Những thiên tài có tính cách gàn dở nhất thế giới
Từ xưa tới nay, không ít vĩ nhân có những phát minh khoa học để đời nhưng lại có cuộc sống cá nhân hết sức hoang đường thậm chí lập dị, gàn dở. Dưới đây là những thiên tài có tính cách kỳ quặc nhất thế giới.
Francis Crick (1916-2004)
Cùng với James D. Watson, Francis Crick sẽ mãi mãi được ghi nhớ là một trong những người phát hiện ra cấu trúc của DNA. Bộ đôi này gặp nhau trong khi làm việc tại Đại học Cambridge và năm 1962 đã nhận được giải Nobel về công trình khoa học của họ. Crick được coi là một trong những trí tuệ vĩ đại nhất trong lịch sử khoa học, tuy nhiên ông cũng là một người có suy nghĩ khá lập dị. Vào những năm 1970, Crick đã trở thành người ủng hộ cho một trong những lý thuyết thần kinh giả mạo kỳ lạ nhất mọi thời đại – một giả thuyết cho rằng có một cuộc xâm chiếm bởi người ngoài hành tinh và sự sống trên trái đất đang bị đe dọa… Một ý tưởng có vẻ giống như cốt truyện của một bộ phim khoa học viễn tưởng hơn là dựa trên những nghiên cứu khoa học.
William Buckland (1784-1856)
William Buckland – cựu sinh viên của Đại học Corpus Christi, Oxford đồng thời được nhớ đến là người đầu tiên đưa ra mô tả đầy đủ về một con khủng long hóa thạch, Megalosaurus. Tuy nhiên, ông cũng được coi là một người có tính cách quái dị vì ông quá … ăn tạp. William khiến mọi người cùng thời đại với ông kinh ngạc bởi dường như ông có thể ăn tất cả mọi thứ bao gồm cả nội tạng nướng, chim đà điểu, chuột, cá heo, chó con, ếch và thậm chí ông còn uống cả nước tiểu của con dơi. Và điều kinh sợ nhất là người ta đồn đại ông đã ăn trái tim đã ngừng đập của Vua Louis XIV. Chính điều này đã khiến sự nổi tiếng về những nghiên cứu khoa học của ông bị lu mờ đi rất nhiều.
Jose| Delgado (1915-2011)
Video đang HOT
Từng tốt nghiệp tại Đại học Madrid Madrid và trở thành một giáo sư có uy tín tại Đại học Yale nhưng những nghiên cứu của Delgado ở bộ môn sinh lý học đã khiến ông bị các đồng nghiệp cho rằng thần kinh không bị thường và luôn bị mất kiểm soát. Vào thời điểm những năm 50 và 60, Delgado đã đưa các cấy ghép điện cực vào bộ não của linh trưởng và sử dụng một bộ điều khiển từ xa để phát ra tần số vô tuyến khiến động vật thực hiện các động tác phức tạp. Vào thời điểm này có lẽ những thí nghiệm của ông đã tạo ra những ấn tượng không tích cực.
Stubbins Ffirth (1784-1820)
Stubbins Ffirth là một nghiên cứu sinh thuộc Đại học Pennsylvania. Trong vai trò là một bác sỹ thực tập, ông bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng bệnh sốt vàng da không lây, đến mức ông nỗ lực cố gắng để chứng minh điều đó. Chỉ được trang bị bằng sự khao khát không ngừng tìm ra sự thật, Ffirth đã tự rạch cánh tay của mình và bôi dịch của những bệnh nhân sốt vàng da vào vết thương. Không dừng ở đó, ông còn đổ chất dịch vào mắt, uống, ăn, hít thở cùng các bệnh nhân, và trong một hành động cuối cùng của sự điên cuồng, ông đã bôi máu, nước tiểu và nước bọt của các bệnh nhân lên khắp người mình. Cuối cùng, Ffirth đã chứng minh được lý thuyết của mình bởi sau tất cả ông vẫn không bị lây bệnh. Nhưng thực tế, cho đến nay chúng ta đều biết rằng: Những mẫu mà Ffirth lấy đều từ những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, những người không nằm trong tình huống gây lây nhiễm. Nói cách khác, Ffirth đã tự làm những thí nghiệm kinh dị trên người mình chẳng để chứng minh được điều gì.
Sergei Brukhonenko
Nhà khoa học Liên Xô Sergei Brukhonenko đã giúp đưa ra những tiến bộ quan trọng trong phẫu thuật mở rộng tim của Nga, nhưng các thí nghiệm kinh khủng của ông trên động vật lại khiến nhiều người kinh sợ. Brukhonenko không hài lòng với việc thí nghiệm trên động vật sau khi chúng đã chết. Vào cuối những năm 1930, Brukhonenko và các trợ lý của ông tiến hành một loạt các thí nghiệm, trong đó họ đã tháo rời đầu của một con chó và giữ phần đầu tách rời đó vẫn còn sống bằng cách nối nó với các thiết bị cung cấp máu và dinh dưỡng. Đây không phải là con quái vật duy nhất mà Brukhonenko và các trợ lý của ông đã tạo ra. Các tác phẩm khủng khiếp của Brukhonenko đã được chụp bằng camera trong bộ phim năm 1940 có tên “Thử nghiệm hồi sinh sinh vật”.
Paracelsus (1493-1541)
Paracelsus là một học giả của thời Phục hưng, người đã nhận được học vị tiến sĩ về dược học của Đại học Ferrara vào đầu thế kỷ 16. Ông được xem là cha đẻ của chất độc học hiện đại nhưng cũng là một bác sĩ thực hành, nhà thực vật học và nhà huyền học (theo như các ý tưởng về sau của ông). Paracelsus cho rằng ông có thể tạo ra một “quái vật” sống – một người tí hon – bằng cách giữ tinh dịch ở một nơi ấm áp và pha trộn với máu người. Ông thậm chí sốt sắng tin rằng phương pháp này là nguồn gốc để tạo ra cả những người khổng lồ. Mặc dù ngày nay khoa học có thể đã có thể phát triển hơn hàng trăm năm trước, nhưng đây vẫn là một giả thuyết kỳ lạ mà thậm chí được coi là hoang đường.
Nikola Tesla (1856-1943)
Nikola Tesla – người đã theo học tại trường Bách khoa Áo ở Graz nhưng chưa bao giờ tốt nghiệp – là một nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện người Mỹ gốc Serb. Tesla được biết đến với nhiều đóng góp mang tính cách mạng trong các lĩnh vực điện và từ trường trong cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên, Tesla cũng được coi là một trong những người lập dị nhất. Ngay từ khi còn rất trẻ, Tesla đã nghiên cứu những phát minh về súng mà ông tin có thể tiêu diệt được máy bay cũng như lảm nhảm cả ngày về các loại máy bay chống lực hấp dẫn. Khi trưởng thành, Tesla ngày càng mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế ở mức cao hơn, ông rất thích con số 3 và cực kỳ ác cảm chạm vào tóc người khác. Nhà phát minh nổi tiếng tin rằng, ông đã tiếp xúc với những người ngoài hành tinh, và ông cũng có thể yêu đương với một chú chim bồ câu… Tesla chính là một thiên tài điên cuồng, sau những thành tựu khoa học vĩ đại của ông.
Theo Danviet
Cái kết bi thương của nhà khoa học huyền bí nhất trong lịch sử
Pietro D'Abano là một triết gia nổi tiếng, nhà chiêm tinh, bác sĩ y khoa đồng thời ông còn bị đồn đại là một phù thủy có tiếng tại Ý, thời Trung Cổ.
Pietro D'Abano là một triết gia nổi tiếng, nhà chiêm tinh, bác sĩ y khoa, đồng thời ông còn bị đồn đại là một phù thủy có tiếng tại Ý, thời Trung Cổ. Sự thật về D'Abano được bao phủ với nhiều chi tiết huyền bí trong nhiều thế kỷ như nổi danh là vô cùng giàu có xa hoa hơn cả các vua chúa. Và theo truyền thuyết thi D'Abano đã thực hành ma thuật đen bằng cách sử dụng các hình thức quỷ dữ để gây bệnh tật và chữa bệnh. Người ta đồn đại rằng, ông sở hữu viên đá của Đạo tràng, mục tiêu tối cao của các nhà giả kim thuật, được cho là có thể biến các kim loại cơ bản thành vàng và ban cho sự bất tử, chính vì vậy nên ông mới có gia tài khổng lồ đến thế. Cho đến nay những câu chuyện và truyền thuyết gắn liền với tên của Pietro D 'Abano vẫn đang được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và khoa học vẫn còn đang tìm kiếm.
