Những sự thật về bệnh cúm không phải ai cũng biết: Hãy nghe lời giải thích của các chuyên gia
Bệnh cúm và cảm lạnh khá giống nhau nên không ít người khó thể phân biệt hai vấn đề sức khỏe này.
Mùa cúm đang đến gần và mỗi người chúng ta đều có nguy cơ mắc bệnh này. Để ngăn ngừa mắc bệnh cúm, mọi người cần trang bị cho bản thân những thông tin cơ bản về bệnh này. Dưới đây là một số sự thật về bệnh cúm không ít người mắc phải và lời giải thích của các chuyên gia:
Bản chất của bệnh cúm không phải là cảm lạnh
Cách hiệu quả nhất để phân biệt hai vấn đề sức khỏe này là thời gian. Các triệu chứng cảm lạnh có xu hướng tăng nặng trong vài ngày, trong khi cúm lại xuất hiện đột ngột. Nếu không chắc chắn bản thân đang mắc bệnh gì, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ. Họ có thể kê thuốc kháng virus nhằm giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn.
Cần tiêm vắc-xin phòng bệnh cúm
Hầu hết các chuyên gia đều nhất trí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên. Trên thực tế, theo ước tính của CDC, trong mùa cúm 2016-2017, vaccine đã giúp 5 triệu người tránh khỏi bệnh cúm.
David Cutler, bác sĩ gia đình tại Trung tâm Y tế Providence St. John ở Santa Monica, California cho biết, tiêm vaccine đặc biệt quan trọng đối với người trưởng thành từ 50 tuổi trở lên, trẻ em dưới 5 tuổi và người có vấn đề về sức khỏe mãn tính như mắc tiểu đường, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim và suy giảm hệ miễn dịch. Những nhóm người này có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của cúm.
Hầu hết các chuyên gia đều nhất chí, tiêm phòng bệnh cúm là một trong những việc làm hàng đầu cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên.
Bệnh viện không phải là nơi duy nhất có thể tiêm phòng cúm. Vắc-xin có thể có trong các phòng khám tư nhân, các trung tâm y tế trực thuộc đại học y. Một số công ty thậm chí còn tiến hành tiêm phòng cho nhân viên ngay tại nơi họ làm việc.
Vắc-xin phòng cúm chưa có tác dụng ngay lập tức sau khi tiêm
CDC cho biết, bạn phải mất khoảng hai tuần sau khi được tiêm vắc-xin để hệ thống miễn dịch tạo đủ kháng thể chống cúm. Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên mọi người nên tiêm phòng vào cuối tháng 10 trước khi mùa cúm diễn ra.
Video đang HOT
Mùa cúm thường lên tới đỉnh điểm vào tháng 12 và kéo dài đến tháng 3. Vì vậy, dù tiêm phòng vào tháng 1, bạn vẫn có thể gặt hái lợi ích từ việc làm này.
Theo CDC, vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.
Nếu vậy thì tại sao một số người lại mắc cúm sau khi tiêm? Lý do hàng đầu là vì mọi người có xu hướng dùng vaccine vào mùa cao điểm. Như đã đề cập, cơ thể con người cần ít nhất hai tuần để tạo ra kháng thể chống virus. Do đó, nếu tiếp xúc với người nhiễm cúm trong thời gian này, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh.
Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại virus cúm gây bệnh nên vaccine không thể đảm bảo 100% chống lại tất cả chúng.
Vắc-xin cúm có chứa virus dưới dạng bất hoạt (đã chết) nên chúng không thể làm bạn nhiễm bệnh.
Dù đã tiêm phòng cúm vẫn có thể bị nhiễm cúm
Rất nhiều chuyên gia khuyên, dùng vắc-xin sẽ giúp bạn vượt qua mùa cúm. Tuy nhiên, tiêm phòng không hề hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ và chúng chỉ có khả năng giảm 60% nguy cơ mắc bệnh.
Tuy vậy, nếu bạn vẫn bị cúm dù đã tiêm vắc-xin, các triệu chứng có xu hướng nhẹ hơn so với người không tiêm. Theo nghiên cứu của CDC, việc làm này đã được chứng minh làm giảm nguy cơ nhập viện liên quan đến cúm ở người trưởng thành khoảng 40%.
