Những thực phẩm giúp bài thải chất độc ra khỏi cơ thể
Một số thực phẩm liệt kê dưới đây có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch chất nhờn trong đường ruột, bài thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Nấm
Nấm có hiệu quả giải độc rõ ràng. Chẳng hạn như nấm mèo (mộc nhĩ), nấm trắng, nấm đông cô… Nấm rất giàu selen, vì vậy thường xuyên ăn có thể giảm huyết áp, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, cải thiện chức năng miễn dịch, kích thích tủy xương tạo máu, lọc máu, giải độc trong đường ruột…
Chất protein lỏng trong tiết lợn khi vào dạ dày sẽ được phân giải và tạo thành một chất có tác dụng nhuận tràng và giải độc. Chất này bám dính vào thành ruột, phản ứng với các độc tố kim loại và bài tiết ra ngoài.
Đậu xanh
Đậu xanh vị ngọt, tính mát nên được coi là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ mỡ trong máu hữu hiệu, chứa nhiều kali, ít natri giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp.
Nó đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, nhờ đó có thể dễ dàng đào thải độc tố trong ruột ra ngoài cơ thể, bảo vệ gan và giải độc.
Đường đỏ
Đường đỏ có chứa thành phần mật đường đặc biệt, có công hiệu giải độc mạnh, có thể dẫn xuất melanin dư thừa qua lớp chân bì, rồi bài tiết qua các mô bạch huyết trên toàn thân, ngăn chặn sự sinh thành melanin từ đầu nguồn.
Ngoài ra, đường đỏ còn có chứa các thành phần như carotene, riboflavin, niacin, axit amin, glucose… có tác dụng chống oxy hóa mạnh và chỉnh sửa đối với tế bào, có thể làm cho tế bào dưới da sinh trưởng nhanh sau khi giải độc.
Video đang HOT
Quả bơ
Lượng dầu omega-3 trong quả bơ giúp làm sạch đường ruột. Dầu Omega-3 hoạt động như một chất bôi trơn cho thành ruột và loại bỏ tất cả độc tố và chất thải của thức ăn.
Rong biển giúp điều trị xơ vữa động mạch, ngăn chặn cơ thể hấp thu các kim loại nặng như cadmium, chì, và loại trừ các nguyên tố phóng xạ ra khỏi cơ thể. Do độ ẩm cao trong ruột cao nên rong biển sau khi vào cơ thể có thể tạo thành một chất keo, giúp loại trừ các chất độc tố trong đường ruột ra ngoài cơ thể.
Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu vitamin E, vitamin B, carotene, cellulose nên nó có thể loại bỏ các cholesterol cũng như khắc phục tình trạng táo bón, phòng ngừa ung thư.
Chất xơ trong khoai lang sau khi vào ruột có thể làm sạch các chất thải trong ruột, tích hợp độc tố và chất độc bài tiết ra ngoài một cách thuận lợi.
Mật ong
Mật ong xưa nay là loại giải độc dưỡng sắc rất tốt, có chứa nhiều axit amin thiết yếu và vitamin. Ăn mật ong thường xuyên ngoài thải chất độc. Trong mật ong có chứa khá nhiều loại đường, sẽ lưu lại nước ở trong ruột khi được hấp thu vào cơ thể, giúp ích cho việc làm sạch ruột thải độc, nhất là khi bạn đói bụng.
Khi bụng đói mà ăn mật ong thì ruột sẽ nhu động nhanh nhất, nên bạn nên hòa mật ong vào trong nước hơi ấm để uống, nước quá nóng và quá lạnh đều sẽ phá hỏng cấu trúc dinh dưỡng của mật ong.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa chất keo thực vật có sức kết dính khá mạnh, có thể hấp thu các tạp chất còn lưu lại trong hệ tiêu hóa của cơ thể.
Mộc nhĩ cũng là loại thức ăn làm sạch ruột thải độc rất tốt, hơn nữa lại là loại gặp nước thì nở ra, nên sẽ mang lại cho ruột nhiều nước hơn. Song, với những người bị táo bón, nếu ăn mộc nhĩ sẽ gây khó khăn hơn trong vấn đề bài tiết.
Chanh
Hoa quả nhiều chất C rất hiệu quả trong việc làm sạch đường ruột, đặc biệt là chanh. Uống một ly nước chanh mỗi sáng giúp làm sạch và giải độc cơ thể.
