Những sự kiện giáo dục đáng chú ý trong năm 2020
COVID-19 diễn biến phức tạp học sinh học online, ngành giáo dục phải điều chỉnh khung kế hoạch năm học; Đổi tên thành “ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020″ chỉ để xét tốt nghiệp; Sai sót trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 hay vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô,… là những sự kiện giáo dục nổi bật trong năm 2020.
Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh học online, điều chỉnh khung kế hoạch năm học
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, ngành Giáo dục đã triển khai đồng bộ các giải pháp về dạy và học phù hợp với tình hình thực tế, trong đó, giải pháp dạy học qua internet, trên truyền hình.
Để bảo đảm chương trình giáo dục trước tình hình diễn biến dịch phức tạp của dịch Covid-19, hỗ trợ học sinh, giáo viên có đủ quỹ thời gian học tập, ôn tập, Bộ GDĐT đã 2 lần điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020.
Đổi tên thành “kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020″ chỉ để xét tốt nghiệp
Trước tình hình dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Thường trực Chính phủ về phương án thi THPT năm 2020 trong hoàn cảnh học sinh cả nước phải nghỉ học kéo dài vì dịch Covid -19. Dù vẫn tổ chức thi nhưng tên gọi của kỳ thi năm nay thay đổi là “kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020″ thay vì thi THPT như trước đây. Kỳ thi năm nay chỉ tập trung vào mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT.
Sai sót trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1
Tháng 9/2020, ngành giáo dục bắt đầu chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó sử dụng sách giao khoa mới cho học sinh lớp 1. Bước đầu thực hiện đương nhiên có những sai sót. Sách giáo khoa Tiếng việt ở một số bộ sách còn có sự thiếu trong sáng về ngôn ngữ, thiếu hệ thống logic, chưa khai thác được kho tàng văn hóa dân gian dẫn tới việc giáo viên phải vừa dạy vừa điều chỉnh. Đây là tình trạng thực tế và để lại dư luận không tốt.
Điều đáng nói những tồn tại này xảy ra khi các bộ sách giáo khoa chính thức đi vào sử dụng mới bọc lộ mà không được phát hiện trong quá trình biên soạn, thẩm định, hay phê duyệt. Việc sai sót này khiến các đại biểu Quốc hội đang hoạt động trong ngành giáo dục đã phát biểu ý kiến, tranh luận sôi nổi khi đề cập đến những sai sót trong bộ sách giáo khoa mới cho đối tượng học sinh lớp 1.
Chính Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng nêu quan điểm: “Chúng tôi tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, của nhân dân, cùng với giáo viên trực tiếp giảng dạy, tiếp tục rà soát để sách giáo khoa hoàn thiện hơn.
Xử lý hậu gian lận thi THPT quốc gia 2018
Trong năm 2018 xảy ra vụ gian lận thi THPT quốc gia với sai phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức, chấm thi. Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình
Trong cuối năm 2018 và cả năm 2019, trong quá trình điều tra vụ gian lận thi cử, hàng chục cán bộ ngành Giáo dục và Công an bị khởi tố. Nhiều bị can trong số này đã bị khai trừ khỏi Đảng. Không chỉ có các bị can, nhiều người khác cũng bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, hoặc khai trừ khỏi Đảng) vì nâng điểm, hoặc nhờ nâng điểm cho con cháu trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Đến cuối năm 2019, tại Sơn La có 8 bị can bị truy tố, Hòa Bình có 15 bị can bị truy tố, tại Hà Giang có 5 bị cáo bị tuyên án trong vụ án gian lận thi THPT quốc gia.
Sáng 21/5/2020, TAND tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa xét xử 12 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại địa phương này.
Video đang HOT
Nhiều trường đại học của Việt Nam lọt top bảng xếp hạng thế giới
Trong năm 2020, có nhiều trường đại học Việt Nam có mặt trong các bảng xếp hàng của thế giới, đặc biệt năm 2020 ghi dấu ấn với việc nhiều trường lần đầu tiên lọt vào top các bảng xếp hạng.
Ngày 18/2, bảng xếp hạng uy tín của Times Higher Education (THE) đã công bố top 500 trường đại học hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi. Có 3 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng. Cụ thể, ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc nhóm 201-250; Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm 251-300; tiếp theo là ĐH Quốc gia TPHCM thuộc nhóm 401-500.
Theo bảng xếp hạng của Times Higher Education (THE) công bố ngày 22/4, trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp top 200 đại học có chất lượng giáo dục tốt nhất thế giới trong bảng xếp hạng các đại học có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2020 (THE Impact Rankings).
Ngày 15/7, hệ thống xếp hạng đại học Thượng Hải (Academic Ranking for World Universities: ARWU) – hệ thống xếp hạng đại học khó nhất thế giới, xếp Trường Đại học Tôn Đức Thắng vào Top 400 và 500 đại học tốt nhất thế giới theo một số nhóm ngành học thuật năm 2020.
Ngày 2/9, Thời báo Giáo dục đại học (Times Higher Education, THE) công bố kết quả Xếp hạng đại học thế giới mới nhất (World University Rankings, WUR 2021). Việt Nam có 3 trường được xếp hạng cùng với 1527 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới.
Ngày 25/11, Tổ chức giáo dục QS (Quacquarelli Symonds – Vương quốc Anh) công bố kết quả xếp hạng các đại học tốt nhất trong khu vực Châu Á 2021 (QS Asia University Rankings 2021) trong đó Việt Nam có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng trong số 634 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức này đánh giá là tốt nhất trong toàn Châu Á.
Vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô
Cơ quan ANĐT – Bộ Công an xác định, Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng trường này vẫn gửi thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo. Sau đó, có 12 cơ sở đã tuyển sinh được 3.527 học viên, nộp cho trường Đông Đô tổng số tiền hơn 24 tỷ đồng.
Quá trình điều tra vụ án tại Đại học Đông Đô, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, vật chứng như điện thoại, máy tính và tiền…của các bị can. Trong đó có 2 thẻ ngân hàng, gần 500 triệu đồng và 55 nghìn USD của đối tượng chủ mưu đang bỏ trốn là Trần Khắc Hùng (SN 1972), Chủ tịch HĐQT trường này.
Tuy nhiên, qua hồ sơ tài liệu, chứng từ do Đại học Đông Đô cung cấp không đầy đủ nên cơ quan chức năng chỉ xác định được 2.523 người đã nộp hơn 18,2 tỷ đồng. Theo đó, có chuyên gia đề xuất công bố danh tính những người sử dụng bằng giả để tăng tính răn đe vì họ là công chức, viên chức.
Tự chủ đại học được đẩy mạnh
Hơn 250 đại biểu lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, nhà giáo dục đã đề xuất các ý tưởng, giải pháp thúc đẩy tự chủ đại học trong Hội thảo Giáo dục 2020 diễn ra hồi tháng 11. Nếu như trước đây chỉ có hai đại học quốc gia được giao quyền tự chủ cao về chuyên môn, thì từ năm 2014 đã có 23 cơ sở giáo dục đại học được thí điểm thực hiện tự chủ tương đối toàn diện theo Nghị quyết 77 của Chính phủ. Mô hình quản trị đại học đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, tăng quyền chủ động và trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo trong mọi mặt hoạt động. Cùng với hai đại học quốc gia, hầu hết các trường thí điểm tự chủ đã có bứt phá mạnh trong đào tạo và nghiên cứu, góp phần tạo ra diện mạo mới cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Cô giáo Mường lọt vào vào top 10 xuất sắc toàn cầu
Sáng 11/11, cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ được tổ chức Varkey Foundation công bố nằm trong top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020. Cô Hà Ánh Phượng (SN 1991, dân tộc Mường) là giáo viên tiếng Anh của trường.
Ngôi trường nơi cô giáo Phượng đang giảng dạy có tới 85% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhưng nhờ vào công nghệ thông tin và mạng Internet, cô Phượng đã đưa học sinh của mình tham gia vào các tiết học xuyên biên giới.
Trước đó, hồi tháng 3, cô giáo 9X người Mường đã vượt qua hàng chục nghìn ứng viên để lọt vào top 50 giáo viên toàn cầu do tổ chức Varkey Foundation công bố.