Những gì mà lịch sự được biết đến một cách chắc chắn là D'Abano sinh năm 1257 tại một thị trấn nhỏ của Ý có tên gọi là Abano Terme. Năm 1270, D'Abano chuyển đến sinh sống tại Constantinople, khi đó vẫn đang là thủ đô của đế chế Byzantine Kitô giáo và là một trong những trung tâm văn hóa và giáo dục lớn nhất ở châu Âu. Tại nơi đây, ông đã tự mình trau dồi thật nhuần nhuyễn tiếng Hy Lạp để có thể tự vào các thư viện Byzantine cổ đại để nghiên cứu và tìm hiểu về chiêm tinh học, triết học và y học.
Vào khoảng năm 1300, khi D'Abano tròn 43 tuổi, ông chuyển đến Paris để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn và nhanh chóng trở thành một trong những Tiến sĩ Triết học và Y khoa nổi tiếng. Giống như nhiều học giả thời bấy giờ, D'Abano thực hành về chiêm tinh học và rất quan tâm đến thuật giả kim cũng như các phương pháp dự đoán tương lai khác. Danh tiếng của ông đã giúp ông tiếp cận với nhiều trí thức hàng đầu cũng như Đức Giáo Hoàng và các nhà lãnh đạo tôn giáo quyền lực khác.
Do tài năng và nhờ sự kiên nhẫn nghiên cứu, học hỏi Pietro D'Abano trở thành một bác sĩ danh tiếng và cứu chữa được vô số bệnh nhân mắc các bệnh được coi là hiểm nghèo thời kỳ đó. Ông được các bệnh nhân tôn sùng gọi là "Great Lombard" tại khắp các vùng ở nước Ý và tại Pháp, D'Abano cũng nổi tiếng là một bác sĩ rất có tay nghề và hiệu quả, và mặc dù ông lấy phí chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, nhưng bệnh nhân vẫn ùn ùn kéo đến. Đây có thể chính là lý do cho nguồn tài chính vô cùng dồi dào của ông. Nhưng trong thời trung cổ, các phương pháp khoa học chưa được phát triển, biên giới giữa khoa học và ma thuật chưa được xác định đầy đủ. Do danh tiếng chữa bệnh quá nổi, và gần như chưa được các loại bệnh được coi vô phương cứu chữa lúc đó, Pietro D'Abano bị buộc tội là phù thủy và dị giáo. Tu viện Saint-Jacques ở Paris cáo buộc ông là kẻ dị giáo dùng ma thuật để chữa bệnh và ông bị đưa đến Padua. Ông bị truy tố 2 lần bởi Tòa án giáo hội, mặc dù cáo trạng không rõ ràng và không nhất quán. Lần đầu tiên ông được tha bổng, nhưng sau đó ông lại bị truy tố với các lời cáo buộc chủ yếu buộc tội là phù thủy và dùng sự ảnh hưởng của ma quỷ để phù phép gây bệnh tật (sau đó chữa khỏi bệnh để lấy tiền) và đồng thời quy kết ông về tội dùng phép thuật chiêm tinh khiến thiên thể làm ảnh hưởng đến thiên nhiên.
Pietro D'Abano qua đời vào năm 1316 trong khi bị giam giữ, hưởng thọ 59 tuổi. Khi bạn bè tìm kiếm thi thể của ông trong nhà thờ Thánh Augustin, họ phát hiện ra xác của ông bị thiêu cháy gần hết và có những dấu vết của một cuộc hành quyết man rợ.
Trước khi qua đời, D'Abano đã để lại nhiều công trình khoa học có giá trị cho hậu thế. Ông dịch các tác phẩm của rabbi Abraham Aben Ezra (1089-1167) giải mã các triết lý kinh thánh cũng như những tìm tòi khởi đầu về toán học và thiên văn học. D'Abano cũng đã viết 2 tác phẩm quan trọng khác là "Conciliator differentiarum quae inter philosophos et medicos versantur" (xuất bản ở Mantua, 1472, Venice, 1476) và "De venenis eorumque remediis" (1472), trong đó bản dịch tiếng Pháp được xuất bản ở Lyon năm 1593. Đây là những cuốn sách có giá trị lý giải những kiến thức cổ xưa về y học Ả rập và triết lý tự nhiên Hy Lạp.
Theo Danviet
5 điều không thể thiếu tạo nên trí tuệ phi thường của thần đồng Tuy không có định nghĩa chính thức về "thần đồng" nhưng nhiều nhà tâm lý học cho rằng đó là những cá nhân dù độ tuổi còn nhỏ (dưới 10 tuổi) nhưng đã phát triển các kĩ năng ngang hàng với một chuyên gia. Vậy điều gì đã giúp một số người trở thành thiên tài? 1. Trí nhớ ngắn hạn Theo các...