Nước trái cây và nước rau tươi
Nước hoa quả tươi hoặc nước ép rau tươi khi vào cơ thể sẽ làm tăng độ kiềm trong máu. Nhờ đó mà máu có thể hòa tan các độc tố trong các tế bào và thải ra ngoài cơ thể theo đường bài tiết.
Để cơ thể thải bỏ các độc tố, bạn có thể ép 3 củ cà rốt với một củ cải đường với ngọn củ cải và dưa chuột. Vị ngọt từ cà rốt và củ cải đường làm cho ngon và làm mới và sẽ giúp đỡ loại bỏ độc tố ra khỏi hệ thống.
Theo Trí Thức Trẻ
5 món đồ uống dễ làm giúp giải độc cơ thể
Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ khiến bạn mệt mỏi, stress. Các loại đồ uống dễ làm dưới đây có thể giúp bạn giải độc thanh lọc cơ thể nhanh chóng.
1. Nước muối
Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, muối có thể chữa các chứng khí nghịch, tích đờm, giết trùng độc, tiêu phù thũng, sưng lở. Hơn nữa, nó còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu, kích thích tế bào khiến thể chất, tinh thần được phấn chấn, cơ thể có sức dẻo dai, bền bỉ.
Bạn có thể uống một cốc nước muỗi thật loãng vào buổi sáng. Tuy nhiên không được lạm dụng quá 6g muối/ngày vì chúng có thể làm phù thũng, hại thận, mất nước. Phương pháp này cũng chỉ khuyến cáo cho những người có sức khỏe bình thường.
2. Nước chanh
Chanh giàu vitamin C nên giúp thanh nhiệt. Vitamin C còn giúp cơ thể sản sinh ra glutathione - một hợp chất kích thích giải độc tố ở gan nên tống khứ chất độc ra ngoài cơ thể.
Để tăng cường cho tiến trình thanh lọc cơ thể, mỗi ngày hãy uống 1 ly nước chanh vào buổi sáng. Nhưng nên pha chanh bằng nước âm ấm bởi nếu pha bằng nước nóng sẽ làm phân hủy vitamin C, còn pha bằng nước lạnh sẽ không dậy mùi thơm của tinh dầu.
3. Trà hoa cúc
Theo Đông y hoa cúc có vị đắng, ngọt tính hơi hàn qui kinh can, tỳ, phế có tác dụng thanh can dưỡng huyết, thanh nhiệt giải độc.
Bạn có thể dùng hoa cúc khô hãm như trà rồi uống. Nhưng lưu ý những người bị huyết áp thấp không nên dùng nhiều loại trà này. Thay hoa cúc bằng atiso, hiệp dạ châu, bồ công anh bạn cũng thu được kết quả tương tự.
4. Nước đậu nành
Đậu nành giàu protein, isflavones, glyrosides. Vì thế đậu nành vừa là thức uống dinh dưỡng vừa giúp mát gan, giải độc.
Bạn có thể dùng nước đậu nành uống thay sữa mỗi ngày. Nếu chắc chắn đậu nành của bạn là sản phẩm sạch, bạn có thể uống sống để giữ được các thành phần dưỡng chất tốt nhất.
5. Giấm pha loãng
Ở Nhật Bản, uống giấm đã trở thành một thói quen khá phổ biến với: hơn 8% dân số thường xuyên uống và ít nhất 70% dân số thử uống giấm vào một thời điểm nào đó.
Uống dấm đặc sẽ kích thích dạ dày, gây đau viêm dạ dày, hạ huyết áp. Nhưng dấm loãng lại rất có ích. Trong dấm giàu acid amin, enzyme glycolytic và các acid béo chưa no nên chúng có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm mỡ trong máu, bài độc và duy trì sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột.
Mỗi tuần bạn có thể uống nước dấm 1-2 lần, nhớ là phải chọn dấm uy tín để tránh hại dạ dày. Mỗi lần nên dùng nửa muỗng canh pha với một cốc nước (khoảng 180-230ml).
Theo Trí thức trẻ
Bài thuốc chữa bệnh hay từ tỏi đen Tỏi cô đơn (tỏi một nhánh) sau khi lên men trong 60 ngày sẽ chuyển thành màu đen (nên gọi là tỏi đen). Ăn từ một đến 3 củ tỏi đen mỗi ngày hoặc ngâm rượu uống có tác dụng giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim... Tỏi sau khi lên men sẽ chuyển sang màu đen. Ăn trực...