Những vấn đề cần sớm giải đáp khi thay sách giáo khoa
Đã bước đầu yên tâm về lớp 1 sau một học kỳ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhưng các địa phương cũng đặt ra một loạt vấn đề cần sớm giải đáp để thực hiện tốt khi ‘thay sách’ các lớp tiếp theo.
Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới bắt đầu từ lớp 1 – ẢNH: NGỌC THẮNG
Ngày 2.2, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ 1 và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 với giáo dục tiểu học, trong đó tập trung bàn thảo về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 1 và những năm tiếp theo.Tăng từ 350 tiết lên 420 tiết tiếng Việt lớp 1 có hiệu quả ?
Tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đưa ra đánh giá ban đầu: Theo thông tin báo cáo từ cơ sở và thực tế kiểm tra, đã cho thấy có sự chuyển biến tích cực. Học sinh (HS) đã có thể đọc trơn một cách thuận lợi, một số em còn có thể đọc văn bản thành thạo. Báo cáo của các địa phương cho thấy kiểm tra định kỳ 2 môn toán, tiếng Việt đã đạt kết quả khá cao, khoảng 94 – 95% HS hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu.
Nếu địa phương nào có nhu cầu lựa chọn lại sách giáo khoa lớp 1 thì gửi đề nghị lên UBND tỉnh để lựa chọn lại theo quy định của Thông tư 25
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ
Ông Độ cho rằng kết quả này một phần là do trước đây chương trình thiết kế 350 tiết để học môn tiếng Việt cho HS lớp 1 thì chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới tăng lên 420 tiết, để HS được tăng cường năng lực ngôn ngữ, năng lực đọc – viết.
Cũng theo ông Độ, vì chương trình GDPT mới bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày nên đến nay không còn tỉnh nào để HS lớp 1 học 25 tiết/tuần mà đều học 2 buổi/ngày với mức độ khác nhau (với số lượng từ 26 – 35 tiết/tuần tùy điều kiện từng nơi – PV).
Lo không có nguồn tuyển giáo viên tiếng Anh, tin học
Tại hội nghị, nhiều ý kiến thẳng thắn bày tỏ lo ngại về việc điều kiện để thực hiện chương trình GDPT mới trong những năm tiếp theo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên (GV) dạy các môn tiếng Anh, tin học khi 2 môn này trở thành bắt buộc với HS lớp 3.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đề nghị Bộ GD-ĐT sớm ban hành thông tư hướng dẫn về nghiệp vụ sư phạm giảng dạy ở cấp tiểu học. Không chỉ môn tiếng Anh, tin học mà có thể tuyển cử nhân chuyên ngành sư phạm toán để dạy tiểu học hay không.
Cũng theo ông Hiếu, định mức giờ dạy của GV tiểu học hiện nay là 23 tiết/tuần. Nếu áp dụng định mức này với GV tiếng Anh, tin học thì sẽ rất vất vả và khó giữ chân được người giỏi các chuyên ngành dạy học ở tiểu học.
Ông Vũ Văn Trà, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng, nêu thực tế theo tính toán Hải Phòng đang thiếu rất nhiều GV tiếng Anh, tin học. “Chúng tôi đang lo là dù có chỉ tiêu mà không có nguồn tuyển GV. Do vậy Hải Phòng đang tính sẽ phải phối hợp, “đặt hàng” với một số trường ĐH để mở các lớp tạo nguồn”.
Ông Trà đề nghị Bộ cần đồng hành với các địa phương, có các đoàn làm việc với các tỉnh thành để rà soát các điều kiện thực hiện chương trình GDPT, trong đó có vấn đề đội ngũ GV.
