Những việc cần làm ngay để triệt tiêu dạy thêm, học thêm tràn lan
Để giảm tải việc dạy thêm học thêm tiêu cực thì phụ huynh cần lên tiếng không nên sợ bị trù dập, đồng thời cần xây dựng ma trận đề thi chung cho các trường.
Trong bài viết Bộ nên xây dựng ngân hàng ma trận đề thi, kiểm tra dùng chung toàn quốc được đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, tác giả có nêu quan điểm về việc xây dựng ngân hàng ma trận đề thi chung cho toàn quốc. Theo tác giả, nếu thực hiện được việc này sẽ giảm được việc học thêm và dạy thêm, tránh được tiêu cực, góp phần đổi mới giáo dục thành công.
Liên quan đến đề xuất này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã có một số chia sẻ.
Dạy thêm cần có kiểm soát
Thầy Nguyễn Quốc Bình cho hay, việc dạy thêm và học thêm là nhu cầu chính đáng, tuy nhiên nếu chúng ta không kiểm soát một cách khoa học thì nó sẽ biến tướng.
“Thực tế hiện nay cho thấy, một số thầy cô thực sự vẫn chưa có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống nên việc họ dạy thêm nếu có sự ép buộc học sinh thì sẽ làm xấu đi hình ảnh của giáo viên trong mắt học trò, xã hội”, thầy Bình nhận định.
Thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Ảnh: NVCC)
Nhu cầu dạy và học thêm là nhu cầu tự nhiên, chính đáng của xã hội, không thể cấm hoàn toàn được. Tuy nhiên, chúng ta phải có biện pháp, kĩ thuật để điều tiết hoạt động này đi vào nề nếp hơn bằng biện pháp quản lí về hành chính.
Như tại Trung Quốc, Nhật Bản… thì cũng có việc dạy thêm nhưng họ quản lí rất chặt chẽ, ví dụ như ở Hàn Quốc thì họ có trung tâm để dạy thêm.
Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh cho rằng, trước mắt cần có những trung tâm để các thầy cô đến đăng kí dạy thêm, tuyệt đối không để giáo viên dạy thêm ở nhà thì sẽ tốt hơn. Còn nếu có thầy cô nào dạy ở nhà thì là hỗ trợ các em, không được phép thu tiền.
Xây dựng ngân hàng ma trận đề thi – kiểm tra sẽ giảm được học thêm
Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục cũng đã có công văn để giảm tải chương trình học khi thực hiện học trực tuyến, đối với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, là một đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nhà trường cũng quy định rất khắt khe về việc này.
“Giáo viên không được dạy thêm học sinh của mình, nếu nhà trường phát hiện thì cũng cho thôi việc. Trong thời gian dạy online thì nhà trường cũng nghiêm cấm việc tổ chức dạy thêm, học thêm cho các em.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề cho các em để phù hợp với trình độ năng lực học sinh, và theo đúng tinh thần của công văn 4040 của Bộ về giảm tải kiến thức cho học sinh trong quá trình học online. Việc ra ma trận đề tại nhà trường cũng được các thầy cô rất là hưởng ứng”, thầy Bình chia sẻ.
Trước thực trạng hiện nay nhiều trường công lập vẫn dạy thêm trực tuyến cho học sinh, có quan điểm cho rằng việc có ngân hàng ma trận đề thi sẽ giải quyết được vấn đề dạy thêm tiêu cực này, thầy Bình hoàn toàn ủng hộ việc này.
Video đang HOT
“Bấy lâu nay, việc các thầy cô căn cứ vào trình độ năng lực học sinh của từng trường mà ra đề, thậm chí có những bộ môn là giáo viên ra đề và tự chấm thi thì không khách quan.
Để có thể đánh giá chính xác, khách quan năng lực học tập của học sinh thì tôi ủng hộ thành lập kho đề thi chung. Việc xây dựng ngân hàng đề thi chúng ta hoàn toàn có khả năng làm được bằng nguồn đề từ giáo viên tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tiếc là chúng ta chưa làm được điều này”, thầy Bình nhận định.
Thầy Bình chia sẻ, ở nhiều nước, họ làm kho đề thi chung, có thể họ không tổ chức đại trà nhưng họ tổ chức một kì thi nào đó để có đánh giá trình độ, năng lực giảng dạy. Điều này cũng sẽ thúc đẩy việc dạy và học nghiêm túc hơn, bên cạnh đó là hạn chế bớt dạy thêm, học thêm.
Thực tế, cũng nhiều người lo ngại, ở nước ta, nếu Bộ Giáo dục làm kho đề thi chung cho cả nước thì sẽ không sát điều kiện với thực tế của từng địa phương. Vì thế, trước mắt là Sở Giáo dục của các tỉnh thành phố xây dựng ma trận đề thi – kiểm tra chung cho các cấp học, trong việc kiểm tra định kì (giữa kỳ và cuối kì) như vậy thì sẽ đảm bảo khách quan hơn trong việc đánh giá, kiểm tra.
Từ nguồn đề chung, Sở có thể chọn ra những bộ đề ngẫu nhiên, gửi cho các cơ sở nhà trường. Trường nào để xảy ra lộ đề thì xử lý người có liên quan thật nặng. Việc này làm không có gì khó khăn cả.
Việc áp dụng ma trận đề thi cũng là một cách để Bộ có thể đánh giá chất lượng dạy học thực sự của từng địa phương. Trên cơ sở đó, có những chính sách để hỗ trợ cho những địa phương khó khăn, tại những nơi vùng sâu vùng xa. Nơi nào chất lượng giáo viên còn chưa nâng lên được thì Bộ phải bồi dưỡng, khuyến khích, tìm giải pháp phù hợp.
Theo thầy Bình, để xây dựng ngân hàng ma trận đề thi cần có sự thống nhất chỉ đạo của Bộ, bên cạnh đó các tỉnh phải xây dựng ma trận đề cho địa phương của mình cho việc kiểm tra định kì. Thứ hai là phải xây dựng được nguồn ngân hàng đề, hàng năm có thể bổ sung thêm vào.
Ví dụ có hàng ngàn câu hỏi có thể tráo đi thì không lo học sinh có thể đoán được đề, từ đây các em sẽ phải học thực sự.
Để giảm tải việc dạy thêm, học thêm thì phụ huynh học sinh cũng cần phải lên tiếng.
Muốn loại bỏ việc dạy thêm, học thêm tiêu cực, thầy Bình cho rằng, chúng ta cần phải dần dần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cha mẹ học sinh cũng cần phải có tiếng nói thể hiện quan điểm, chính kiến của mình, không nên ngại việc thầy cô trù dập.
Bên cạnh đó, với những biện pháp kĩ thuật như việc xây dựng ngân hàng ma trận đề thì giáo viên cũng không thể trù dập học sinh được.
Vì vậy, xã hội nên tin tưởng vào các thầy cô giáo, còn nếu ai sai sót thì phải chịu trách nhiệm. Còn nếu điều gì đó không đúng với quy định, quy chế của ngành thì cha mẹ học sinh cũng cần lên tiếng trung thực, thẳng thắn và khách quan để các thầy cô nhìn nhận. Từ đây để giáo viên tự đánh giá lại mình, xem họ đã xứng đáng với sự tôn trọng của xã hội dành cho mình chưa.
Chia sẻ về vấn đề trên, Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục học Hà Nội) cho hay, nếu thực hiện việc thành lập “ma trận đề thi” chung thì vẫn khó có thể giảm tải được việc dạy và học thêm.
Ví như việc để vào trường chuyên, lớp chọn thì học sinh phải học thêm để thi đua tranh vào trường tốt. Chúng ta cũng từng có thời kì cấm việc có trường chuyên, lớp chọn nhưng người ta vẫn làm, vẫn chạy theo thành tích nên khó ở chỗ đó.
Tiến sỹ Tùng Lâm cũng nhận định việc các trường tự ra kho đề thi bao giờ cũng dễ, nó không phản ánh được mặt bằng chung của địa phương. Vì vậy, việc thực hiện “ma trận đề thi” thì vẫn là cần thiết và có thể do Bộ hoặc Sở đứng ra chủ trì đều được.
