Những tác hại tiềm ẩn của việc uống nước cam không đúng cách
Tuy nước cam có tác dụng phòng ngừa một số bệnh, nhưng nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là với người mắc một số bệnh lý.
Tuy nước cam có tác dụng phòng ngừa một số bệnh, nhưng nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe – Ảnh: PV
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cam chứa nhiều vitamin C, B9 (acid folic) và có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch, mỡ má.u cao, chống lão hóa và tăng cường miễn dịch.
Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo không nên uống nước cam khi bụng đói vì axit trong cam sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Video đang HOT
Không nên uống nước cam ngay sau khi uống sữa vì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ, gây chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Do vậy, nên uống sữa trước hoặc sau khi ăn cam ít nhất một giờ.
Ngoài ra, không nên uống nước cam trước khi đán.h răng vì axit trong cam bám lên men răng, kết hợp với chà xát của bàn chải có thể làm tổn thương men răng. Nếu ai có thói quen này thì nên súc miệng sau khi uống nước cam để loại bỏ axit.
Bên cạnh đó, những người mắc một số bệnh sau cũng không nên uống nước cam vì có thể làm bệnh nặng hơn:
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hoặc viêm tuyến tụy không nên uống nước cam vì axit trong cam làm tăng axit dạ dày, gây ợ nóng và làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét.
- Người có bệnh tiêu hóa nếu uống quá nhiều nước cam sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Người vừa phẫu thuật không nên uống nước cam vì axit citric trong cam tồn tại dưới dạng muối natri citrat, chất chống đông má.u. Chất này cản trở quá trình đông má.u, gây nguy cơ xuất huyết ở vết mổ chưa hồi phục. Đặc biệt là người sau phẫu thuật dạ dày, ruột.
- Khi đang uống thuố.c kháng sinh, không nên uống nước cam vì axit trong cam (tương tự như naringin) làm bất hoạt hai men vận chuyển CYP3A4 và OATP1A2, cản trở hấp thu thuố.c và có thể phá vỡ cấu trúc hóa học của thuố.c, làm giảm tác dụng kháng khuẩn.
- Người già, đặc biệt là người mắc bệnh thận, tiêu hóa kém và bệnh phổi, không nên ăn quá nhiều cam vì dễ gây đau bụng, đau thắt lưng, đau lưng và các triệu chứng khác.
Súp lơ - thuố.c bổ rẻ tiề.n giúp khỏe thận mạnh gân cốt
Súp lơ là loại rau giàu dưỡng chất, trong y học cổ truyền nó có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị.
Theo số liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong 107 gram súp lơ chứa 27 calo, 2 gram protein, 0,3 gram chất béo và 5 gram carbohydrate. Ngoài ra, súp lơ còn rất nhiều vitamin C, vitamin K, VitaminB6, Folate.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, Ủy viên thường trực Hội Nam y Việt Nam cho biết, súp lơ trong y học cổ truyền có vị ngọt tính mát, tác dụng bổ dưỡng, bổ thận mạnh gân cốt, kiện tỳ hòa vị. Ăn súp lơ giúp kích thích tiêu hóa thông huyết mạch, nhuận tràng tiêu thực, chống viêm loét dạ dày, tá tràng - ruột và chống ung thư.
Súp lơ. (Ảnh minh họa)
Súp lơ không chỉ là loại rau ăn ngon nhiều dinh dưỡng mà còn được sử dụng chữa một số chứng bệnh như cơ thể suy nhược, người mắc các bệnh tiêu hóa về ăn kém, chán ăn.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, súp lơ chứa lượng lớn hợp chất glucosinolate, gọi là sinigrin có đặc tính chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên hàm lượng glucosinolate của súp lơ có thể giảm đáng kể khi nấu chín. Súp lơ cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa khác tốt cho sức khỏe.
Súp lơ rất giàu chất xơ cho nên có khả năng làm giảm mức cholesterol, phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Bác sĩ Trọng lưu ý khi nấu canh, xào súp lơ không nên nấu chín nhừ sẽ là phâ.n hủ.y các chất vitamin, sulfographan là những chất chống viêm lớt dạ dày và chống lại ung thư.
Rau "cứu đói" ở quê, lên phố thành báu vật "hái ra tiề.n" Loại rau này mọc hoang ở khắp nơi, người dân không cần tốn công chăm bón vẫn có thể hái bán kiếm bộn tiề.n. Rau "cứu đói" từ quê lên phố mà đổi đời Người dân miền Bắc, đặc biệt là ở Sapa (Lào Cai) có lẽ không còn xa lạ gì với loại rau mọc hoang mang tên "tề thái". Loại rau...