Những thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách
Bạn nên biết rằng một số loại thực phẩm có thể trở nên độc hại nếu chế biến sai cách, gây ngộ độc thức ăn và các vấn đề về tiêu hóa.
Gạo: Sau khi nấu chín, bạn không nên bảo quản cơm ở nhiệt độ phòng, vì cơm nấu chín rất dễ nhiễm các vi khuẩn gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn không ăn hết cơm ngay, bạn có thể bảo quản cơm trong túi bọc chân không.
Dầu ăn: Một số người có thói quen sử dụng lại một lớp dầu ăn nhiều lần. Đây là một thói quen xấu, có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn và gây các vấn đề về tiêu hóa.
Khoai tây: Giống như cơm, khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Bánh mì nướng: Bạn có biết rằng bánh mì nướng cháy có thể có hại cho sức khỏe? Sau khi được nướng cháy, bánh mì tiết ra một độc tố có tên là acrylamide. Chất này có thể gây khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.
Bắp rang bơ bằng lò vi sóng: Bạn nên bỏ ngay thói quen chế biến bắp rang bơ bằng lò vi sóng, vì bắp răng theo phương pháp này chứa một loại axit có hại cho cơ thể, thậm chí có thể gây ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.
Các loại rau giàu nitrate: Các loại rau giàu nitrate như cần tây, cải bó xôi hay củ cải đường có thể gây hại nếu được làm nóng lại sau khi đã nguội. Khi đó, chúng tiết ra chất carcinogen khiến thức ăn trở nên độc hại.
Video đang HOT
Thịt gà: Khi thịt gà nguội đi hoặc được bảo quản trong tủ lạnh, cấu tạo các protein trong thịt gà sẽ thay đổi. Nếu thịt gà đã nấu chín được hâm lại lần thứ hai, nó có thể gây các vấn đề về tiêu hóa và các vấn đề về sức khỏe khác.
Nấm: Nấm nên được ăn ngay sau khi chế biến, vì các protein trong nấm bắt đầu phân hủy ngay sau khi nấm được hái, do đó có thể gây hại cho dạ dày.
Tôm hùm: Sau khi tôm hùm chết, một số loại độc tố và vi khuẩn bắt đầu sinh sôi trên tôm. Do đó, trước khi chế biến tôm hùm, bạn cần luộc tôm hùm bằng nước nóng để tránh các vấn đề về tiêu hóa.
Trứng: Trứng nấu chín là một môi trường sinh sôi hoàn hảo cho các loại vi sinh vật. Do đó, bạn nên ăn trứng ngay sau khi nấu, tránh để bên ngoài quá lâu./.
Cách ngủ ngon không cần uống thuốc
Điều chỉnh nhiệt độ phòng, ăn một số loại hạt vào buổi tối... có khả năng giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Theo chuyên gia giấc ngủ Verena Senn (người Anh), lý do số một khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi trong ngày là chất lượng giấc ngủ kém.
Giấc ngủ bị gián đoạn hoặc thiếu ngủ có thể do cô đơn và thiếu tương tác xã hội. Tiến sĩ Senn giải thích, cô đơn dẫn đến mức độ căng thẳng cao, kích hoạt cortisol tăng đột biến. Đây là loại hormone khiến chúng ta luôn tỉnh táo.
Tiến sĩ Senn cũng tiết lộ sự cô đơn góp phần gây ra cảm giác lo lắng: "Não cảm nhận sự cô đơn và giãn cách xã hội là mối đe dọa nghiêm trọng, tương tự như cách cơ thể phản ứng với bất kỳ yếu tố bên ngoài có hại nào".
Ảnh minh họa: CNN
Giải pháp cho một đêm mất ngủ do cô đơn là tăng mức độ tương tác xã hội của bạn. Tiến sĩ Senn nói: "Hãy đảm bảo rằng bạn dành thời gian cho việc tương tác xã hội. Những người sống một mình nên tìm cách gặp gỡ mọi người ít nhất một lần một tuần".