Video đang HOT
Ông Trần Tuấn Khanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT An Giang, cho biết tỉnh đang thiếu rất nhiều GV dạy tiếng Anh tiểu học nếu triển khai bắt buộc 4 tiết/tuần. Ông Khanh cho rằng khi tuyển GV đang vướng về tiêu chí yêu cầu GV dạy tiếng Anh ngoài đạt chuẩn trình độ đào tạo còn cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ 2. Bên cạnh đó, ông Khanh đề xuất Bộ cho tuyển GV tiếng Anh không nhất thiết phải tốt nghiệp ĐH sư phạm ngoại ngữ mà có trình độ cử nhân tiếng Anh và có thêm chứng chỉ sư phạm, để có đủ nguồn tuyển.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, tiểu học (Sở GD-ĐT Phú Yên), cho biết hiện nay toàn tỉnh mới đạt tỷ lệ 1,27 GV/lớp ở tiểu học nếu trừ GV tiếng Anh và tin học trong khi tỷ lệ GV tối thiểu để dạy học 2 buổi/ngày là 1,5 GV/lớp. Nếu từ năm 2022, khi 2 môn học này trở thành bắt buộc từ lớp 3 thì quy định về tỷ lệ GV/lớp ở tiểu học có tăng lên không?
Có được thay đổi lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 ?
Việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) từ năm học tới cũng là vấn đề được nhiều lãnh đạo các sở GD-ĐT quan tâm. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho rằng thực hiện theo luật Giáo dục 2019 thì từ năm học tới việc chọn SGK sẽ giao quyền cho UBND cấp tỉnh thay vì cấp trường như với SGK lớp 1. Điều này cũng có thể sẽ tạo ra một luồng ý kiến khác nếu tỉnh lại chọn một bộ SGK khác, vì mong muốn chung là SGK phải ổn định, lâu dài. “Mong Bộ có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để không tạo sự lo lắng như vậy”, ông Quốc Anh đề xuất.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Trưởng phòng Giáo dục mầm non, tiểu học (Sở GD-ĐT Phú Yên), đặt giả thiết: Nếu một số cơ sở năm vừa rồi chọn SGK lớp 1 rồi nhưng sau đó trong quá trình giảng dạy thực tế mới thấy một số sách chưa phù hợp, ngữ liệu chưa hợp lý, họ muốn chọn lại thì thế nào?
Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Bến Tre cũng cho rằng thời gian để lựa chọn SGK phải trước năm học mới khoảng 5 tháng. Như vậy, tháng 3 năm nay phải hoàn thành công việc để Sở tham mưu với UBND chọn SGK lớp 2, lớp 6 mới đảm bảo thời gian, kế hoạch thực hiện.
Theo ông Nguyễn Hữu Độ, việc lựa chọn SGK năm nay sẽ thực hiện theo Thông tư 25 của Bộ GD-ĐT với thẩm quyền quyết định thuộc về UBND tỉnh, thay vì Thông tư 01 có thẩm quyền lựa chọn là các nhà trường. Nên nếu địa phương nào có nhu cầu lựa chọn lại SGK lớp 1 thì gửi đề nghị lên UBND tỉnh để lựa chọn lại theo quy định của Thông tư 25.
Liên quan đến việc chuẩn bị cho chương trình mới thực hiện ở lớp 2, ông Độ cho biết hiện các địa phương đã có danh sách GV dạy lớp 2 năm tới. Theo kế hoạch, SGK lớp 2 trước ngày 15.3 phải giới thiệu xong, trước 31.7 phải tập huấn xong để phát hành. Hai mốc thời gian này đề nghị các sở, nhà xuất bản phối hợp thực hiện tốt. “Bộ sẽ có kế hoạch kiểm tra, giám sát, chỉ đạo phù hợp”, ông Độ khẳng định.
Vững tin triển khai nhiệm vụ kép
Ngày 2/2, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 đối với Giáo dục Tiểu học năm học 2020 - 2021.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì Hội nghị.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tham dự và chủ trì Hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Vụ, Cục, Nhà xuất bản; HVQLGD... trực thuộc Bộ và 180 điểm cầu tại 62 địa phương trên toàn quốc.
Đối diện nhiều thử thách
Năm học 2020-2021, toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai CTGDPT cấp Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (CTGDPT 2018) đối với lớp 1.
Trong bối cảnh đặc biệt, giáo dục Tiểu học đã đối diện với nhiều khó khăn.
Theo ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học: Đối với HS, đặc biệt là HS lớp 1, do dịch bệnh Covid-19 nên HS Tiểu học ở nhà thời gian khá dài. Đặc biệt trước khi vào lớp 1 trẻ 6 tuổi chủ yếu ở nhà nên hầu như không được học chương trình MN cho trẻ 5 tuổi, không được học nhận biết mặt chữ, hướng dẫn các hoạt động làm quen học tập và chuẩn bị tâm lý, tinh thần trước khi vào lớp 1.
