Những thay đổi thường gặp ở da khi mang thai
Khi có thai, cơ thể bạn thay đổi khá nhiều, đặc biệt sự thay đổi ở da là rõ rệt nhất. Đó là giãn tĩnh mạch, núm vú, đùi, ngực xuất hiện những nốt đen.
Hầu hết các thay đổi xảy ra không rõ nguyên nhân. Một vài sự thay đổi đó là do sự thay đổi mức hormone, nội tiết tố trong cơ thể thai phụ. Khi mang thai nồng độ estrogen và progesterone thay đổi kéo theo sự ảnh hưởng đến da. Nhưng hầu hết những biến đổi đó sẽ hết sau khi sinh.
Khi mang thai nồng độ estrogen và progesterone thay đổi kéo theo sự ảnh hưởng đến da.
Những thay đổi thường gặp khi mang thai
Đốm đen: Những nốt đen hoặc đốm đen là kết quả của sự tăng melanin trong cơ thể – một chất tự nhiên tạo nên màu của da và lông. Nốt đen và thâm nám thường tự mờ đi sau khi đứa bé được sinh ra. Tuy nhiên, vài phụ nữ vẫn còn những nốt đen nhiều năm sau khi sinh. Để tránh việc thâm nám nặng nề hơn, nên thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành mỗi khi bạn đi ra ngoài nắng.
Rạn da: Trong suốt thai kì, bụng bạn ngày một to da của bạn sẽ xuất hiện các đường sậm đỏ gọi là vết rạn. Thông thường các vết rạn da xuất hiện ở bụng mông, ngực hoặc đùi. Dùng kem dưỡng ẩm có độ ẩm cao sẽ làm mềm da bạn, nhưng không làm biến mất những vết rạn được. Hầu hết các vết rạn da sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng cũng có thể chúng sẽ không bao giờ mất đi hoàn toàn.
Mụn trứng cá: Nhiều phụ nữ bị mụn trứng cá khi mang thai. Một vài người đã bị mụn trứng cá trước khi mang thai và thấy tình trạng mụn trở nên nặng hơn khi mang thai. Những phụ nữ khác không bị mụn cũng có thể sẽ bị mụn trứng cá khi mang thai. Rửa mặt hai lần một ngày với nước rửa mặt nhẹ và nước ấm. Tránh phá hoặc nặn mụn trứng cá
Một vài người đã bị mụn trứng cá trước khi mang thai và thấy tình trạng mụn trở nên nặng hơn khi mang thai.
Video đang HOT
Tĩnh mạch hình mạng nhện : Khi mang thai thay đổi nội tiết và sự tăng thể tích máu trong cơ thể sẽ tạo nên những tĩnh mạch nhỏ màu đỏ, gọi là tĩnh mạch hình mạng nhện, xuất hiện trên mặt, cổ và cánh tay. Vết đỏ sẽ mờ dần sau khi sinh.
Giãn tĩnh mạch : Trọng lượng và sức ép của tử cung sẽ làm giảm lượng máu trở về tim của vùng thân dưới, khiến những tĩnh mạch ở chân của bạn sưng, đau và có màu xanh Sự giãn tĩnh mạch còn có thể xuất hiện trong âm hộ, âm đạo và trực tràng (gọi là trĩ).
Trong hầu hết các trường hợp, giãn tĩnh mạch chỉ là những biến đổi tạm thời và sẽ biến mất sau khi sinh. Để hạn chế bạn không nên đứng lâu một chỗ, khi ngồi không bắt chéo chân. Tập thể dục phù hợp.
Ngứa và nổi mề đay: Những sẩn nhỏ, đỏ và mề đay sẽ xuất hiện trên da trong giai đoạn sau của thai kì. Những sẩn này có thể tạo thành những mảng gây ngứa. Những vết sẩn ngứa này xuất hiện đầu tiên ở trên bụng rồi lan ra đùi, mông và ngực.
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kì, thường ban đầu chỉ nổi một số nốt, rồi càng ngày càng tăng số lượng nốt. Người ta cho rằng nguyên nhân là do những thay đổi trong hệ miễn dịch khi mang thai. Sẩn ngứa khi mang thai có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí còn xuất hiện một thời gian sau khi sinh con.
Vì sao nhiều chị em bị rạn da khi mang thai?
Vì sao nhiều chị em bị rạn da khi mang thai? Những vết rạn da thường không gây hại gì cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều mẹ bầu tự ti.
Rạn da xuất hiện thời điểm nào khi mang thai?
Các vết rạn da khi mang thai thường xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da bụng. Đa số các mẹ bầu thường bị rạn da tại vị trí ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay, mông hoặc bắp đùi. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ, trắng rồi dần dần chuyển thành màu xám, đen sau khi sinh.
Các vết rạn da, xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ đang mang thai (Ảnh minh họa)
Đa số mẹ bầu không thể biết hiện tượng rạn da khi mang thai xuất hiện khi nào, tùy theo cơ địa của từng người, 90% phụ nữ trong thời kỳ mang thai gặp phải hiện tượng rạn da khi bước sang tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ, các vết rạn da sẽ lớn dần và nhiều hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ càng tăng nhanh.
Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người.
Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kết quả của việc Collagen và các lớp đàn hồi của lớp mô nằm dưới da bị phá vỡ. Phụ nữ mang thai tuổi càng cao thì mức độ rạn da càng lớn, do vậy, tuổi tác cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng rạn da khi mang bầu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây rạn da khác:
Ảnh minh họa
- Sự thay đổi hoocmon trong cơ thể: Thông thường, khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ, tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hoocmon estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám.
- Do mẹ bầu tăng cân quá nhanh: Cấu tạo của da gồm 3 lớp: Ngoài cùng là lớp biểu bì, ở giữa là lớp bì và trong cùng là hạ bì. Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khiến cho da bị kéo giãn trong thời gian dài và dần mất đi sự đàn hồi. Để giúp hạn chế rạn da thì mẹ hãy cố gắng kiểm soát cân nặng khi mang thai, chỉ tăng ở mức độ vừa phải, khoảng từ 7-15kg trong suốt thai kỳ.
- Do cơ địa: Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà mức độ và thời điểm xuất hiện các vết rạn da khi mang thai. Đối với những người có cấu trúc da bền vững thì sẽ ít bị rạn hơn, đặc biệt, rạn da cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền.
Cách phòng ngừa rạn da khi mang thai
Cách tốt nhất để ngăn ngừa rạn da là điều trị sớm, trước khi chúng xuất hiện và thực hiện thường xuyên.
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh là bước đầu tiên tuyệt vời để ngăn ngừa rạn da khi mang thai.
- Hydrat hóa làn da của bạn hai lần mỗi ngày: Một cách tuyệt vời để ngăn ngừa rạn da khi mang thai là giữ cho làn da của bạn đủ nước. Bạn có thể đã từng làm điều đó với khuôn mặt và cổ, nhưng bạn cũng có thể phải bắt đầu hydrat hóa các bộ phận khác trên cơ thể. Giải pháp tốt nhất là thoa một loại kem dưỡng ẩm hoàn toàn tự nhiên cho làn da mẹ bầu, hông, đùi và ngực ít nhất hai lần một ngày.
Ảnh minh họa
- Uống nhiều nước
- Tẩy tế bào chết các khu vực dễ bị rạn da - một lần một tuần
- Massage da để ngăn ngừa rạn da khi mang thai
- Nên dùng kem chống nắng khi ra ngoài đường, đặc biệt là vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.
- Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ để giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu và giúp duy trì cân nặng hợp lý. Mẹ bầu chỉ nên thực hiện những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai, nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức.
5 nguyên liệu tự nhiên giúp bạn xóa tan nỗi lo rạn da vừa an toàn vừa hiệu quả Dưới đây là 5 nguyên liệu đơn giản, dễ tìm nhưng vô cùng hữu ích đối với các vết rạn da cứng đầu. Rạn da không chỉ xảy ra với những người sinh con mà ngay cả khi chúng ta chỉ mới 20 hay 30 đã có. Đôi khi là do sắc tố da, giảm cân hay thay đổi nội tiết tố, tình...