu rõ những vụ kiện về bán phá giá hoặc trợ cấp đối với cá tra, basa và tôm đã ảnh hưởng tiêu cực đến hàng triệu nông dân Việt Nam cả về mặt kinh tế và xã hội, gây khó khăn cho việc tạo công ăn việc làm của nông dân, và nỗ lực xóa đói giảm nghèo tại các vùng nông thôn.
Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước đang phát triển và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam nâng cao năng lực thực thi các cam kết, trong đó tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chủ tịch nước cũng đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhân quy chê kinh tê thị trường của Viêt Nam, đông thời hai nước cân sớm thảo luân vê viêc xây dựng Hiêp định khung vê hợp tác nông nghiêp.
Các Bộ trưởng Hoa Kỳ ghi nhận tích cực ý kiến Chủ tịch nước và cam kết trong thời gian tới các Bộ ngành hai nước sẽ phối hợp chặt chẽ, trao đổi về những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm triển khai các thoả thuận giữa hai nước trên các lĩnh vực liên quan.
Theo Vietnamplus
Tổng tham mưu trưởng VN thăm Lầu Năm Góc Tổng tham mưu trưởng quân đội, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Đỗ Bá Tỵ vừa thăm Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 20/6, lần đầu tiên sau khi chiến tranh kết thúc gần 40 năm trước. Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ. Ảnh: TTXVN Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ được Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham...