Những tâm thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT
Thí sinh 29 điểm không được nhập học trường công an viết viết thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT. Trước đó, thủ khoa Đỗ Duy Hiếu gửi người đứng đầu ngành giáo dục về bất cập đổi mới.
Sáu bức thư cầu của nữ sinh 29 điểm
Những ngày vừa qua, câu chuyện của Bùi Kiều Nhi ( xã Đức Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình) thu hút sự chú ý của dư luận. Sau 6 bức thư gửi 2 bộ trưởng, nữ sinh nhận được những phảin hồi tích cực.
Trong thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT, Bùi Kiều Nhi viết: Cháu xin thỉnh cầu với bác một vấn đề. Vừa qua, cháu dự thi THPT quốc gia, đạt điểm Ngữ văn 8,75, Lịch sử 9,0 và Địa lý 9,75. Cộng 1,5 điểm ưu tiên, cháu đạt 29 điểm.
Cháu đăng ký dự thi vào Học viện Chính trị Công an nhân dân, mọi thủ tục hồ sơ đã hoàn thành. Nhận được giấy báo điểm, cháu đã nộp cho cơ quan công an.
Sau thời gian chờ đợi, cháu được báo do sai sót hồ sơ nên không được nhập học các trường Công an nhân dân. Khi cháu nhận được thông báo đó, các trường tốt và trường yêu thích đã hết chỉ tiêu, cháu không còn cơ hội đi học nữa.
Kiều Nhi với ước mơ vào trường công an. Ảnh: Văn Được.
Nữ sinh cho biết, sinh ra trong gia đình làm nông vất vả, lại có 4 chị em nên cuộc sống rất khó khăn. Cô đã rất cố gắng để có thể thoát nghèo và phụ giúp cha mẹ khi tuổi già.
Kiều Nhi luôn nuôi ước mơ được trở thành công an. “Khi biết mình đã trúng tuyển vào trường và có giấy báo nhập học, cháu đã vui mừng và hạnh phúc biết bao nhiêu. Nhưng rồi, cháu không thể được nhập học, các trường khác cũng không thể đối với cháu. Cháu không còn con đường nào để đi và sẽ không được tới trường, dù trở thành công an là ước mơ lớn lao của cháu, là tình yêu lớn của cháu”, nữ sinh viết trong thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT.
Nữ sinh khai sai lý lịch được vào trường công an thế nào?
Cô gái Nepal gửi thư về sách Tiếng Anh
Video đang HOT
Tháng 11/2014, dư luận xôn xao với bức thư của cô gái Việt tại Nepal gửi Bộ trưởng Phạm Vũ Luận.
Cô gái tên Linh kể lại câu chuyện khi ngồi ở thư viện trường Shree Sarbodaya quận Syanja – Nepal, dùng một ngày đọc sách giáo khoa để hiểu cách dạy tiếng Anh của người Nepal.
Theo Linh, việc dạy tiếng Anh ở Nepal không tốt, vì họ không có tiền mua tivi, băng đĩa, không có phương tiện cho học sinh nghe người bản xứ nói chuyện, thậm chí đến cả cuốn từ điển còn thiếu.
Tuy nhiên, nữ sinh cho rằng, so với Việt Nam, tiếng Anh của học sinh giỏi hơn, dù họ xếp hạng nghèo của thế giới.
Mỹ Linh và các em nhỏ ở Nepal.
Linh nhờ bạn thân ở Việt Nam ra hiệu sách, chụp SGK dạy tiếng Anh. Bài đầu tiên của sách giáo khoa lớp 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 dạy câuWhere are you from?. Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu How’re you?. Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu Where’re you from?.
Cô viết thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT: “Cháu không biết vì nghi ngờ trình độ của học sinh Việt Nam quá kém nên có mỗi 3 câu Hello, How’re you, Where’re you from mà phải học đi học lại suốt 5 năm? Hay tại chúng ta quan niệm, 5 năm, học được 3 câu đó là đã quá nhiều rồi?… Cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về Toán, Lý, Hoá nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học tiếng Anh”.
Sau đó, bà Vũ Thị Tú Anh – Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT, hồi đáp về bức thư của cô giáo ở Nepal: Không có bộ SGK nào là hoàn hảo vì cuộc sống và thực tiễn luôn thay đổi mà một bộ SGK thì không thể thay đổi nhanh như cuộc sống. Bà cho biết, Bộ GD&ĐT đang chỉ đạo triển khai thí điểm chương trình và SGK ngoại ngữ mới, trước mắt là tiếng Anh.
Tâm thư về thay đổi
Tháng 4/2015, Đỗ Duy Hiếu (sinh năm 1987), thủ khoa đầu ra Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 2013 viết tâm thư gửi Bộ trưởng GD&ĐT về sự thay đổi trong giáo dục. Duy Hiếu chia sẻ những ý kiến, đề xuất thẳng thắn gửi người đứng đầu ngành giáo dục về hàng loạt thay đổi trong thời gian qua.
Đỗ Duy Hiếu được Bộ trưởng GD&ĐT tặng hoa khen ngợi.
Duy Hiếu viết: “Gần 9 năm cuộc đời xô đẩy cháu trở thành giáo viên luyện thi đại học. Năm nào, cháu, phụ huynh và học sinh cũng luôn thấp thỏm lo âu vì có quá nhiều thay đổi. Năm nay sẽ tuyển sinh như thế nào? Liệu có thi đại học nữa không?”.
