Những thay đổi ‘đáng sợ’ đối với cơ thể nếu bạn uống trà sữa mỗi
Trà sữa ngày càng được giới trẻ yêu thích nhưng ít ai biết rằng thức uống này cũng có thể trở thành ‘cơn ác mộng’ cho sức khỏe nếu được tiêu thụ quá thường xuyên.
Dưới đây là thay đổi ‘đáng sợ’ đối với cơ thể nếu bạn uống trà sữa mỗi.
Uống trà sữa gây tăng cân mất kiểm soát
Trà sữa, với hương vị hấp dẫn và topping đa dạng, dễ dàng trở thành thức uống hàng ngày của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, việc tiêu thụ trà sữa thường xuyên, đặc biệt là hàng ngày, có thể dẫn đến tăng cân mất kiểm soát, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Một ly trà sữa thông thường có thể chứa từ 300-500 calo, tương đương với một bữa ăn nhẹ. Nếu uống hàng ngày, lượng calo dư thừa này sẽ tích tụ, gây tăng cân nhanh chóng. Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, thậm chí ung thư.
Uống trà sữa mỗi ngày dẫn đến tăng cân mất kiểm soát. Ảnh: Getty Images
Bào mòn hệ tiêu hóa
Lượng đường và chất béo cao trong trà sữa có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, trà sữa còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan và đường ruột. Caffeine trong trà và lượng đường lớn có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, làm tăng nguy cơ ợ nóng và trào ngược dạ dày, đặc biệt ở những người có tiền sử các vấn đề này.
Video đang HOT
Tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
Trà sữa thường chứa lượng đường và chất béo rất cao. Khi bạn tiêu thụ quá nhiều, cơ thể không thể xử lý hết lượng đường này, dẫn đến việc chuyển hóa chúng thành chất béo và tích tụ trong gan. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra gan nhiễm mỡ, thậm chí dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm gan, xơ gan.
Dễ mắc tiểu đường, bệnh về tim mạch
Trà sữa thường chứa lượng đường rất cao, và việc tiêu thụ quá nhiều đường thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, một yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, trà sữa còn chứa nhiều calo và chất béo, góp phần làm tăng cân và béo phì, cũng là những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tiểu đường.
Uống trà sữa mỗi ngày dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau. Ảnh: Shutter Stock
Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tiêu thụ quá nhiều trà sữa có thể dẫn đến, tăng huyết áp và tăng cholesterol – tất cả đều là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch. Một số loại trà sữa, đặc biệt là những loại có kem béo hoặc topping nhiều dầu mỡ, có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, góp phần làm tắc nghẽn động mạch và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Gây mất ngủ và ảnh hưởng đến tâm trạng
Trà sữa thường chứa một lượng đáng kể caffeine từ trà, đặc biệt là trà đen. Caffeine là chất kích thích có thể gây khó ngủ, trằn trọc, thậm chí mất ngủ nếu tiêu thụ vào buổi chiều tối.
Việc uống trà sữa hàng ngày, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, có thể khiến cơ thể bạn khó thư giãn và đi vào giấc ngủ sâu.
Lượng đường cao trong trà sữa có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, dẫn đến cảm giác hưng phấn tạm thời, sau đó là sự tụt đường huyết khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh. Một số nghiên cứu cho thấy việc lạm dụng trà sữa có thể liên quan đến các vấn đề về tâm lý như lo âu và trầm cảm, đặc biệt ở thanh thiếu niên.
Nghiên cứu Havard: 'Quá liều' món ăn giàu sắt này, dễ tiểu đường
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm hiểu mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường type 2 và một trong 2 nhóm sắt phổ biến từ thực phẩm.
Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Trường Y tế công cộng Havard T.H. Chan cho thấy tuy việc bổ sung sắt đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe, nhưng nếu quá dư thừa, vi chất này có thể "phản chủ", như làm tăng nguy cơ tiểu đường type 2.
Loại sắt gây rắc rối đó gọi là sắt heme.
Bổ sung đầy đủ sắt qua thực phẩm là cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên quá dư thừa có thể dẫn đến nguy cơ tiểu đường - Ảnh AI: Anh Thư
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Metabolism, các tác giả đã đánh giá mối liên hệ giữa sắt và tiểu đường type 2 dựa trên dữ liệu của hơn 206.000 người.
Trong đó, lượng sắt mà mỗi người nạp vào trong thực phẩm được xem xét dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tổng lượng sắt, sắt heme và non-heme; sau đó đối chiếu với tình hình sức khỏe và các yếu tố lối sống khác.
Hơn 37.000 người trong số đó cũng được xem xét cụ thể các dấu ấn sinh học chuyển hóa huyết tương, liên quan đến nồng độ insulin, đường huyết, mỡ máu, tình trạng viêm và quá trình chuyển hóa sắt.
Hồ sơ chuyển hóa của hơn 9.000 người cũng được đánh giá ở cấp độ phân tử.
Kết quả cho thấy có một mối liên hệ đáng kể giữa việc nạp quá nhiều sắt heme với bệnh tiểu đường: Những người nạp nhiều dạng vi chất này nhất có nguy cơ tiểu đường type 2 tăng tới 26% so với những người ít nhất.
Trái lại, không có mối liên hệ nào giữa sắt non-heme và nguy cơ tiểu đường.
Thật ra, sắt heme là một thứ rất cần thiết cho sức khỏe. Đó là là loại sắt chứa hemoglobin và được tìm thấy trong các loại thịt, nhất là thịt đỏ và có khả năng hấp thụ cao gấp nhiều lần so với sắt non-heme, là loại sắt chủ yếu có trong thực vật.
Việc bổ sung đầy đủ loại sắt này thông qua chế độ ăn - hoặc thuốc bổ đối với một số đối tượng đặc biệt - sẽ giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt, cần thiết để có hệ miễn dịch khỏe mạnh, chức năng nhận thức tốt.
Tuy nhiên từ lâu, các bác sĩ luôn nhấn mạnh cái gì quá cũng không tốt. Việc tự ý dùng thuốc bổ chứa sắt là không nên. Ngoài ra, ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu loại sắt này nhất - thịt đỏ - cũng đã được chứng minh là không tốt.
Các kết quả nghiên cứu mới đã làm rõ thêm một số nghiên cứu dạng quan sát trước đây cho thấy việc ăn quá nhiều thịt đỏ liên quan tới nguy cơ tiểu đường type 2 gia tăng.
Điều này một lần nữa nhấn mạnh để có sức khỏe tốt, thứ bạn cần là ăn đa dạng, đủ các thành phần theo tháp dinh dưỡng chứ không nên quá tập trung vào một loại thực phẩm.
Cách nhận biết cơn đau tim thầm lặng nguy hiểm Một cơn đau tim không phải lúc nào cũng xảy ra với những triệu chứng giống nhau ở mỗi người. Trong đó, cơn đau tim thầm lặng được coi là 'sát thủ' vô hình của bệnh tim mạch, khi mà các triệu chứng đến và đi không có đặc điểm rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe...