Những thực phẩm dễ tìm giúp giảm đau do chuột rút
Khoai lang, rau lá xanh, dưa hấu… là những thực phẩm có thể giúp giảm đau do chuột rút.
Chuột rút có thể xảy ra với nhiều người, đặc biệt với những người luyện tập thể dục và phụ nữ mang thai. Nếu tiêu thụ thực phẩm phù hợp có thể giúp phòng ngừa tình trạng này.
Theo The Health Site, những thực phẩm dưới đây có thể giúp phòng ngừa căn bệnh chuột rút và giảm đau nếu mắc phải:
Ăn khoai lang có thể giúp làm giảm đau do chuột rút. Ảnh: NV
Khoai lang
Khoai lang chứa nhiều kali, magiê và canxi, những chất này có thể giúp làm giảm đau cơ. Ngoài ra, trong khoai lang cũng chứa lượng nước cao giúp giữ nước cho cơ thể.
Chuối
Cũng giống như khoai lang, chuối có chứa kali, canxi và magiê có thể giúp giảm đau cơ. Các chuyên gia khuyến cáo nên ăn chuối sau khi tập thể dục để tránh tình trạng chuột rút.
Dưa hấu
Dưa hấu là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và nước. Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp natri, magiê và canxi cao nên có thể giúp giảm đau do chuột rút sau khi tập luyện.
Rau lá xanh
Rau xanh là một trong những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, những loại rau này cũng có thể giúp tránh tình trạng chuột rút cơ bắp.
Video đang HOT
Đậu
Đậu là nguồn cung cấp chất xơ phong phú cho cơ thể, chúng có thể làm giảm chứng chuột rút, kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol xấu.
Chúng ta có thể bổ sung một số loại đậu như đậu lăng, đậu xanh… vào bữa ăn tối hoặc bữa ăn nhẹ sau khi tập thể dục để ngăn ngừa chuột rút.
Ngừa ung thư từ những thực phẩm nhà nào cũng có
Các loại rau lá xanh, bí ngô, khoai lang, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cam, quýt... đều chứa những dưỡng chất quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư.
Dưới đây là 7 chất dinh dưỡng quan trọng trong thực phẩm đã được chứng minh có tác dụng phòng ung thư:
Chất xơ
Nguồn cung cấp hàng đầu: Các loại đậu như đậu khô, đậu Hà Lan và đậu lăng; bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc nguyên cám, táo, đậu xanh.
Nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Thực phẩm có chất xơ cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác, như bệnh đái tháo đường tuýp 2 và giúp giảm lượng đường và cholesterol trong máu. Nó cũng có thể đóng một vai trò trong duy trì cân nặng.
Vitamin A
Nguồn cung cấp hàng đầu: khoai lang, rau xanh, bí ngô và bí mùa đông, ớt đỏ.
Các thực phẩm này có chứa một nhóm chất phytochemical - như beta và alpha carotene. Cơ thể bạn chuyển đổi chúng thành vitamin A.
Vitamin này rất quan trọng đối với sức khỏe của mắt, chức năng miễn dịch và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Nó cũng có thể ức chế các tế bào ung thư trong cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ carotenoids cao hơn làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, điều này có thể là do tiêu thụ rau quả cao hơn nói chung.
Folate
Nguồn cung cấp hàng đầu: rau bina, măng tây, cải Brussels, rau diếp Romaine, bơ, đậu khô và đậu Hà Lan
Folate là vitamin cần thiết để tạo DNA và cho các tế bào phân chia. Vitamin này giúp DNA của chúng ta khỏe mạnh và giữ cho các gene chống ung thư được kích hoạt.
Bạn có thể đã nghe nói về axit folic. Nó là dạng bổ sung folate trong chế độ ăn uống.
Vitamin C
Nguồn cung cấp hàng đầu: ớt, cam quýt, kiwi, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải, khoai tây
Vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách bảo vệ tế bào DNA khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do. Nó cũng có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự hình thành các hợp chất gây ung thư như nitrosamine (được tìm thấy trong thịt chế biến sẵn) trong cơ thể.
Vitamin C rất quan trọng giúp chữa lành vết thương và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Nếu bạn ăn một loại thực phẩm có chứa vitamin C, nó sẽ giúp bạn hấp thụ chất sắt trong thực phẩm thực vật như đậu khô.
Magie
Nguồn cung cấp hàng đầu: Hạnh nhân, hạt điều, rau bina, sữa đậu nành, đậu edamame, đậu đen
Magie có vai trò rất quan trọng để sửa chữa DNA, kiểm soát sự phát triển của tế bào và lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều magie có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Điều này cũng có nghĩa là giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư thận, tụy và đại trực tràng. Lý do vì những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Vitamin K
Nguồn cung cấp hàng đầu: Các loại rau lá xanh như cải rổ (collards), rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp
Vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và giúp xương khỏe mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K có xương chắc khỏe hơn những người ăn ít.
Kali
Nguồn cung cấp hàng đầu: khoai lang, đậu (trắng, đậu nành và đậu lima), khoai tây trắng, chuối, rau bina, cà chua, cam
Kali rất quan trọng giúp huyết áp khỏe mạnh. Nó giúp duy trì sự cân bằng với natri để huyết áp ở trong phạm vi bình thường. Kali cũng đóng một vai trò trong việc xây dựng cơ bắp và kiểm soát cơ thể cân bằng axit-bazơ.
Hà An
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ/dantri
Nắng nóng khắc nghiệt, người dân dễ mắc bệnh gì? Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị - đã đưa ra khuyến cáo về những bệnh lý thường gặp khi nhiệt độ môi trường tăng cao....