Mặt khác dịch bệnh Covid-19 nên năm học 2020-2021 HS các cấp học được tổ chức chính thức sau khai giảng 5/9/2020, không có 2 tuần làm quen nền nếp, tâm lí cho HS lớp 1 như các năm học khác... điều này gây khó khăn cho các trường TH và GV lớp 1.
Về phía GV, đặc biệt là GV lớp 1, do dịch Covid-19 nên việc triển khai tập huấn bị gián đoạn và ảnh hưởng nhiều đến tiến độ và chất lượng, hạn chế thời gian, ít được tương tác, thực hành về nghiệp vụ trước khi dạy học theo chương trình mới.
Bộ GD&ĐT và các địa phương đã nỗ lực thực hiện chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, thực hành trên môi trường mạng, vì vậy GV ít được tương tác với đồng nghiệp, có sự lúng túng bước đầu khi triển khai CTGDPT 2018 và SGK mới ở lớp 1.
Với CT, SGK có những điểm mới, giao quyền và trách nhiệm cho GV, nhà trường nhiều hơn. Song GV, nhà trường một số nơi chưa mạnh dạn thực hiện đổi mới, vẫn thực hiện theo cách cũ vì vậy có sự bị động khi thực hiện ở giai đoạn đầu năm học.
Về phía gia đình và xã hội, phụ huynh thường có tâm lý nóng vội, chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình; thường so sánh CT, SGK cũ và mới, đưa ra những nhận định, đánh giá chưa thật phù hợp và đầy đủ, gây áp lực cho HS, GV và nhà trường...
Dù đối diện với nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ học kì 1, song Bộ GD&ĐT nhận định: Đối với lớp 1, các địa phương đã tăng cường chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chức dạy học lớp 1 theo hướng dẫn Bộ GD&ĐT ban hành.
Qua triển khai chương trình ở một số địa phương cũng cho thấy các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn; GV dạy lớp 1 bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; nề nếp dạy học ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho HS lớp 1 đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo CT, SGK mới.
Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học báo cáo tổng kết tại Hội nghị
Đối với lớp 2 đến lớp 5, tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá HS; chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tiếp tục thực hiện rà soát lại nội dung CT, SGK đặc biệt là đối với các môn học bắt buộc theo hướng tinh giản những nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng lớp; tinh giản những nội dung trùng lặp trong môn học và giữa các môn học...
Tăng cường hiệu quả học kỳ 2
Hội nghị đã nhận được 10 ý kiến đóng góp xung quanh việc triển khai và kiến nghị từ các địa phương về vấn đề tăng cường cơ sở vật chất; thiếu GV một số bộ môn; cơ chế chính sách tuyển GV; xây dựng tài liệu giáo dục địa phương... Đại diện 6 cục, vụ, đơn vị chức năng trực thuộc Bộ đã giải đáp, tháo gỡ khó khăn thực tế cùng các địa phương.
Tổng kết Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá: Sau 1 học kỳ triển khai nhận thức toàn bộ hệ thống chính trị, đội ngũ CBQL, GV về CTGDPT mới, việc chỉ đạo đổi mới CTGDPT nói chung đã được nâng lên và có sự quan tâm sâu sắc của hệ thống chính trị nên triển khai bước đầu thuận lợi, đi vào nền nếp.
Hệ thống văn bản trong việc triển khai CTGDPT mới đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới CTGDPT; Đã có sự chuẩn bị kĩ càng đội ngũ GV. Có sự quan tâm tối đa đến HS lớp 1, dành và ưu tiên những gì tốt nhất cho lớp 1.
Với sự nỗ lực đó nên kết quả bước đầu đạt được khá cao. Ở môn Toán, Tiếng Việt, tỉ lệ HS đạt yêu cầu 94-95% sau kiểm tra định kỳ học kỳ I. Bước đầu việc triển khai CT, SGK lớp 1 đã đạt được mục tiêu đặt ra, HS đã tiếp cận với CTGDPT mới nhẹ nhàng, GV dạy phù hợp...
Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực thì vẫn còn tồn tại, khó khăn nhất định mà Bộ, các địa phương, nhà trường phải cùng nhau tiếp tục tháo gỡ, khắc phục như vấn đề SGK; việc bố trí HS lớp 1 học điểm lẻ, lớp ghép; tỉ lệ HS học ngoại ngữ tin học một số địa phương còn thấp, sĩ số HS ở một số trường học vẫn vượt 35HS/lớp...
Bước vào học kỳ II, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ yêu cầu các địa phương, nhà trường triển khai một số nội dung để đạt kết quả cao hơn.
Trước hết, cần quan tâm và đặt ra mục tiêu năm học an toàn trường học trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhà trường, GV tuyệt đối không chủ quan, cần tăng cường phòng, chống dịch.
Tiếp tục quán triệt sâu sắc NQ 29 của TW; NQ 88 của QH và những chủ trương về đổi mới giáo dục phổ thông; các văn bản chỉ đạo của Bộ...
Quan tâm thực hiện CTGDPT mới. Hiện nay các nhà trường đang triển khai song hành với 2 chương trình, lớp 1 thực hiện CTGDPT 2028 với việc chú trọng phát phẩm chất năng lực, lớp 2-5 thực hiện CTGDPT hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Cùng 1 trường nhưng triển khai 2 chương trình, 2 sự chỉ đạo... Do đó cần lưu ý việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng yêu cầu; tạo nền móng vững chắc cho các lớp và cấp bậc học tiếp theo...
Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 đối với Giáo dục Tiểu học năm học 2020 - 2021 diễn ra tại 180 điểm cầu ở62 địa phương.
Về bồi dưỡng giáo viên: Năm 2020 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên việc biên soạn tài liệu và tổ chức bị chậm trễ, dồn dập vào dịp cuối năm. Năm nay Bộ chỉ đạo quyết liệt, cố gắng đến cuối tháng 3 có thể phê duyệt tài liệu và tiến hành tập huấn các modul 4,5,9 cho giáo viên. Việc tổ chức tập huấn năm nay sẽ diễn ra trong hè để thuận lợi cho giáo viên.
Cùng đó cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Bộ đã ban hành TT về thiết bị tối thiếu lớp 1, 2, 6 và sắp tới ban hành danh mục thiết bị tối thiểu toàn cấp giúp địa phương chủ động xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu. Đề nghị các địa phương lưu ý dồn ghép trường lớp đảm bảo mục tiêu chất lượng...
Đối với việc chuẩn bị triển khai chương trình lớp 2, phải chuẩn bị tâm thế thật tốt cho GV; Đồng thời thực hiện tốt ciệc chọn SGK.
Kết thúc năm học sẽ tổ chức tổng kết triển khai thực hiện CT, SGK GDTP 2018 đối với lớp 1 để đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện; giải quyết những vấn đề bất cập (nếu có) xuất hiện từ thực tiễn, tìm ra các giải pháp để chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả CT, SGK GDPT 2018 ở cấp tiểu học. Do đó cần quan tâm, thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình lớp 1. Vấn đề mới, khó cần khắc phục ngay.
Vấn đề đổi mới công tác quản lý trường học cũng được Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh thực hiện trong học kỳ 2. Bởi khi thực hiện CTGDPT 2018 chuyển sang tiếp cận năng lực rất cần sự sáng tạo, đam mê yêu ngành nghề, tâm huyết của đội ngũ GV. Mà muốn GV sáng tạo, đổi mới cần có môi trường làm việc dân chủ.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng: Cần chuyển từ quản lý mệnh lệnh sang quản lý bằng cộng tác. GV và CBQL cần phối hợp công tác để tạo ra hiệu quả, sản phẩm giáo dục. Cần xây dựng cơ chế phối hợp, tạo ra môi trường, dân chủ, sáng tạo. Tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý cần đặt lên cao. Không thể việc đến đâu làm đến đấy mà phong cách và cách giải quyết công việc phải thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho GV trong việc sáng tạo và đổi mới...
Những thành tựu đổi mới, sáng tạo trong giáo dục Giai đoạn 2016 - 2020 là ngành giáo dục tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 và triển khai thực hiện nhiều định hướng, chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD và T) của ảng và Nhà nước. Giờ học của học sinh Trường tiểu học Khu đô thị Sài...