Những thuốc nào không được uống cùng trà xanh?
Uống thuốc cùng với nước trà xanh có thể gây tương tác bất lợi, làm tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm.
1. Uống thuốc trị mỡ máu statin với trà xanh có thể gây nguy hiểm
Các statin như atorvastatin, rosuvastatin hoặc simvastatin được sử dụng để giảm cholesterol. Những statin này đã được ghi nhận là có tương tác với trà xanh, có thể dẫn đến tăng nồng độ thuốc ở một số bệnh nhân. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như phá vỡ mô cơ nghiêm trọng (tiêu cơ vân) hoặc nhiễm độc gan.
Do đó, nên tránh tiêu thụ quá nhiều trà xanh và các sản phẩm trà xanh trong quá trình điều trị bằng các thuốc này.
Trà xanh có thể tương tác bất lợi với thuốc trị huyết áp.
2. Trà xanh làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu warfarin
Trà xanh với số lượng lớn có thể đối kháng tác dụng dược lý của warfarin và các thuốc chống đông máu liên quan khác, làm cản trở khả năng làm loãng máu của thuốc.
Lá trà xanh khô có chứa một lượng đáng kể vitamin K. Do đó, một lượng lớn trà có thể chứa đủ vitamin K để cản trở hoạt động của một số thuốc chống đông máu.
3. Không nên dùng trà xanh với thuốc trị huyết áp nadolol, lisinopril
Video đang HOT
Nadolol, lisinopril là thuốc trị tăng huyết áp. Trà xanh có thể làm giảm nồng độ trong máu và tác dụng của thuốc, khiến cho thuốc giảm hiệu quả điều trị. Cơ chế tương tác chưa được thiết lập, nhưng có thể liên quan đến việc ức chế sự hấp thu thuốc qua trung gian OATP1A2 trong ruột, bởi catechin trong trà xanh.
Dựa trên dữ liệu hiện có, bệnh nhân nên hạn chế tiêu thụ trà xanh và chiết xuất trà xanh trong quá trình điều trị bằng các thuốc này. Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu người bệnh có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào hoặc đang dùng các loại thuốc khác, bao gồm vitamin và thảo dược. Đừng ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà không nói chuyện với bác sĩ trước.
Ngoài ra, lượng kali trong chế độ ăn từ trung bình đến cao có thể gây tăng kali máu ở một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) như lisinopril.
Những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế ACE nên tránh dùng chế độ ăn có lượng kali cao hoặc vừa phải, cần đặc biệt chú ý đến hàm lượng kali trong các chất thay thế muối.
4. Trà xanh làm tăng tác dụng của thuốc trị bốc hỏa mãn kinh fezolinetant
Không nên sử dụng fezolinetant và trà xanh. Sử dụng các loại thuốc này cùng nhau có thể làm tăng nồng độ fezolinetant trong máu.
Ngoài ra, dùng đồng thời với các chất ức chế CYP450 1A2 như caffeine có thể làm tăng đáng kể nồng độ fezolinetant trong huyết tương. Do đó, không dùng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa caffeine (ví dụ sô cô la, cà phê, đồ uống cola, nước tăng lực, trà) với fezolinetant.
Điều gì xảy ra khi bạn uống trà xanh mỗi ngày?
Trà xanh đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng bạn chỉ nên uống 3-5 tách mỗi ngày.
Trà xanh là loại đồ uống được yêu thích hàng trăm năm nay ở nhiều nước. Tuy nhiên, một số người vẫn thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh hằng ngày và nên dùng bao nhiêu là tốt nhất.
Trà xanh là thức uống lành mạnh, có nhiều công dụng. Ảnh: Times of India
Có thể giảm viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại chấn thương và nhiễm trùng. Nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài, trở thành mạn tính có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường và ung thư.
Theo Eating Well, trà xanh có thể góp phần kiểm soát tình trạng viêm nhiễm nhờ giàu polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Nghiên cứu năm 2022 trên 40 người của Đại học Bang Ohio (Mỹ) cho thấy, chiết xuất trà xanh làm giảm lượng đường trong máu, giảm viêm ở cả người khỏe mạnh và người mắc hội chứng chuyển hóa.
