Những thời điểm không nên ăn tinh bột
Dưới đây là những thời điểm bạn cần tránh ăn tinh bột.
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, ăn quá nhiều tinh bột vào những thời điểm không thích hợp sẽ gây tăng cân hoặc tăng đường huyết.
Khi đang ngồi xem tivi
Cơ thể con người cần nạp tinh bột vào những bữa chính để cung cấp năng lượng cho vận động, làm việc, học hành hay tập luyện thể thao. Tuy nhiên, vào những lúc như xem phim, nhu cầu năng lượng của cơ thể không nhiều, nên nếu nạp quá nhiều tinh bột sẽ khiến cơ thể dư thừa calo. Số calo này sau đó sẽ chuyển hoá thành mỡ thừa, gây tăng cân và béo phì.
Khoảng 3 tiếng trước khi ngủ
Để tránh tăng cân và không khiến đường huyết tăng lên đột ngột, bạn cần tập thói quen tránh ăn nhiều tinh bột khi đã gần đến giờ ngủ. Nếu bạn cảm thấy đói trong vòng 3 giờ trước khi ngủ thì hãy ăn các món giàu protein. Nếu muốn ăn tinh bột thì hãy chọn tinh bột phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, khoai và chỉ ăn khoảng 15gr. Theo chuyên gia, các bữa ăn nhẹ gần giờ ngủ cần ưu tiên những món có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tăng cường trao đổi chất hoặc giúp cải thiện giấc ngủ.
Trước khi bắt đầu tập thể dục
Các bữa ăn trước khi tập thể dục có thể cung cấp cho bạn tất cả năng lượng cần thiết để đốt cháy calo. Mặc dù bạn có thể nghĩ tinh bột là cách tốt nhất để đạt được năng lượng tức thì, nhưng việc nạp một lượng lớn tinh bột có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đặc biệt nếu bạn đang tập luyện cường độ cao. Ăn nhẹ với một thứ gì đó có khả năng cung cấp nước hoặc giàu protein có thể là lựa chọn tốt hơn, vì nó giúp phục hồi và xây dựng cơ bắp.
Cơ thể con người cần nạp tinh bột vào những bữa chính để cung cấp năng lượng cho vận động, làm việc. (Ảnh minh họa)
Ăn tinh bột vào bữa sáng
Buổi sáng là thời điểm lượng đường trong máu dễ bị đẩy lên cao vì độ nhạy của insulin thời điểm này rất kém. Do đó, bạn nên thay thế những loại thực phẩm tinh bột bằng chất đạm hoặc tinh bột hấp thụ chậm như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân…
Video đang HOT
Ăn nhẹ giữa các bữa chính
Nhiều người có thói quen ăn tinh bột suốt cả ngày. Bên cạnh 3 bữa ăn chính, họ còn ăn vài bữa phụ mà thành phần chính là tinh bột như bánh mì hay bánh ngọt. Chế độ ăn này khiến đường huyết luôn ở mức cao. Lượng calo dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ thừa, gây tăng cân và béo phì. Tuy nhiên bạn cũng không nên loại bỏ hoàn toàn tinh bột vì sợ béo. Tinh bột là nguồn năng lượng chính của cơ thể, nếu ngừng ăn cơm và các món chứa tinh bột khác, bạn có thể gặp những hiện tượng như trải qua giai đoạn sốc, mệt mỏi, kiệt sức, trí nhớ kém, táo bón…
Khi thiếu ngủ
Khi bạn thiếu ngủ, các hormone của bạn không hoạt động và sự trao đổi chất sẽ mất cân bằng, điều này có thể khiến bạn thèm một thứ gì thoải mái như một bữa ăn giàu tinh bột. Đây là thời điểm để chống lại sự thôi thúc và thay vào đó nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein hoặc có chỉ số đường huyết thấp nếu bạn đang muốn giảm cân. Giấc ngủ không ngon cũng có thể kích hoạt cortisol cao, khiến bạn có nhiều đường hơn bạn muốn, điều này không tốt cho cơ thể bạn.
