Những trường học ‘bất bình thường’ trên thế giới
Trường học không bảng, phấn. Đồng phục nam nữ như nhau. Học sinh thích gì học nấy và không phải thi… Những ngôi trường ‘bất thường’ lại khiến bao người ngưỡng mộ.
Ảnh: AP/East News
Không bàn ghế, lớp này cách lớp kia bằng… chân cột cầu, học sinh phải “chiến đấu” với tiếng ồn để nghe giảng bài… Đó là ngôi trường đặc biệt bên dưới gầm một cây cầu tàu điện ở Delhi (Ấn Độ).
Ngôi trường do người dân tốt bụng lập ra nhằm dạy học miễn phí cho những trẻ em là con của người nhập cư và người lao động có thu nhập thấp.
Đồng phục học sinh “ phi giới tính”
Ảnh: Japan Times
Thông thường, đồng phục học sinh tại các nước chia làm hai loại khác biệt cho nam và nữ. Nhưng một số trường tại Nhật Bản cung cấp cả những bộ đồng phục dành cho cả hai giới. Có nghĩa là dù học sinh đó là nam hay nữ thì cũng có thể mặc được loại đồng phục này mà không có bất kỳ sự kỳ thị nào.
Ngoài ra, tại nơi thường xuất hiện những trận động đất như Tokyo, học sinh phải đội một loại mũ bảo hộ đặc biệt khi đến trường.
Ảnh: Desigboom
Video đang HOT
Khoảng 70% diện tích Bangladesh thấp hơn 1m so với mực nước biển nên thường xuất hiện những trận ngập lụt vào bất kỳ thời gian nào trong năm.
Để đảm bảo tình hình học tập của học sinh, người dân nước này đã sáng tạo nên những lớp học và trường học nổi trên thuyền, bè. Những ngôi trường nổi này thường được cung cấp năng lượng từ các tấm pin mặt trời.
Cứ đủ 4 tuổi là đi học
Ảnh: Depositphotos
Khác với phần lớn trường học trên thế giới thường tổ chức nhận học sinh vào đầu năm học (tháng 9), trẻ em ở Hà Lan bắt đầu đi học khi vừa qua sinh nhật lần 4. Mục đích để cân bằng trình độ tư duy, nhận thức và sức khỏe của học sinh trong lớp.
Điều đó có nghĩa là bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có những lớp học mới.
Học sinh không bắt buộc phải đi giày, dép
Ảnh: Pixabay
Ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương như Úc và New Zealand, học sinh không bắt buộc phải đi giày ở trường.
Thông thường học sinh được yêu cầu mang giày dép khi đi học nhưng không bắt buộc phải mang chúng trong giờ học. Điều này cũng phổ biến ở một số công sở, thư viện, bảo tàng hay khu mua sắm.
Trường học chẳng khác nào công sở
Ảnh: Carpe Diem Preparatory Academy
Nếu lớp học trong suy nghĩ của bạn là những dày bàn ghế thẳng, tất cả học sinh ngồi hướng về phía bục giảng thì có thể sẽ bất ngờ nếu đến thăm trường Carpe Diem ở Ohio (Mỹ).
Ngôi trường này sắp xếp phòng học chẳng khác nào một công sở thường thấy, với những dãy bàn làm việc phân chia theo ô riêng, trước mặt học sinh là máy tính.
Mục đích là “giúp học sinh làm quen dần” với xu hướng phát triển công việc trong tương lai.
Trường mẫu giáo ngoài trời
Ảnh: Tawingo College
Không hề giữ trẻ em trong những căn phòng chật chội với bốn bức tường vẽ cảnh rừng cây giả tạo. Một số quốc gia như Anh, Mỹ, Czech xây dựng hẳn những ngôi trường mẫu giáo ngoài trời. Mục đích là để trẻ em cảm nhận rõ nét nhất vẻ đẹp thiên nhiên.
Đến trường bằng máy bay trực thăng
Ảnh: GoMad Nomad
Tộc người Nenets sống ở những vùng xa xôi của Bắc Cực. Khi con cái họ lớn sẽ được chuyển đến các trường nội trú do nhà nước quản lý tại thành phố lớn.
Phương tiện di chuyển của những học sinh này không phải xe buýt quen thuộc mà là máy bay trực thăng. Mỗi năm 2 lần, những chiếc máy bay này sẽ đưa học sinh đến trường vào đầu năm và đưa trở về làng vào cuối năm học.
Trường học trong mơ: không bài kiểm tra, không bài tập về nhà
Ảnh: Time Out
Tất cả học sinh trên thế giới có thể sẽ ghen tị với học sinh ở trường Brooklyn Free School (Mỹ). Với phương châm là giáo dục cho công bằng xã hội, ngôi trường này để học sinh “tự do” theo đúng nghĩa, tự do đến lớp, tự do lựa chọn bài học và tự do thể hiện sự dân chủ.
Trường Brooklyn Free School không có bài kiểm tra, không đặt điểm số hoặc bài tập về nhà. Học sinh thậm chí có thể tham gia vào việc quản lý trường nếu có số phiếu bầu cao.
MINH HẢI (Tổng hợp)
Theo tuoitre
Tận dụng hành lang để học sinh tập thể dục
Trên là một trong những chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM đối với các trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.
Học sinh trong giờ tập thể dục - BẢO CHÂU
Ngày 7.12, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố chương trình phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM về công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, các trường cần đẩy mạnh hoạt động thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ đi vào nề nếp, đảm bảo 100% học sinh tham gia thường xuyên theo quy định. Tận dụng tối đa các điều kiện hiện có của nhà trường để tổ chức đạt hiệu quả cao. Đối với các trường có diện tích hẹp, cần sử dụng phòng học, hành lang và sân trường để tổ chức cho học sinh luyện tập.
Các bài tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ có thể lồng ghép các bài dân vũ, aerobic, võ kết hợp trên nền nhạc tạo không khí tươi mới, hứng thú, thu hút học sinh tích cực tham gia.
Các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ các môn võ trong hệ thống giải thể thao học sinh thành phố, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tập luyện.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý những điều kiện cơ sở vật chất cơ bản để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD- ĐT, cho hay Sở sẽ tăng cường công tác kiểm tra đánh giá tình hình triển khai công tác giáo dục thể chất của các trường. Trong đó chú trọng đánh giá về kỹ năng, năng lực vận động, thái độ, thói quen tập luyện thể dục, thể thao ở trong và ngoài nhà trường của học sinh...
Theo thanhnien
Giáo viên bắt học sinh đánh bạn và những cái chết thương tâm Trường học không còn an toàn khi giáo viên đánh học sinh hoặc yêu cầu trẻ "đánh hội đồng" bạn. Nhiều em qua đời khi tuổi còn quá trẻ bởi tội ác trong môi trường sư phạm. Dù vụ việc xảy ra hồi năm 2017, câu chuyện Joy Wangari, học sinh trường Tiểu học Mukandamia ở huyện Laikipia, Kenya, vẫn khiến nhiều người...