Nếu thực hiện kho đề thi chung thì đối với lớp 12 nên để Bộ Giáo dục ra đề, còn các khối khác thì nên để Sở thực hiện. Bởi lẽ Sở sẽ sát sao hơn với các trường, còn nếu Sở không thực hiện nghiêm túc thì khi Bộ làm chặt sẽ gặp khó khăn ngay.
Chủ biên SGK còn viết sách tham khảo, GV còn dạy thêm chính khóa, sáng tạo ở đâu
Có sách tham khảo sẽ có người mua, có giáo viên dạy thêm sẽ có học trò học thêm và điều tai hại nhất là nó đang bào mòn khả năng tự học và sáng tạo của học trò.
Từ nhiều năm nay, ngành giáo dục đã quá quen với cụm từ "dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực" và chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng đã đưa ra yêu cầu cần đạt là 5 phẩm chất và 10 năng lực đối với học sinh phổ thông.
Việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay nhưng có một thực tế mà những người đang công tác trong ngành giáo dục, những người đang quan tâm, theo dõi đến giáo dục nhiều khi phải chạnh lòng...
Đó là tình trạng sách giải bài tập, sách tham khảo ăn theo sách giáo khoa ở nhà trường đang được bán rất nhiều ở các nhà sách, bán online, bán trong trường học và nhiều tác giả các đầu sách này là tổng chủ biên, chủ biên sách giáo khoa của chương trình 2006 và cả chương trình 2018.
Một số thầy cô giáo thì dạy thêm cho học trò của mình, họ giải các bài tập trong sách giáo khoa, thậm chí có những giáo viên còn cho học trò "làm quen" với đề kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp.
Học sinh vì thế mà dựa vào những sách giải bài tập, những văn mẫu, bài mẫu có sẵn, những đáp án mà thầy cô dạy thêm nên mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò sẽ rất khó đạt được.
5 phẩm chất, 10 năng lực của chương trình mới không dễ đạt được - (Ảnh minh họa: TTXVN)
Văn mẫu, bài tập mẫu, dạy thêm đang bào mòn khả năng tự học, tự sáng tạo của nhiều học trò
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã thực hiện giảng dạy được 3 khối lớp, đó là lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là chương trình mới đang có rất nhiều thay đổi so với trước đây kể cả về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất và 10 năng lực của học sinh phổ thông. Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông hướng tới việc hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu, đó là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Chương trình cũng hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm:
Những năng lực chung, được tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Những năng lực chuyên môn, được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Như vậy, nhìn vào mục tiêu giáo dục của chương trình mới thì chúng ta thấy có nhiều thay đổi nhưng cách tiếp cận của một số tác giả, nhà xuất bản và những giáo viên dạy thêm thì không mới so với trước đây.
Nhiều tác giả viết sách giáo khoa vẫn miệt mài đưa ra thị trường những đầu sách đủ các chủng loại cho giáo viên và học trò...làm tư liệu. Mỗi đầu sách giáo khoa sẽ có nhiều cuốn tham khảo đi kèm, nhiều nhất là môn Ngữ văn.
Không chỉ có sách của của các nhà xuất bản lớn mà ngay cả một số Hội đồng bộ môn của Sở Giáo dục cũng biên soạn ra những đầu sách để giới thiệu đến giáo viên, học trò qua đường nội bộ.
Sách mẫu, bài tập mẫu, bám sát vào nội dung chương trình, sách giáo khoa, thậm chí có luôn lời giải nên học trò chỉ cần mua một vài đầu sách thì giáo viên dạy bài nào, dạng nào học sinh cũng có thể biết, có thể nắm được...đáp án.
Bên cạnh các loại sách tham khảo thì tình trạng dạy thêm hiện nay cũng là một chuyện đáng bàn đối với một số môn học được xem là quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Cấp tiểu học thì nhiều giáo viên dạy thêm môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông thì đến một nửa số môn học được giáo viên dạy thêm. Và, phần nhiều học sinh ở khu vực đô thị, ở những vùng có điều kiện đều tham gia học thêm.