2 nguyên tắc vàng khi ăn giúp giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt
Bệnh tiểu đường là bệnh dai dẳng suốt đời. Mặc dù có thể uống thuốc, nhưng vẫn có những cách khác để giúp kiểm soát bệnh.
Vì bệnh tiểu đường dẫn đến mức đường trong máu trở nên quá cao, nên thực phẩm đóng vai trò rất lớn trong việc kiểm soát bệnh.
Và người bệnh tiểu đường thường được khuyên ăn một chế độ ăn cân bằng tốt cho mức đường huyết.
Nhưng điều quan trọng không kém là cách ăn. Thứ tự ăn rất quan trong, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tăng vọt đường huyết sau khi ăn.
Một chuyên gia đã chia sẻ 2 nguyên tắc vàng rất đơn giản trong bữa ăn để giảm nguy cơ tăng vọt lượng đường trong máu, theo nhật báo Anh Express.
Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác
Nguyên tắc 1: Luôn ăn kèm tinh bột với thứ khác. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tiến sĩ Naomi Brosnahan, chuyên gia dinh dưỡng từ Dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới Counterweight (Anh), cho biết: Luôn "ăn kèm" carb với thứ khác, theo Express.
Nghĩa là hễ ăn những thứ có chứa tinh bột (carbohydrate viết tắt là carb) - như bánh mì, mì sợi, cơm, khoai tây hoặc thức ăn ngọt, hãy ăn kèm với những thứ sau:
Chất đạm: Gồm thịt, sữa, hải sản, các loại đậu, đậu phụ.
Chất béo: Gồm các loại hạt, dầu ô liu
Chất xơ: Gồm rau và ngũ cốc nguyên hạt.
Điều này sẽ làm chậm quá trình hấp thụ carb vào máu và giúp tránh mức đường huyết tăng vọt có thể xảy ra khi ăn một mình tinh bột hoặc đồ ngọt.
Nguyên tắc 2: Thứ tự ăn rất quan trọng
Tiến sĩ Brosnahan cũng giải thích thứ tự ăn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Cô Brosnahan nói: Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, như chất xơ, protein, chất béo và carbohydrate, ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn, theo Express.
Thứ tự ăn nên như sau:
1. Ăn rau đầu tiên
2. Tiếp đến là đạm và chất béo
3. Cuối cùng mới ăn tinh bột và đường.
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi thưởng thức món bít tết thơm ngon với khoai tây và rau.
Theo lời khuyên này, bạn nên ăn rau trước, sau đó là bít tết, và cuối cùng mới ăn khoai tây.
Chất xơ, đạm và chất béo giúp giảm tình trạng đường huyết tăng vọt.
Ăn theo đúng thứ tự có thể làm giảm 73% tình trạng đường huyết tăng vọt sau bữa ăn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Sự khác biệt của mức đường huyết trước và sau khi ăn
Đối với người khỏe mạnh
Mức đường huyết trước khi ăn là từ 4,0 - 5,4 mmol/L
Mức này thường tăng lên đến 7,8 mmol/L trong 2 giờ sau khi ăn.
Đối với người mắc bệnh tiểu đường
Mức đường huyết trước khi ăn mục tiêu là 4 - 7 mmol/L
Và mức đường huyết sau khi ăn phải dưới 8,5 mmol/L, theo Express.
9 cặp trái cây kỵ nhau, ăn vào không thấy bổ béo, chỉ tốn tiền thuốc Kết hợp trái cây và rau củ có thể làm phong phú thêm chế độ ăn của bạn. Tuy nhiên, có những thực phẩm đại kỵ với nhau mà bạn nên tránh. Tại sao kết hợp một số loại trái cây có thể gây bệnh? Như chúng ta đã biết, trái cây là một trong những nguồn giàu vitamin và chất dinh dưỡng...