Những thói quen xấu khiến bạn mắc thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ là người từ 40 đến 50 tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hóa có người ở độ tuổi 25-30.
Vậy, những yếu tố, thói quen nào dẫn đến nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ?
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng xảy ra do các đĩa đệm cột sống cổ mất nước và co lại, dẫn đến những biến đổi bệnh lý của xương và khớp quanh đó, bao gồm cả việc phát triển gai xương.
Thoái hóa cột sống cổ rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác. Hơn 85% người trên 60 tuổi bị ảnh hưởng bởi thoái hóa cột sống cổ. Những nguy cơ gây thoái hóa cột sống cổ.
- Tuổi tác: Thoái hóa cột sống cổ xảy ra phổ biến như một phần của quá trình lão hóa, xuất hiện ở những người từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay bệnh đang dần trẻ hóa có người ở độ tuổi 25- 30.
- Tính chất công việc: Người có công việc liên quan đến chuyển động cổ lặp đi lặp lại, làm việc ở tư thế khó hoặc những công việc trên cao gây thêm căng thẳng cho cổ.
- Chấn thương cổ: Các chấn thương cổ trong quá khứ làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống cổ cho người bệnh.
- Nghiện thuốc lá: Hút thuốc có khả năng làm tăng những cơn đau cổ.
Thoái hóa cột sống cổ rất phổ biến và tăng dần theo tuổi tác.
Ngoài ra, một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa cột sống cổ như:
Video đang HOT
- Làm việc sai tư thế: Làm việc kéo dài ở một thư thế mà không thay đổi là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Bên cạnh những công việc vận động cúi, gập, xoay cổ nhiều thì người làm việc với máy tính cũng dễ mắc thoái hóa cột sống, gai cột sống hay vôi hóa cột sống…
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng giữa các chất ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cột sống. Trong cuộc sống hàng ngày nên cân bằng đủ các nhóm chất bao gồm các nhóm chất có lợi cho xương sụn như canxi, kali, magie, vitamin B6, B12,…
- Ngủ sai tư thế: 99% người đã từng bị đau cổ sau khi thức dậy ít nhất một lần trong đời. Điều đó là hậu quả của việc ngủ sai tư thế hoặc sử dụng gối ngủ quá cao hay quá thấp, dẫn đến sáng hôm sau vùng cổ căng cứng, hạn chế vận động. Nếu tình trạng này liên tục diễn ra sẽ khiến các đốt sống cổ sai lệch, dẫn đến thoái hóa cột sống cổ.
Biểu hiện thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ khi đang ở giai đoạn đầu sẽ cảm thấy cổ cứng, hơi đau khi cúi xuống và bắt đầu khó xoay chuyển. Nếu không được điều trị thì sau một thời gian thấy đau nhức vùng cổ, đau nhức lan dần xuống vai, gáy, tai, đầu.
Giai đoạn tiếp theo, người bệnh xuất hiện đau đầu, xoay cổ thấy đau, vướng, nhất là thỉnh thoảng bị vẹo cổ. Các triệu chứng đau nhức, tê, mỏi ở vùng chẩm, trán, lan xuống cánh tay (một bên hay cả hai tùy theo sự chèn ép vào dây thần kinh) và bắt đầu có tê cánh tay, bàn tay, ngón tay, đó là những biến chứng bắt đầu xuất hiện.
Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra như rối loạn tiền đình, bởi do thoái hóa làm tổn thương vào lỗ tiếp hợp (đau đầu, chóng mặt, buôn nôn, nôn mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, thay đổi tư thế lúc nằm).
Rối loạn tiền đình còn làm cho người bệnh mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém, lo lắng, trầm cảm, đặc biệt là người cao tuổi rất dễ bị ngã gây tai nạn. Đây là một vòng luẩn quẩn, càng lo lắng, mệt mỏi, ngủ kém thì bệnh càng nặng thêm.
Luôn thay đổi tư thế, matxa khi làm việc.
Cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ?
Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa cột sống cổ, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Điều trị nội khoa với các loại thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc giãn cơ, chống trầm cảm. Người bệnh cần tập vật lý trị liệu giúp làm giãn cơ và tăng cường sức cơ ở cổ và vai.
Điều trị phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại hoặc có triệu chứng về thần kinh như yếu tay/chân. Khi đó cần phải loại bỏ các cấu trúc gây hẹp ống sống (như đĩa đệm, gai xương…) để giải phóng tủy sống và rễ thần kinh.
Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ cần thường xuyên xoa bóp vùng cổ, đan xen vận động nhẹ nhàng trong quá trình ngồi làm việc. Cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn toàn bộ phần cột sống nhằm giảm thiểu áp lực cột sống đặc biệt cột sống cổ.
Khi ngủ cần thay đổi tư thế, tránh nằm 1 – 2 tư thế sẽ khiến cổ bị vẹo. Ngoài ra có thể tham khảo các loại gối nằm cho người thoái hóa cột sống cổ, có thể sử dụng gối chữ U, gối lượn sóng có phần mặt lượn sóng, ôm vừa với đường cong tự nhiên của cột sống và gáy dưới.