Bệnh cúm hoàn toàn có thể lây ngay cả khi không có triệu chứng
Thông thường phải mất khoảng 2 ngày sau để các triệu chứng cúm xuất hiện. Do đó, bạn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người không biết bản thân đang mắc cúm.
Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy tiến hành rửa tay thường xuyên trong mùa bệnh nhằm tránh vi trùng lây lan. Như đã đề cập, cách hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể khỏi cúm và tránh lây nhiễm cho người khác là tiêm vaccine.
(Nguồn: Pre)
Theo Helino
Đâu chỉ có súp gà, những thực phẩm vàng này cũng sẽ rất hữu ích cho bạn mỗi khi cảm thấy ốm yếu
Đừng nghĩ chỉ có súp gà mới "cứu rỗi" sức khoẻ của bạn, nhất là khi bị bệnh cúm, những "thực phẩm vàng" dưới đây cũng rất hữu ích với bạn.
Bệnh cúm, cảm lạnh đang trong giai đoạn ủ mưu và chúng ta không thể lường trước khi nào ập đến. Nhất là vào giai đoạn thời tiết giao mùa kèm ô nhiễm không khí nặng nề như hiện nay. Điều này có nghĩa là đã đến lúc bạn cần dự trữ thức ăn lành mạnh để tăng cường miễn dịch.
Đừng nghĩ chỉ có súp gà mới "cứu rỗi" tình trạng sức khoẻ của bạn, nhất là khi bị bệnh cúm, những thực phẩm vàng dưới đây cũng rất hữu ích với bạn tương tự như vậy:
Yến mạch
Yến mạch là món ăn cực thoải mái cho người đang cảm thấy ốm yếu, có nguy cơ mắc bệnh cúm. Nếu cảm thấy đau nhức và ớn lạnh nhưng vẫn thèm ăn, bạn có thể thêm chút bơ hạnh nhân, ricotta hoặc phô mai để tăng cường protein, hỗ trợ chữa bệnh.
Khoai tây nướng
Một loại carbohydrate dễ tiêu hóa khác chính là khoai tây nướng. Hầu hết mọi người không nhận ra rằng khoai tây cung cấp vitamin C. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng để cải thiện tình trạng ốm yếu. Ngoài ra, khoai tây còn giàu chất xơ, rất tốt cho sức khỏe đường ruột.
Một loại carbohydrate dễ tiêu hóa khác chính là khoai tây nướng.
Mật ong
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), các đặc tính kháng khuẩn của mật ong có thể có nhiều tác dụng tích cực trong việc chống lại cảm lạnh hoặc cúm. Do đó, ngay khi cảm thấy ốm yếu thì mật ong là lựa chọn tuyệt vời. Nó cũng hoạt động như một thuốc giảm ho và giúp chữa lành cơn đau họng.
Để phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên thêm mật ong vào trà hoặc nước chanh nóng. Để tốt hơn nữa, hãy lựa chọn mật ong nguyên chất để sử dụng.
Tăng cường thịt bò
Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (Nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện 198), thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm. Đồng thời, sử dụng chúng để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm cũng là ý tưởng tuyệt vời.
Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm.
Ăn nhiều các loại đậu
Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm. Nhất là nếu bạn đã bị tiết trời lạnh hành hạ khiến đau nhức cơ thể, đau họng đến nỗi không thể nuốt được cái gì quá cứng, lúc này ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.
Tăng cường những món ăn có nghệ
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.
Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm chút sô cô la đen bởi chúng chứa hàm lượng theobromine cao - chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin C nên cũng giúp chống lại cảm lạnh cực tốt. Tăng cường ăn sữa chua Hy Lạp, việt quất, ngũ cốc, sữa chua... cũng là lựa chọn không tồi khi cơ thể ốm yếu, phòng tránh cảm cúm cảm lạnh.
Theo Helino
Chiếc áo thông minh theo dõi nhịp thở HÀ LAN - Áo đo chức năng phổi bằng cách cảm nhận các chuyển động ở ngực, bụng, được chứng minh đo kết quả chính xác như các thiết bị truyền thống. Áo Hexoskin sử dụng kết hợp với một ứng dụng di động, có thể được sử dụng để theo dõi các bệnh về hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính...