Những tựa game kinh điển một thời đã khiến “trẻ trâu” Việt thuộc làu mã cheat như bảng cửu chương
Với thế hệ game thủ 8x hay đầu 9x, những trò chơi đã trở thành một phần không thể quên của tuổi thơ tuyệt đẹp.
Ở một vài thời điểm trong bất kỳ một tựa game “Grand Theft Auto” nào, chúng ta đều là những công dân ngoan đạo, chơi theo đúng luật của thế giới ảo và tránh gây ra phiền phức ngoài ý muốn. Nhưng rồi sẽ có lúc ta cảm thấy chán nản và mới phát hiện ra một vài mã cheat thú vị để rồi sa ngã vào một con đường tội lỗi vô tận. Ta đã lạm dụng “sức mạnh thần thánh” này để bất chấp tất cả luật chơi của game, có bất tử tiền, bất tử máu, vô số vũ khí lợi, và tùy ý hủy bỏ số sao truy nã.
Tựa game chiến thuật thời gian thực kinh điển “Age of Empires” đã mang đến cho thế giới ảo rất nhiều đoạn mã gian lận thú vị và không thể nào quên được ví như Big Daddy. Tất nhiên đối với một sản phẩm có tính đối kháng cao thế này, hành động gian lận là khó có thể chấp nhận được, nhưng đâu có ai cấm ta sử dụng khi chơi một mình cơ chứ. Hoặc ít nhất đứa trẻ nào cũng muốn sài thử vài đoạn mã vì tò mò muốn được nhìn thấy ô tô bắn rocket trông ra làm sao.
Không chỉ có tính năng multiplayer hấp dẫn, dòng game “StarCraft” còn có một phần chiến dịch chơi đơn rất hay, lôi cuốn người chơi bằng một cốt truyện đậm tính khoa học viễn tưởng. Tuy nhiên các màn chơi chiến dịch chính này cũng không dễ dàng vượt qua, nên rất nhiều đứa trẻ thời xưa (bao gồm cả chúng ta) cũng đã từng phải nhờ cậy tới sự trợ giúp của những đoạn mã gian lận để đánh bại kẻ thù.
Cộng đồng game thủ chúng ta không còn xa lạ gì với Half-Life, một tựa game đi sâu vào ký ức tuổi thơ. Nó đã từng thống trị các phòng LAN, Internet ngày xưa bởi các bản chế độ deathmatch hay bản mod Counter-Strike nổi tiếng.
Cũng chính vì thế, cheat code trong Half-Life cũng trở nên phổ biến không kém và chính là nền tảng đầu cho những tựa game sử dụng cheat code thông qua một bảng điều khiển (console developer) dành cho nhà phát triển. Kích hoạt bằng dấu “~” mặc định và nhập các đoạn mã vào.
“Doom” là một trong những người đi tiên phong của thể loại FPS và nó có một độ khó khét tiếng, từng khiến cả một thế hệ người chơi phải nuốt nước mắt. Để phá đảo được tựa game này, không ít người chơi đã bỏ qua thể diện của một game thủ chân chính và sử dụng đoạn mã khiến nhân vật trở nên bất tử, tha đồ bắn hại kể địch mà chẳng phải lo lắng gì nữa.
“The Sims” là một trong những game mô phỏng cuộc sống nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cảm giác theo dõi một gia đình ảo sinh sống, cho ra đời hết thế hệ này đến thế hệ khác phải nói là rất thú vị, nhưng đôi khi như thế là chưa đủ. Người chơi năm xưa đã tìm đến rất nhiều bản mod để bổ sung thêm những tính năng gameplay mà sản phẩm gốc không hề có. Hơn nữa, trò chơi cũng có tồn tại nhiều đoạn mã gian lận giá trị như hóa tiền, thay đổi thời gian…
Thực ra nên gọi là Konami Code vì đây là mã ăn gian có thể sử dụng được ở rất nhiều tựa game của hãng Konami. Tuy nhiên thời Contra quá nổi tiếng và thịnh hành, hàng triệu game thủ đã sử dụng code này và ưu ái lấy luôn tên của game để đặt cho dòng lệnh.
Để kích hoạt, người chơi cần ấn đủ các phím theo thứ tự, thần chú quá nổi tiếng một thời chính là: “Lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, B, A và bấm Start” và ngay lập tức, số mạng trong Contra của người chơi sẽ gia tăng lên 30, quá thừa thãi để bạn có thể phá đảo tựa game này (tất nhiên là gà quá thì phải chịu :v).
Theo GameK
Choáng váng với tựa game bắn súng, kinh dị Prodeus, hậu duệ của Doom là đây chứ đâu
Trong trailer vừa ra mắt, tựa game FPS với phong cách đồ họa thập niên 90, Prodeus đã khiến game thủ "choáng váng"
Trong trailer vừa ra mắt, tựa game FPS với phong cách đồ họa thập niên 90, Prodeus đã khiến game thủ "choáng váng". Trailer này đem đến một lối chơi vô cùng bao lực với nhịp độ khá nhanh và... máu văng tung tóe
Prodeus : Reveal Trailer
Có vẻ như các game FPS theo phong cách thập niên 90 sẽ là xu hướng mới. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa những tựa game hiện đại như Wolfenstein 2: The New Colossus và những tiền bối cao tuổi như Ion Maiden hay Project Warlock. Và chúng ta sẽ có một tựa game với những hành lang đầy máu. Tôi từng nghĩ không hề có một tựa game retro FPS nào ấn tượng, cho đến lúc xem trailer Prodeus.
Nếu so sánh về mặt đồ hoạ, Prodeus sẽ nằm đâu đó giữa Doom, Duke Nukem 3D và Quake, tuy nhiên Prodeus vẫn nổi bật hơn đôi chút. Các kỹ thuật hiện đại thể hiện rõ qua hệ thống chuyển động của nhân vật. Ví dụ, ánh sáng và hình ảnh động chắc chắn sẽ "chuẩn" hơn hẳn so với các trò chơi truyền cảm hứng cho Prodeus.
Hai nhà phát triển, Mike Voeller và Jason Mojica nói rằng họ đã hình dung lại những game bắn súng cổ điển đồng thời sử dụng kỹ thuật dựng hình hiện đại. Họ mong muốn Prodeus có chất lượng của một "hậu bối" hợp thời nhưng không đánh mất cái chất của dòng game bắn súng thập niên 90.
Tôi rất vui khi ngoài Prodeus, chúng ta sẽ có rất nhiều game retro FPS ra mắt trong thời gian tới. Tất cả đều "học hỏi" từ các trò chơi giống nhau nhưng vẫn khác biệt đáng kể về tính thẩm mỹ cũng như hệ thống game. Điều này nói lên tính linh hoạt và đa dạng của bản gốc, một nguồn cảm hứng tạo nên sự phát triển. Nhịp độ game nhanh và mức độ bạo lực cao luôn là hai yếu tố chủ đạo, nhưng dưới con mắt và bàn tay của những nhà phát triển, chúng sẽ khác nhau rất nhiều.
Và tựa game Prodeus của chúng ta sẽ ra mắt vào năm 2019.
Theo GameK
Những tựa game có mức giá hấp dẫn trong đợt Autumn Sale của Steam Bạn là một người thường chờ các đợt sale của Steam để có mức giá tốt thì đây là bài viết dành cho bạn. Như vậy là đợt giảm giá đầu tiên của các ngày lễ lớn cuối năm là Autumn Sale trên Steam đã chính thức bắt đầu. Cũng không cần phải nói quá nhiều về những đợt giảm giá như này...