Khói thuốc tàn phá cơ quan hô hấp như thế nào?
Ung thư phổi là bệnh được xếp hàng đầu trong số 10 loại bệnh ung thư hay gặp tại Việt Nam hiện nay.
Theo thống kê, tỷ lệ người mắc ung thư phổi có thói quen hút thuốc lá chiếm đa số. Vậy cơ chế gây ung thư phổi do hút thuốc lá diễn ra như thế nào?
Hút thuốc trực tiếp và thụ động đều có hại
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, thậm chí những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Chỉ một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc hít phải lượng khói nhỏ mỗi ngày cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến phổi.
Thuốc lá điện tử không an toàn hơn thuốc lá điếu thông thường.
Ngày nay, nhiều nhà sản xuất và hãng quảng cáo thuốc lá thường quảng cáo rằng những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín thì ít nguy cơ, ít độc hại hơn so với loại thuốc lá điếu thông thường. Tuy vậy, theo các chuyên gia về sức khỏe thì điều này thực sự không tạo thêm lợi ích gì từ việc hút thuốc, bất kể hút loại thuốc lá nào cũng đều làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và nhiều bệnh tật khác. Hút thuốc nhiều năm thì mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe càng lớn hơn.
Một khi các chất độc hại có trong thuốc lá đi vào cơ thể, nó sẽ làm tổn thương gen khiến các tế bào phát triển và phân chia một cách ồ ạt. Tình trạng bất thường này cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hoặc các loại ung thư khác. Các chất độc hại khác có trong khói thuốc lá còn có khả năng bám chặt vào gen và rất khó có thể tách chúng ra được.
Hút thuốc cũng có thể gây ra tình trạng sưng phổi, đồng thời gây đột biến gen. Những chất độc hại có trong khói thuốc làm ảnh hưởng tới việc sửa chữa những gen bị tổn thương.
Video đang HOT
Người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng hít phải một lượng hóa chất độc hại tương đương với người hút thuốc, đồng thời cũng bị ảnh hưởng tương tự. Không có mức an toàn cho lượng khói thuốc hít phải. Hít càng nhiều khói thuốc càng có nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi. Sống chung với một người hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tới 30%.
Tại Mỹ, ung thư phổi do hút thuốc khiến 130 nghìn người chết mỗi năm và 7,3 nghìn người chết vì hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động). Những người không hút thuốc có thể tăng thêm 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi nếu sống chung với những người hút thuốc.
Khói thuốc lá có chứa đến 250 loại chất độc hại và ít nhất 69 chất trong số chúng có thể gây ung thư. Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần, nữ giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.
Tại Mỹ, ung thư phổi do hút thuốc khiến 130 nghìn người chết mỗi năm và 7,3 nghìn người chết vì hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động). Những người không hút thuốc có thể tăng thêm 20-30% nguy cơ mắc ung thư phổi nếu sống chung với những người hút thuốc.
Thuốc lá điện tử không an toàn hơn thuốc lá sợi
Thuốc lá điện tử là loại thuốc lá giúp tạo cảm giác như đang sử dụng thuốc lá thật. Loại khói thuốc này không chứa hắc ín, carbon monoxide và một số chất độc hại khác so với loại thuốc lá thông thường nhưng vẫn có chứa nicotine – một chất gây nghiện.
Nhìn chung, thuốc lá điện tử được quảng cáo là an toàn hơn các loại thuốc lá thông thường nhưng không có nghĩa là loại thuốc lá này không chứa các hóa chất độc hại đối với sức khỏe. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại hóa chất có trong khói thuốc lá điện tử, điển hình là formaldehyde có liên quan đến ung thư đầu và cổ.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khói của thuốc lá điện tử có thể gây viêm phổi và những phân tử rất nhỏ gây ung thư, vì chúng rất nhỏ nên thường đi sâu vào trong phổi. Loại chất lỏng được tạo mùi cho thuốc lá điện tử cũng là một vấn đề đáng lo ngại – một số loại có thể gây sốc phổi và độc hại cho những mô phổi. Thậm chí hít phải khói của thuốc lá điện tử cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe; các kết quả nghiên cứu cho thấy hít nhiều khói thuốc lá điện tử có thể gây nhiễm khuẩn phổi ở những người trẻ tuổi.
Từ bỏ thuốc lá, giảm nguy cơ ung thư phổi
Về cơ bản, những người hút thuốc đều biết về sự độc hại của thuốc lá. Tuy vậy, chất nicotine có trong các loại thuốc lá thông thường và thuốc lá điện tử có thể khiến cho nhiều người nghiện, vì vậy việc bỏ thuốc không hề dễ dàng đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì rất cao.
Từ bỏ thuốc lá để loại bỏ nguy cơ ung thư phổi.
Để bắt đầu, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể, đặt ra mục tiêu để bỏ thuốc và nghĩ cách làm sao để có thể cưỡng lại cơn thèm thuốc sau này.