Hỗ trợ chức năng não
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, kết hợp uống trà xanh cùng với chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện một số chức năng của não. L-theanine, một loại axit amin trong trà xanh, đã được chứng minh tăng cường trí nhớ và giảm lo lắng.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Neuropharmacology tiết lộ, những người hấp thụ 100mg L-theanine tập trung tốt hơn so với nhóm dùng giả dược. Hấp thụ 50mg caffeine hoặc kết hợp L-theanine và caffeine cũng cải thiện khả năng tập trung.
Có thể cải thiện đường huyết và mức cholesterol
Trà xanh chống lại bệnh tim bằng cách hỗ trợ cholesterol lành mạnh. Các nghiên cứu cũng chỉ ra trà xanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu năm 2018 công bố trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy trà dường như làm giảm cholesterol "xấu" nhờ có catechin, một loại chất chống oxy hóa.
Bạn có thể thêm lát chanh, lá bạc hà để tăng hương vị của trà. Ảnh: Timesnownews
Có thể giảm nguy cơ ung thư
Các chất chống oxy hóa trong trà xanh, đặc biệt là polyphenol, hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, yếu tố góp phần gây ra một số bệnh mạn tính và ung thư. Polyphenol có thể ngăn ngừa hình thành các gốc tự do gây tổn thương hoặc làm chết tế bào, dẫn tới giảm nguy cơ ung thư.
Ngoài ra, theo đánh giá năm 2019 được công bố trên tạp chí Y học, những người thường xuyên uống trà xanh có nguy cơ mắc ung thư vú thấp hơn 17%.
Rủi ro tiềm ẩn và ai không nên uống trà?
Trà xanh có lợi cho sức khỏe hơn nhiều so với đồ uống có đường nhưng bạn vẫn có thể phải đối mặt với các tác dụng tiêu cực nếu hấp thụ quá nhiều. Ví dụ, uống quá nhiều trà dễ dẫn đến thiếu sắt vì trà rất giàu tannin, có thể liên kết với sắt và ngăn cơ thể không hấp thụ sắt.
Do đó, những người thiếu sắt, thiếu máu nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn trà xanh.
Ngoài ra, những người gặp vấn đề khi hấp thụ caffeine cũng nên tránh trà xanh. Thay vào đó, hãy chọn các loại trà hoàn toàn không chứa caffeine, chẳng hạn như bạc hà và hoa cúc.
Lượng trà xanh nên uống
Trong trà xanh vẫn chứa caffeine. Tương tự các đồ uống có caffeine khác, hấp thụ quá nhiều trà xanh có thể gây ra các triệu chứng như lo lắng, bồn chồn, nhức đầu, buồn nôn, tăng nhịp tim hoặc khó ngủ.
Mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau với caffeine, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ khuyến cáo 10 tách trà xanh là giới hạn tối đa với một người khỏe mạnh.
Tác dụng của trà xanh sẽ không còn nếu bạn cho đường, sữa hoặc quá nhiều mật ong. Nếu muốn tăng hương vị, bạn có thể thêm một lát chanh.
Đối với hầu hết mọi người, ngưỡng an toàn là uống 3 đến 5 tách trà xanh mỗi ngày đủ để đem lại những lợi ích sức khỏe trên. Thời gian uống tốt nhất trong ngày là vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều để caffeine không ảnh hưởng đến giấc ngủ và 1 đến 2 giờ sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa.
5 loại nước cực kỳ tốt cho người tiểu đường, loại số 1 ai cũng cần Nếu như bạn bị tiểu đường hãy thường xuyên uống 5 loại nước này giúp hạ đường huyết vô cùng tốt. Nước lọc Với những người bệnh mắctiểu đườngnên uống đủ nước để cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua đường bài tiết nước tiểu. Thêm vào đó, việc uống nước lọc với lượng nhiều hơn 2 lít mỗi...