Những thực phẩm giá rẻ mà người mắc bệnh gan không nên bỏ qua
Gan được ví như nhà máy xử lý toàn bộ các chất lưu hành trong máu và thải các chất độc ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi lượng độc tố vượt quá khả năng hoạt động của gan sẽ khiến gan bị suy yếu.
Gan là cơ quan nội tạng có kích thước lớn trong cơ thể. Gan nằm ở ổ bụng, ẩn bên trong lồng ngực. Gan có vai trò quan trọng đối với cơ thể, không chỉ là cơ quan chuyển hóa các chất, gan còn là “bộ máy” lọc chất độc của cơ thể. Bệnh lý về gan khiến chức năng gan suy giảm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe.
Người mắc các bệnh lý về gan cần xây dựng cho bản thân thực đơn ăn uống lành mạnh. Để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên ăn thực phẩm sau:
Người bệnh gan nên bổ sung những thực phẩm giàu đạm vào chế độ ăn như thịt, cá, trứng, sữa…Đây là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để tạo ra năng lượng giúp duy trì hoạt động sống và tránh tình trạng bị sụt cân..
Lượng protein từ cá và sữa bò rất tốt đối với người bị yếu gan vì chúng dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, trong sữa bò có chất béo thuộc loại khó tiêu hóa nên đối với những người gan yếu không nên uống nhiều sữa, mỗi ngày nên uống 1 cốc.
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả không chỉ ngon miệng, dễ ăn và còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung hàng loạt chất oxy hóa giúp ức chế sự tiến triển của bệnh gan, ngăn ngừa tình trạng ung thư..
Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào rất tốt cho hệ tiêu hóa, các vitamin khác giúp gan chuyển hóa tốt nên gan không phải gồng mình lên làm việc. Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh gan phải kể tới như bánh mì, bột mì, gạo tẻ, các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu tương…) vì chúng làm mát gan.
Video đang HOT
Bổ sung đủ nước
Nước có vai trò quan trọng giúp duy trì các hoạt động trong cơ thể. Một trong những điều tốt nhất cho gan là cần cung cấp đủ nước. Tập thói quen uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày từ các loại nước lọc, nước trái cây, sinh tố… Thói quen này giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu nước giúp gan làm việc hiệu quả hơn.
Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột, giúp hỗ trợ chuyển hóa thức ăn và chất dinh dưỡng tốt hơn. Bên cạnh đó, có tác dụng làm mát gan, ức chế sự hoạt động của virus gây hại. Do đó, nên ăn sữa chua mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trứng
Có nhiều ý kiến cho rằng nên kiêng trứng, nhưng trên thực tế lòng trắng trứng có chứa nhiều chất như methionin, eytein, eystin là các acid amin bảo vệ gan. Lòng đỏ trứng chứa nhiều chất béo nhưng chất béo này là phosphatidylcholin (lecithin) tốt cho gan.
Bên cạnh đó, trứng còn chứa lượng sinh tố nhóm B, nếu 1 ngày ăn 1 lòng đỏ trứng gà đáp ứng 1/3 nhu cầu vitamin của cơ thể. Như vậy trừ những người bị dị ứng với trứng, người bệnh viêm gan có thể cách ngày ăn 1 quả trứng luộc.
Các loại cá biển này bổ sung nguồn chất béo cần thiết đối với cơ thể mà thân thiện với lá gan và sức khỏe tim mạch. Phải kể tới như cá thu, cà ngừ, cá mòi…chứa acid béo và omega 3 đều rất tốt cho gan là làm chậm quá trình ung thư hóa gan.
Các loại hạt khô
Các loại hạt khô như hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương…là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Đây là dưỡng chất được nghiên cứu có thể giúp chống lại bệnh gan nhiễm mỡ.
Trà xanh
Đây là thức uống khá phổ biến ở nước ta, trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa là catechin rất tốt cho gan, giúp bảo vệ gan và chống lại một số dạng ung thư. Lượng catechin nhận được sẽ nhiều hơn nếu bạn tự pha trà và uống lúc còn nóng. Trà đá và trà xanh pha sẵn có mức độ chất này thấp hơn nhiều.