Dạy thêm, học thêm không chỉ diễn ra trong điều kiện bình thường mà một số tỉnh hiện nay đang dạy trực tuyến vẫn xảy ra tình trạng này như thường.
Việc dạy thêm lâu nay chỉ cấm ở cấp tiểu học nhưng nhiều học sinh vẫn phải học thêm như thường. Cấp trung học phổ thông và trung học cơ sở thì chỉ cấm dạy thêm trái phép. Nhưng, dạy thêm có phép và trái phép chỉ là ranh giới mong manh khó phân biệt.
Đa số những giáo viên đang dạy thêm là dạy cho chính học trò chính khóa của mình.
Dù không phải là tất cả nhưng có rất nhiều học sinh đi học thêm chưa hẳn là các em cần học thêm mà vì học thêm để biết trước nội dung mà thầy cô dạy trên lớp, học thêm để biết trước nội dung đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ mà giáo viên sẽ cho học trò làm trên lớp.
Có sách tham khảo ắt sẽ có nhiều người mua, có giáo viên dạy thêm, ắt sẽ có học trò học thêm và điều tai hại nhất là nó đang bào mòn khả năng tự học và sáng tạo của một bộ phận học trò hiện nay.
Nhiều học sinh đang quá lệ thuộc vào tài liệu, vào việc học thêm
Chúng tôi cho rằng mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 dù chưa hẳn đã đúng hoàn toàn nhưng một phần nào đó đã phù hợp với điều kiện, bối cảnh giáo dục hiện nay.
Bởi, học sinh không thể mãi lệ thuộc vào kiến thức của người thầy, không thể cứ mãi tái hiện những lời thầy cô giảng vào bài tập, bài kiểm tra của mình và tất nhiên là không thể thụ động trong quá trình học tập.
Nhưng, với định hướng dạy học hiện nay của Bộ là giao nhiệm vụ cho học trò chuẩn bị bài trước, đến tiết học thì giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm chuẩn bị của mình. Sau đó, học sinh các nhóm nhận xét sản phẩm của nhóm bạn, thầy cô chốt lại vấn đề...là xong.
Nhưng, học sinh chưa học thì đâu phải em nào cũng biết để chuẩn bị nhiệm vụ mà thầy cô giao cho. Vì thế, phần lớn những đáp án này được học sinh chép từ sách tham khảo, chép trên mạng hoặc từ các bài học thêm của mình.
Chúng tôi cho rằng việc giao nhiệm vụ cho học trò chuẩn bị bài trước cũng là điều cần có nhưng không nên là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các bài học, các môn học. Bởi, giao nhiệm vụ cho học trò chỉ có thể phát huy được thế mạnh của một số ít em học giỏi còn lại phần lớn là các em chép ở đâu đó để đối phó với thầy cô.
Gian dối, hình thức trong giáo dục cũng có thể bắt đầu từ đây. Sách tham khảo, dạy thêm cũng có thể bắt đầu từ đây.
Phụ huynh thì mất tiền mua sách cho con, mất tiền cho con đi học thêm nhưng một bộ phận học sinh mất dần đi tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá mà lệ thuộc vào tài liệu, vào việc học thêm của mình. Vì thế, tính trung thực và trách nhiệm cũng không được chú trọng.
Sách mẫu, sách tham khảo, dạy thêm không hẳn là xấu nhưng cái chính là người lớn chúng ta chưa có những định hướng đúng đắn, cụ thể cho học trò, đôi khi lại còn xem học sinh là đối tượng để kinh doanh thì mục tiêu phát triển năng lực cho học trò rất khó để đạt được toàn diện.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cần giải pháp để thầy cô yên tâm toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho giáo dục Những năm gần đây, chế độ lương, phụ cấp của nhà giáo dần được cải thiện, thế nhưng nếu so sánh với mặt bằng của nhiều ngành nghề khác, thì lương nhà giáo vẫn ở mức thấp, nếu không làm thêm, nhiều người khó gắn bó được với nghề. Trong kỳ họp Quốc hội mới đây, vấn đề học thêm lại một lần...