Người bệnh tuyệt đối không tác động mạnh vào vùng cổ, đặc biệt là các động tác như bẻ cổ, lắc cổ, ấn cổ mạnh sẽ khiến cột sống cổ yếu và dễ tổn thương hơn.
Nổi mụn ẩn trên trán phải làm sao?
Mụn ẩn trên trán thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, khiến da trở nên sần sùi.
Việc tự ý nặn hoặc cậy mụn có thể khiến tình trạng nặng hơn, khả năng để lại sẹo cao. Vậy cần làm gì để trị mụn ẩn trên trán?
1. Nhận biết mụn ẩn trên trán
Theo BSCKI. Lưu Thị Quỳnh, Khoa Da liễu - Miễn dịch, Dị ứng, Bệnh viện 19-8, mụn ẩn thực chất là tổn thương mụn trứng cá không viêm, thường khu trú ở vùng da tiết nhiều dầu nhờn như trán, lưng... Nổi mụn ẩn trên trán, dù không gây cảm giác đau, khó chịu, nhưng chúng khiến da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ.
Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông tạo nên. Nguyên nhân gây bít tắc lỗ chân lông có thể do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể (đặc biệt thường gặp trong độ tuổi dậy thì), thói quen chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không sạch, thường xuyên đưa tay lên mặt...
Ngoài ra, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những lý do gây ra mụn. Mụn ẩn trên trán có thể bao gồm mụn nhân mở (mụn đầu đen) và mụn nhân đóng (mụn đầu trắng).
Thông thường mụn ẩn trên trán do các tuyến bã nhờn gây tắc lỗ chân lông ở tạo nên.
Mụn ẩn trên trán có nên nặn không?
BSCKI. Lưu Thị Quỳnh khuyến cáo, không tự ý nặn mụn tại nhà. Việc nặn, cậy mụn không đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn, khiến da sưng tấy và để lại sẹo.
Đặc biệt, nếu cố tình nặn, cậy mụn khi nhân mụn chưa trồi lên khỏi da, chưa khô, khả năng gây viêm và nhiễm trùng càng cao do việc này sẽ vô tình đẩy dầu và vi khuẩn vào sâu hơn.
2. Đối phó với tình trạng nổi mụn ẩn trên trán
BSCKI. Lưu Thị Quỳnh cho biết, đối với tình trạng mụn nhẹ, ban đầu có thể thử điều trị bằng các sản phẩm trị mụn không kê đơn, bao gồm các hoạt chất như salicylic, benzoyl peroxide, axit alpha hydroxy... Một số trường hợp có thể bị dị ứng với các thành phần nêu trên, vì vậy trong 3 ngày đầu tiên, nên thoa sản phẩm trên vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng.
Nếu tình trạng không cải thiện sau 3 tháng điều trị với các sản phẩm không kê đơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị thích hợp như có thể sử dụng các phương pháp như điều trị nội khoa (dùng thuốc) hoặc áp dụng công nghệ như peel da, điều trị laser, điện di... Không có phương pháp điều trị mụn nào là tốt nhất và đôi khi nên kết hợp nhiều phương pháp để điều trị.
Điều trị mụn trứng cá cần kiên trì, tối thiểu từ 2 đến 3 tháng, trước khi quyết định xem phương pháp điều trị đó có hiệu quả hay không. Ngoài ra, chăm sóc da là khía cạnh rất quan trọng trong điều trị mụn trứng cá nói chung.
Người bệnh cần lưu ý:
- Vệ sinh da: Rửa mặt không quá 2 lần mỗi ngày bằng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không chà xát mạnh có thể làm mụn nặng hơn hoặc gây tổn thương da.
- Không cố nặn mụn.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm không có nguy cơ gây bít tắc lỗ chân lông: Việc này sẽ làm giảm thiểu tình trạng khô da và bong tróc - đây là những tác dụng phụ thường gặp của một số phương pháp điều trị mụn trứng cá.
- Chống nắng: Một số phương pháp điều trị mụn trứng cá làm tăng nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Do đó, cần sử dụng kem chống nắng và các biện pháp chống nắng vật lý để bảo vệ da.
- Hạn chế trang điểm.
- Điều chỉnh lối sống: Chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, đồng thời tránh xa thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt... sẽ giúp hạn chế mụn ẩn trên trán. Ngoài ra, chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc cũng giúp làn da khỏe hơn từ bên trong, ngăn ngừa mụn ẩn trên trán phát triển.
Đau khớp gối có nên đi bộ không? Nhiều người khi có biểu hiện đau đầu gối thường cho rằng do tuổi tác, thoái hóa. Tuy nhiên, đau khớp gối còn do nhiều nguyên nhân khác. Khi bị đau khớp gối có nên đi bộ không? Đau khớp gối do nhiều nguyên nhân Đau khớp gối là một bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mức độ nghiêm trọng...