Cụ thể, chàng thủ khoa đã chỉ ra hàng loạt những thay đổi về hình thức thi trong hơn 10 năm qua. Năm 2001 trở về trước, mỗi trường có phương án tuyển riêng. Năm 2002, phương án tuyển chung. Năm 2013 lại phương án tuyển riêng.
“Năm 2012, có quá nhiều thay đổi khi thi liên thông phải chung với đại học. Vậy mà năm nay, thi liên thông lại tách riêng. Có lẽ, khả năng của cháu có hạn. Cháu không thể cập nhật nhanh và thấu đáo những thay đổi đó. Cho đến tận bây giờ, cháu vẫn chưa hiểu được hình thức thi đại học và xét tuyển như thế nào”..
Bên cạnh sự thay đổi về hình thức thi, sách giáo khoa là vấn đề được chàng trai quan tâm. “Mấy năm trước, bộ sách cũ lại được thay đổi, thêm – bớt một vài phần, thay đổi ký hiệu. Theo cháu, điều đó không thể khiến nền giáo dục nước nhà tốt hơn. Mới đây, cháu lại nghe tin chúng ta bỏ ra một đống tiền để đổi bộ sách mới”.
Từ đây, Đỗ Duy Hiếu cho rằng, nguồn gốc của vấn đề không nằm ở quyển sách giáo khoa. Điều quan trọng là chất lượng giáo viên.
Cuối thư, chàng trai đề xuất: “Tại sao bác không có chính sách thu hút nhân tài? Những sinh viên sư phạm là thủ khoa, có giải quốc gia, quốc tế nếu có khả năng sư phạm tốt nên tuyển thẳng. Theo cháu, nếu làm điều đó thì 10 năm nữa, nền giáo dục Việt Nam sẽ tự đi lên”.
Theo Zing
Bức thư mẹ gửi con trên Facebook gây xôn xao cộng đồng mạng
Hàng ngàn người đã chia sẻ một bức thư của một bà mẹ viết gửi cho cậu con trai 13 tuổi của mình, trong đó bà mẹ này dạy con "một bài học về tự lập" bằng cách tuyên bố sẽ tính tiền thuê nhà, tiền điện, internet và thức ăn.
Bức thư do chị Estella Havisham giử tới Aaron viết rằng cậu thiếu niên này đã quên mất rằng cậu "mới chỉ 13 tuổi và mẹ mới là mẹ" sau khi cậu đối xử với mẹ của mình như một người "bạn cùng phòng" và như "một tấm thảm chùi chân."
Bức thư đã nhận được sự chú ý của các bậc cha mẹ đến từ khắp mọi nơi, với hơn 87.000 lượt thích và 162.000 lượt chia sẻ sau khi được đăng lên Facebook.
Bà mẹ đơn thân này đã sử dụng tên giả bởi chị từng là một nạn nhân bạo hành gia đình. Chị đã viết bức thư sau khi tranh cãi với con trai về vấn đề tuân thủ những luật lệ trong gia đình do chị đặt ra.
Chị cho rằng con mình đã nói dối về bài tập về nhà và phản ứng lại rằng cậu có thể tự chi trả cho bản thân bằng cách kiếm tiền trên YouTube.
Tiền thuê nhà là 430 USD, tiền điện 116 USD, tiền Internet 21 USD và thức ăn 150 USD. Cậu thiếu niên phải đổ rác, quét nhà và hút bụi vào các ngày thứ hai, tư và sáu hàng tuần, nếu không cậu sẽ bị tính 30 USD tiền dọn dẹp mỗi ngày.
Mẹ của cậu cũng đã thu lại những đồ đạc trong phòng, chẳng hạn như máy tính, đèn bàn và bóng đèn mà chị đã mua, và sẽ chỉ trả lại khi cậu con trai có đủ tiền mua lại những thứ nói trên.
Trong bài đăng tiếp sau đó, tác giả của lá thư cho biết chị chỉ muốn bạn bè và gia đình mình xem được lá thư khi đăng tải lên Facebook.
Sau khi nhận được nhiều lời khen chê cũng như 100 lời mời kết bạn, chị đã nhận ra rằng mình đã quên không thiết lập quyền riêng tư cho bức ảnh và rằng lá thư đã trở thành một hiện tượng trên mạng internet.
Cuối thư, chị viết: "Nếu con quyết định rằng con muốn tiếp tục làm con mẹ thay vì bạn cùng phòng của mẹ, thì chúng ta có thể xem xét bỏ các điều khoản."
Bức thư người mẹ gửi cho con.
&'Estella' dưới cái tên Heidi Johnson đã đăng bức thư lên Facebook với dòng miêu tả: "Mẹ đã chán vòng vo và làm thảm chùi chân cho con rồi."
Mặc dù ban đầu con trai chị đã vò nát bức thư, ném nó xuống đất và bực tức đi ra khỏi căn hộ, song cuối cùng bức thư vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn.
"Mọi việc vẫn còn đang dang dở. Vụ việc này mới chỉ xảy ra tuần trước. Tuy nhiên bức thư đã mang lại những thay đổi. Khi tôi nhờ nó làm việc gì đó, nó đã chịu làm," bà mẹ này cho biết trong một bài đăng sau đó./.
Theo vietnamplus
Ngô Bảo Châu: 'Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư' Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam. - Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông? - Đầu tiên...