Cô gái 27 tuổi phát hiện mắc bệnh gan giai đoạn cuối vì mỗi ngày đều uống loại trà dưỡng nhan, bồi bổ sai cách
Dù không uống rượu bia hay hút thuốc lá nhưng cô Lương (27 tuổi, Trung Quốc) lại được chẩn đoán mắc bệnh gan giai đoạn cuối.
Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người vẫn cho rằng mắc bệnh gan liên quan mật thiết đến việc uống rượu bia hay hút thuốc lá. Nhưng trên thực tế, nguyên nhân gây ra bệnh gan không chỉ xuất phát từ 2 nguyên nhân này mà còn do chế độ ăn uống không lành mạnh của con người, cô Lương, 27 tuổi (Trung Quốc) là một ví dụ rất điển hình.
Cô Lương là người không bao giờ uống rượu, nhưng khi đi khám sức khỏe cách đây vài ngày thì cô phát hiện ra mình đã mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Tin này khiến cô không thể chấp nhận được, không hiểu tại sao mình không uống rượu hay hút thuốc lá mà lại mắc phải căn bệnh quái ác này?
Sau đó, trong quá trình trao đổi với bác sĩ, cô Lương nhận ra nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gan của mình là do món trà gừng mà cô thường uống.
Cô Lương từ nhỏ đã biết uống trà gừng thường xuyên rất tốt cho cơ thể, vừa có tác dụng dưỡng nhan vừa mang lại công dụng bồi bổ cơ thể. Do đó, mỗi khi đi chợ về cô đều mua một ít gừng về để ở nhà, tuy nhiên gừng để lâu ngày bị thối, nấm mốc, tiếc của cô cũng không vứt đi mà gọt bỏ chỗ thối rồi tiếp tục dùng để pha trà.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gan của cô Lương. Thực tế, gừng nói riêng và các loại thực phẩm nói chung khi bị thối, nấm mốc sẽ sinh ra một chất độc được gọi là aflatoxin. Từ lâu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp chất này vào nhóm các chất gây ung thư hàng đầu cho cơ thể, chỉ cần 1mg aflatoxin đi vào cơ thể có thể gây ra bệnh ung thư, nếu ăn vào lượng lên đến 20mg thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Đối với gan, nếu uống lâu ngày, gan chắc chắn sẽ bị phá hủy và cuối cùng khiến các tế bào bị ung thư, do đó, thực phẩm mốc trong nhà phải được vứt bỏ kịp thời.
Ngăn ngừa bệnh gan, tránh xa 2 loại thực phẩm
1. Hoa quả mốc
Sau khi trái cây bị mốc cũng sẽ sinh ra độc tố aflatoxin, độc tố này rất dễ gây ung thư, chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư cho cơ thể người, vì vậy thực phẩm bị mốc không thể tiếp tục được. Nếu phát hiện ra thì phải vứt ngay.
2. Đồ nướng
Nói chung, đồ nướng khi nướng sẽ cho nhiều muối, điều này làm cho đồ ăn chứa nhiều nitrit, nitrit khi vào cơ thể người sẽ tạo ra amoni nitrit, chất này có hại cho cơ thể người. Sau một thời gian dài nướng sẽ sinh ra chất gây ung thư có tên là benzopyrene, do đó, việc nướng thịt thường xuyên rất dễ gây ung thư cho cơ thể.
Dinh dưỡng và chăm sóc giảm nhẹ cần thiết với người bệnh ung thư Có đến 30% bệnh nhân tử vong do suy kiệt cơ thể trước khi tử vong do ung thư (UT). Dinh dưỡng (DD) có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả điều trị của người bệnh UT. Do vậy hỗ trợ DD cho người bệnh UT có ý nghĩa quan trọng trong việc hồi phục tình trạng suy DD,...