Ngoài ra, bạn có thể làm một số điều dưới đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ:
Đừng căng thẳng
Tiến sĩ Senn giải thích: "Nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm do căng thẳng, hãy cố gắng đừng lo lắng về chuyện đó quá nhiều. Làm như vậy sẽ chỉ làm tăng cortisol và kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm của bạn, tiếp tục chu kỳ không bao giờ kết thúc đó".
Đọc
Đừng nằm trên giường với đôi mắt nhắm nghiền nếu bạn vẫn tỉnh táo, hãy cố gắng đánh lạc hướng bản thân để có thể thiếp đi.
Tiến sĩ Senn cho biết: "Hãy đọc sách trong ánh sáng vừa phải, dùng sách giấy, hạn chế thiết bị điện tử như máy đọc sách sẽ ngăn chặn việc sản xuất melatonin, hormone gây ngủ".
"Ngoài ra, bạn không nên đọc bất cứ thứ gì quá hấp dẫn khiến bạn tỉnh ngủ. Nhưng sách cũng phải đủ thu hút để tâm trí của bạn rời xa các mối lo".
Nghe
Nếu không thích đọc, bạn chỉ cần lắng nghe một điều gì đó. Tiến sĩ Senn nói: "Điều này khác nhau ở mỗi người, đó có thể là một cuốn sách nói với giọng đọc nhẹ nhàng hay bản nhạc thư giãn".
Thiền
Dù là người thích thiền định hay không, bạn nên thử giải pháp này nếu thực sự khó ngủ.
Tiến sĩ Senn lý giải: "Thiền được chứng minh có tác động tích cực đến các vấn đề về giấc ngủ, làm giảm nhịp tim, là kỹ thuật lâu đời giúp thư giãn tâm trí và cơ thể".
"Tất nhiên, thiền không phải là một giải pháp thần tốc. Bạn không thể thiền vài phút và kỳ vọng thiếp đi ngay sau đó".
Nhiệt độ
Dù bên ngoài có lạnh đến đâu, cũng đừng bao giờ để phòng quá nóng khi đi ngủ. Nhiệt độ tối ưu trong phòng ngủ khoảng 19 độ C.
"Làm mát cơ thể của chúng ta vào cuối ngày là phần quan trọng để bạn nghỉ ngơi", Tiến sĩ Senn nói. Tuy nhiên, khi bạn thức dậy, nhiệt độ phòng cần được tăng cao hơn.
Đồ ăn nhẹ
Ảnh minh họa: Legalsteroids
Những gì bạn ăn có thể quyết định bạn ngủ như thế nào. Một số món ăn sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
Tiến sĩ Senn cho biết: "Thoạt nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng có những loại thực phẩm thực sự có thể ru bạn vào giấc ngủ sâu và thư thái hơn. Trong số đó có trứng, kiwi và các loại hạt".
Những món ăn giàu protein này chứa một lượng nhỏ axit amin được gọi là tryptophan. Đây là tiền chất của các phân tử quan trọng khác trong cơ thể, bao gồm cả melatonin - hormone gây ngủ. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh nhịp sinh học, chìm vào giấc ngủ ngon lành.
"Một vài quả kiwi hoặc một ít lạc vào buổi tối sẽ giúp cơ thể sản xuất melatonin. Nhưng bạn không được ăn quá gần giờ đi ngủ dẫn tới khó tiêu hóa", chuyên gia Senn khuyến cáo.
Bé 1 tuổi tử vong sau khi ăn món trứng hấp vì bà nội bỏ thêm một thứ khi nấu 2 giờ sau khi ăn món trứng hấp, đứa trẻ bỗng nhiên có những biểu hiện bất thường: cậu bé liên tục khóc và bập bẹ nói đau bụng và đã tử vong không lâu sau khi đến bệnh viện. Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho...