Những thực phẩm giúp bạn mạnh mẽ hơn để chống lại bệnh tật
Khi phải phòng chống dịch bệnh Covid-19, cơ thể bạn cần các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại cảm lạnh hoặc virus.
Cơ thể bạn cần các chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống lại cảm lạnh hoặc virus – Ảnh minh họa: Shutterstock
Sau đây là những loại thực phẩm giúp bạn tăng sức đề kháng cho cơ thể trong thời gian cách ly xã hội, theo Live Strong.
1. Trà
Đặc biệt, cơ thể khi chống lại nhiễm trùng, rất cần giữ nước. Uống nước giúp mọi hệ thống trong cơ thể hoạt động tốt nhất, mang các chất dinh dưỡng cần thiết đến các tế bào và hỗ trợ trong việc loại bỏ vi khuẩn, theo Harvard Health Publishing.
Trà đen giàu flavonoid, chống viêm và tăng cường chức năng miễn dịch, theo Penn Medicine.
2. Mật ong
Mật ong chứa các đặc tính kháng virus và kháng khuẩn, chống ô xy hóa và kháng viêm, tăng cường mạnh mẽ khả năng miễn dịch, giúp sớm khỏi bệnh. Mật ong cũng có thể làm dịu cơn ho, theo Live Strong.
3. Tỏi
Tỏi có thể cải thiện hệ miễn dịch. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và có thể bảo vệ bạn khỏi mầm bệnh như vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Nghiên cứu còn cho thấy chiết xuất tỏi già có thể tăng cường chức năng miễn dịch của tế bào, từ đó, làm giảm cảm lạnh.
4. Nấm
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí của Đại học Dinh dưỡng Mỹ, cho thấy tiêu thụ nấm hương có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bằng cách gia tăng sản xuất kháng thể.
5. Trái cây có múi
Chứa đầy vitamin C tăng cường miễn dịch, cam quýt có thể giúp cơ thể tự chống lại một số bệnh nhiễm trùng.
Tốt nhất là tiêu thụ vitamin C thường xuyên như là một biện pháp phòng ngừa, theo Live Strong.
6. Gừng
Gừng dẫn đến phản ứng kháng thể mạnh hơn, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus, chuyên gia Moskovitz nói.
Video đang HOT
Gừng có thể tiêu diệt vi khuẩn và các mầm bệnh phổ biến, theo một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Phân tử Quốc tế.
Thực phẩm lên men có chứa men vi sinh có lợi cho đường ruột, giúp giữ cho hệ miễn dịch mạnh mẽ.
Ruột đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch, và men vi sinh rất giàu lợi khuẩn, tăng cường hệ vi sinh vật đường ruột.
8. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ là một trong những nguồn kẽm tốt nhất. Kẽm tăng cường miễn dịch rất mạnh mẽ. Cơ thể cần kẽm để sản xuất tế bào lympho T, là các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ.
Hàu chứa nhiều kẽm hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác, theo viện này cho biết.
9. Súp gà
Giàu chất chống ô xy hóa Carnosine và anserine, súp gà “làm loãng và làm sạch chất nhầy trong đường mũi”, tiến sĩ Pauline Jose, từ Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cho biết.
Hơn nữa, protein trong thịt gà giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để phục hồi, có thể giúp phục hồi bệnh tật, kể cả bệnh cúm, theo Live Strong.
Thiên Lan
[ẢNH] Những thực phẩm "đại kỵ" mà bệnh nhân đau dạ dày nên tránh
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Người bị đau dạ dày không nên ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men, rượu, bia hay cafe... là những thực phẩm mà bệnh nhân bị đau dạ dày nên tránh kẻo 'rước họa vào thân'.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, những bệnh nhân bị đau dạ dày cần hạn chế ăn đồ cay nóng
Đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày, tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên chọn thức ăn nhẹ, tránh gia vị cay như ớt, hạt tiêu...
Rượu, bia cũng được coi là một trong những đồ uống "đại kỵ" đối với bệnh nhân đau dạ dày. Không chỉ gây hại cho niêm mạc dạ dày, rượu, bia còn không tốt cho gan
Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế uống cafe. Nguyên nhân là do, cafe có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. Bên cạnh đó, caffeine có trong cafe cũng có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit, gây bệnh viêm loét dạ dày vô cùng khó chữa
Nhiều người cho rằng, sữa là thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày bởi khi bị cơn đau dạ dày "hoành hành", một ly sữa ấm sẽ khiến vùng bụng trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời
Khi uống sữa, lượng sữa trong dạ dày có thể thúc đẩy một lượng lớn axit tiết ra, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cấp tính, chúng ta không nên uống sữa vì nó có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu...
Nhiều người trong số chúng ta thường cho rằng cháo là thức ăn dễ tiêu, sẽ có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm
Vì cháo được nấu nhừ nên khi ăn, chúng ta không cần phải nhai nhiều. Bên cạnh đó, cháo chứa nhiều nước nên khi vào dạ dày, nó sẽ làm diện tích mở rộng ra, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày
Một số thực phẩm lên men như: Dưa muối, cà, giấm, mẻ... được coi là "đại kỵ" đối với bệnh nhân dạ dày
Điều này được lý giải là do, vị chua một số thực phẩm lên men kể trên sẽ kích thích việc tiết axit và các men tiêu hóa trong dạ dày nhiều hơn, khiến cơn đau càng trở nên tồi tệ. Thậm chí, việc ăn thực phẩm lên men một cách thường xuyên sẽ dễ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày
Theo các nhà khoa học, khi bị đau dạ dày, chúng ta không nên ăn đậu xanh
So với thịt gà, đậu xanh thậm chí còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Điều này gây áp lực cho dạ dày nếu phải tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng có trong đậu xanh trong khoảng thời gian ngắn, dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, đậu xanh có tính hàn, nên sau khi ăn loại đậu này, bệnh tình sẽ dễ tái phát hay trở nặng
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày
Chuối: Với khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép có trong dịch dày, chuối được coi là một trong những thực phẩm thân hiện với dạ dày
Ngoài ra, theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy
Do có tính axit nên nhiều người kiêng ăn sữa chua vì sợ nó làm tăng hàm lượng axit có trongc cơ thể, khiến tổn thương ở dạ dày. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhưng nồng độ không đáng kể so với axit có trong dịch vị. Do đó, nếu ăn với chế độ khoa học, sữa chua được coi là thực phẩm cực tốt đối với người bị đau dạ dày
Để tránh cảm giác nhàm chán đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn có thể kết hợp sữa chua với nhiều hoa quả khác nhau như chuối, dâu tây,...
Không chỉ là loại rau giàu chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện vóc dáng hay làm đẹp da, cải xanh còn được coi là thực phẩm cực thân thiện với dạ dày
Cải xanh là loại rau họ cải có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane, có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Trong một nghiên cứu trên động vật, chuột bị viêm dạ dày được cho ăn cải xanh. Những con chuột cho thấy sự cải thiện đáng kể vì giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho những người bị đau hay viêm loét dạ dày. Hoạt chất Curcumin có nhiều ở nghệ đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị, giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét
Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong. Kiên trì uống hỗn hợp này mỗi ngày để thấy sự cải thiện tích cực của những cơn đau
Kiều Phương (Tổng hợp)
6 món ăn "vàng" cho hệ miễn dịch nếu bạn ghét trái cây Nếu ghét trái cây, bạn vẫn có thể bổ sung các chất cần thiết để chăm sóc hệ miễn dịch qua các món ăn mặn thông thường. 1. Súp gà Nước dùng xương trong súp gà chứa nhiều collagen, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Khi được nấu, thịt gà còn giải phóng cysteine, một axit amin giúp ngăn ngừa viêm, chống lại...