Những thương hiệu dao làm bếp chất lượng nhất hiện nay
Dao là một dụng cụ thiết yếu và đa năng đối với những người làm bếp, mua và sử dụng loại dao có chất lượng tốt, an toàn là điều mà nhiều bà nội trợ Việt mong muốn. Dưới đây là một số thương hiệu dao nổi tiếng và uy tín nhất để bạn tham khảo.
Về dao F.Dick (Đức)
Friedrich Dick là hãng sản xuất dao chất lượng hàng đầu tại Đức, được nhiều bà nội trợ tin dùng và lựa chọn. Dao tạo sự cân bằng hoàn hảo từ trọng lượng đến hình dáng do được rèn từ một mảnh thép duy nhất. Bên cạnh đó, phần tay cầm của dao được thiết kế thông minh tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Hơn nữa, phần tay cầm này có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ được lưỡi dao rất chắc, thực phẩm hay chất lỏng cũng không thể len vào khu vực giữa thép và nhựa. Dao của thương hiệu Friedrich Dick có thể thỏa mãn nhu cầu sử dụng dao và phụ kiện nhà bếp của phụ nữ Việt.
Về dao Wusthof
Các sản phẩm dao của Wusthof có thể đáp ứng nhu cầu đó của các bà nội trợ việc chọn lựa một con dao chuyên dụng là rất cần thiết. Sản phẩm dao của thương hiệu này tốt lại thân thiện với môi trường, được sản xuất bởi đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Bên cạnh đó, sản phẩm dao được làm từ thép không gỉ 18/10 hàm lượng cac-bon cao tạo độ bền vượt trội, không bị gỉ sét tạo sự an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Dao được đúc liền thành 1 khối, cân bằng lực khi thái thoải mái tay cầm. Với thiết kế tay cầm thông minh, nâng đỡ toàn bộ dao, bạn sẽ dễ dàng trong việc cầm nắm, không bị mỏi. Sản phẩm này có 3 đinh tán ghim chặt khiến chuôi dao trở nên chắc chắn hơ rất nhiều.
Về dòng dao gốm Kyocera (Nhật Bản)
Video đang HOT
Một thương hiệu dao khác mà người dùng không nên bỏ qua đó chính là dòng dao gốm Kyocera. Lưỡi dao gốm cao cấp tại Nhật Bản được làm từ chất liệu Zirconia 206, đây là vật liệu cứng và mạnh nhất trong dòng gốm cao cấp hiện nay. Ngoài ra, lưỡi dao mỏng tạo lực mạnh hơn. Sạch sẽ, chính xác, cắt lực ít hơn, siêu sắc duy trì độ sắc gấp 10 lần so với dao thép hợp kim carbon cao. Trọng lượng sản phẩm siêu nhẹ, là sản phẩm bổ sung hoàn hảo cho việc thái cắt các loại rau củ quả và thịt (không xương), thái lát mỏng và yêu cầu độ chính xác cao trong thời gian dài.
Dao gốm Kyocera có độ trơ về mặt hóa học nên không ảnh hưởng đến bề ngoài hay hương vị của món ăn, sẽ không bị ăn mòn do các loại gia vị, dầu mỡ.
Chúc bạn chọn được chiếc dao ưng ý nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Theo vatgia.com
Bún cũ, bún thải trộn hóa chất 'biến' thành bún tươi bán ra thị trường
Hai cơ sở sản xuất bún tươi trong điều kiện mất vệ sinh, tái chế bún cũ bằng hóa chất...
Cơ sở sản xuất bún tươi Minh Hoàng trông nhếch nhác, mất vệ sinh ẢNH: THANH HƯƠNG
Ngày 9.1, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công an) tại TP.HCM phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 28 (Cục Quản lý thị trường TP.HCM), tiến hành kiểm tra hai cơ sở sản xuất bún tươi tại Q.Bình Tân (TP.HCM).
Tại cơ sở sản xuất bún tươi của bà Trần Thị Mỹ Loan (địa chỉ 221/1/1 đường Bình Thành, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân), lực lượng chức năng phát hiện việc sản xuất bún tiến hành trong điều kiện mất vệ sinh. Máy móc, dụng cụ sản xuất bún cáu bẩn, nhếch nhác.
Chủ cơ sở này không xuất trình được các loại giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy công bố an toàn về vệ sinh thực phẩm.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định mỗi ngày cơ sở này sản xuất từ 1,5 - 2 tấn bún thành phẩm
Cơ sở sản xuất bún tươi của bà Loan chật chội, mất vệ sinh ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Tại cơ sở sản xuất bún tươi Minh Hoàng (địa chỉ 352A, QL 1A, P.Bình Hưng Hòa B, Q.Bình Tân, TP.HCM) do ông Đỗ Thanh Minh (38 tuổi, làm chủ), lực lượng chức năng phát hiện rất nhiều bịch bún ôi thiu được cơ sở này gom về; đồng thời phát hiện hàng loạt bao hóa chất như chất bảo quản, hóa chất tẩy trắng bún, hóa chất tạo độ dai...
Cảnh sản xuất bún tại cơ sở Minh Hoàng . ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Chủ cơ sở thừa nhận sử dụng bột gạo, bún cũ, bún thải (bún do khách mua trả lại) cùng các loại chất bảo quản để... sản xuất bún tươi.
Mỗi ngày cơ sở này sản xuất khoảng 6 - 7 tấn bún, rồi đem bỏ sỉ tại một số chợ.
Bún cũ do khách hàng trả về được cơ sở Minh Hoàng tái chế sản xuất bún tươi ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Làm việc với cơ quan chức năng, ông Minh cũng không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Ông Minh đã chấp nhận chuyển hơn 1,3 tấn bún (gồm bún thành phẩm và bún cũ của khách hàng trả) làm thức ăn cho cá.
TIN LIÊN QUAN
Thu giữ hóa chất, bún mốc tại cơ sở sản xuất búnKiểm tra hóa chất tái chế búnXử lý vụ "dùng hóa chất tái chế bún"
Chất bảo quản dùng trong sản xuất bún tại cơ sở Minh Hoàng ẢNH: MẠNH TRƯỜNG
Cơ quan chức năng đã yêu cầu bà Loan và ông Minh tạm ngừng việc sản xuất cho tới khi có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ chứng nhận an toàn thực phẩm theo đúng quy định.
Theo TNO
Hà Nội: 169 trẻ em nhập viện vì ngộ độc thực phẩm Tối 16/11, đã có 169 trẻ (học tại Trường Mầm non xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh) phải nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Đông Anh và Bệnh viện Bắc Thăng Long do ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Mầm non xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, tối 16/11, ông Trần...