Hãy giữ cho mình luôn bận rộn. Khi cơn thèm thuốc đến, bạn cần phải khiến cho mình xao nhãng bằng cách làm việc khác như làm việc nhà (nếu bạn đang ở nhà); dọn dẹp, sắp xếp lại các đồ vật trong phòng làm việc; đi dạo; chăm sóc hoa, cây cối trong vườn hay ban công nhà bạn. Vận động thể chất lành mạnh với các môn thể dục, thể thao đơn giản cũng giúp ích đáng kể cho bạn khi cố gắng cai thuốc lá.
Tạo một danh sách những lý do nên bỏ thuốc như: Tiết kiệm tiền, răng trắng hơn, cơ thể thơm tho và nhiều năng lượng hơn, bất kể là lý do gì, nên tạo một danh sách những lý do cần phải bỏ thuốc và đọc nó hằng ngày. Bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn một vài loại kẹo, trà thảo mộc hoặc trái cây ít đường để sử dụng khi cơn thèm thuốc kéo đến. Cố gắng tránh môi trường có nhiều người hút thuốc, từ chối tụ tập với nhóm bạn có thói quen hút thuốc trong thời gian cai thuốc lá.
Thật khó để có thể bắt đầu từ bỏ thói quen hút thuốc một mình, vì vậy bạn có thể nhờ bạn bè, gia đình giúp đỡ nếu cần thiết. Bạn cũng có thể tìm sự hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng nghiện thuốc lá của bạn đi kèm với những biểu hiện xấu về sức khỏe .
5 kiểu ho chứng tỏ phổi tổn thương, ung thư "rình rập"
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi rất cao, muốn phát hiện kịp thời thì bạn phải chú ý đến những tín hiệu do bệnh gửi đến, đặc biệt qua những kiểu ho này.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất, dù tỷ lệ mắc bệnh này rất cao nhưng tỷ lệ phát hiện sớm lại thấp. Hầu hết người mắc ung thư phổi đều đã ở giai đoạn giữa và cuối khi phát hiện bệnh, lúc này, đường thở bị tắc nghẽn do khối u.
Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi đều nói sức khỏe của họ bình thường rất tốt, không hiểu tại sao đột nhiên lại ung thư phổi. Tất nhiên, họ không biết, ung thư phổi bắt đầu từ con số không, sự xuất hiện và phát triển của nó cần một quá trình lâu dài, vì vậy không thể đột ngột phát triển thành ung thư trong vài ngày.
5 kiểu ho chứng tỏ phổi tổn thương, tế bào ung thư "nhòm ngó". - Ảnh minh họa.
Ung thư giai đoạn đầu do không có triệu chứng nên rất khó phát hiện nếu không đi khám tại bệnh viện. Khi ung thư đã di căn tại chỗ hoặc toàn thân sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau.
Tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi rất cao, muốn phát hiện kịp thời thì phải chú ý đến những tín hiệu bệnh ung thư phổi gửi đến, đặc biệt qua những kiểu ho này, mắc phải thì đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Thứ nhất, ho khan khó chịu: Ho là triệu chứng phổ biến nhất và sớm nhất của ung thư phổi, do khối u nhiều lần kích thích đường thở, gây ra triệu chứng ho, nhưng ho khan khó chịu có thể dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm họng hoặc viêm phế quản.
Thứ hai là khó thở: Khối u làm tắc nghẽn đường thở, theo thời gian, khối u ngày càng lớn sẽ gây khó thở, đối với bệnh nhân ung thư phổi, cảm giác đau khi thở sâu đơn giản là không thể nào quên.
Thứ tư, ho kèm sốt: Ung thư phổi rất dễ kết hợp với viêm phổi tắc nghẽn, khi bị viêm phổi tắc nghẽn, người bệnh thường bị sốt cao, cần chú ý.
Thứ năm, ho kèm đau tức ngực: Theo thời gian, ung thư phổi có thể dễ dàng xâm lấn vào các dây thần kinh, hoặc di căn đến màng phổi hoặc thành ngực, gây ra các cơn đau tức ngực, đặc biệt khi ho sẽ cực đau.
Theo bác sĩ, cơ chế bệnh sinh của ung thư phổi rất phức tạp, liên quan đến di truyền, hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, yếu tố nghề nghiệp, tiếp xúc với tia phóng xạ, đối với những người có yếu tố nguy cơ cao thì phải đến bệnh viện kịp thời để chẩn đoán và điều trị sớm.
Vận động thể thao liên tục và cách bù nước bù khoáng nhanh chóng Sau khi vận động, cơ thể thường đổ rất nhiều mồ hôi kéo theo các khoáng chất cần thiết của cơ thể, cần được bù đắp nước và khoáng để trở lại trạng thái bình thường. Khi vận động nhiều, nhiệt sẽ tạo ra trong cơ thể và để cân bằng nhiệt, cơ thể sẽ tự động tiết mồ hôi ở da để...