Các thầy cô vượt hiểm nguy ra lấy lương thực cho học sinh. Ảnh: VTV
Tình thầy trò trong mùa lũ
Trong trận lũ lịch sử hồi tháng 10 vừa qua khó khăn chia cắt, thực phẩm không tiếp tế được, thầy cô trường PTDT nội trú Bố Trạch lo lắng là sự an toàn của hơn 280 học sinh nội trú. Các thầy giáo đã kết bè chuối vượt lũ để ra bên ngoài vận chuyển lương thực vào tiếp tế cho học sinh
Thương trò vượt rừng đến lớp, các thầy cô trường bán trú Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) dù chằng khấm khá gì đã bàn nhau góp tiền, góp gạo thổi cơm cho các em. Nhờ vậy mà các em được ăn no có sức học con chữ.
Hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng bị cách chức
Sau 13 năm làm Hiệu trưởng trường Đại học Tôn Đức Thắng, ông Lê Vinh Danh bị cơ quan chủ quản, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cách chức giữa tháng 10. Ông Danh bị cho vi phạm khoản 1, khoản 4 Điều 12 Nghị định 27/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Lùm xùm hồ sơ phong tăng giáo sư, phó giáo sư
2020 là năm thứ hai việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư thực hiện theo Quyết định 37/2018. Hôm 6/12, Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố danh sách 39 ứng viên giáo sư và 300 ứng viên phó giáo sư đạt đủ phiếu tín nhiệm. Thời gian công bố danh sách này bị muộn hơn nửa tháng so với kế hoạch do Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhận được đơn tố cáo nhiều ứng viên “khai gian” bài báo quốc tế. Lùm xùm đã khép lại, nhưng những đơn thư tố cáo ứng viên “khai gian” đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn xoay quanh việc tính bài báo quốc tế và các tiêu chuẩn công nhận giáo sư, phó giáo sư.
'Văn bằng 2 tiếng Anh không nên có giá trị suốt đời'
TS Lê Viết Khuyến đề xuất nên đặt ra thời hạn của văn bằng 2 tiếng Anh, không nên có giá trị suốt đời. Nếu không, tấm bằng sẽ không đánh giá được năng lực người học qua thời gian.
Nhiều ý kiến băn khoăn khi cùng đánh giá trình độ ngoại ngữ, nhưng bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh lại có giá trị suốt đời trong khi các chứng chỉ như TOEIC, IELTS chỉ có thời hạn nhất định. Hết thời hạn, người học phải thi lại để chứng minh khả năng tiếng Anh.
Chính điều này dẫn đến sự nở rộ các chương trình đạo tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh ở các trường đại học và nạn "học giả bằng thật" như ở ĐH Đông Đô.
Văn bằng 2 ngôn ngữ tiếng Anh của ĐH Đông Đô cấp cho học viên. Ảnh: N.H.
Khối lượng kiến thức chênh lệch nên giá trị khác nhau
Bà Bùi Thị Thanh Trúc, Trưởng khoa Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) cho biết bằng cử nhân chính quy hay văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh chỉ được cấp cho người học khi họ hoàn thành một khối lượng kiến thức nhất định theo khung chương trình chuẩn quốc gia đã được Bộ GD&ĐT ban hành.
Bất kể ngôn ngữ nào, người học không chỉ luyện thành thạo 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mà còn học nhiều khối kiến thức đại cương, chuyên ngành, kiến thức bổ trợ và các khối kiến thức khác về văn minh, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị. Do đó, như bao nhiêu bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 của những ngành khác, văn bằng ngành Ngôn ngữ Anh có giá trị suốt đời.
Trong khi các chứng IELTS, TOEFL, TOEIC chỉ tập trung vào một mảng kiến thức chuyên biệt trong tiếng Anh. Chứng chỉ TOEIC đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh khi làm việc trong môi trường quốc tế, TOEFL dành cho những người có nguyện vọng học chuyên sâu, du học. Họ chỉ tập trung rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho thành thạo. Tùy theo năng lực, các chứng chỉ sẽ đánh giá khả năng, trình độ của người học theo bậc, số điểm nhất định.
"Việc học những kỹ năng này chỉ là một phần trong khối lượng kiến thức mà chương trình cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh yêu cầu. Nói cách khác, giỏi tiếng Anh chỉ là một phần yêu cầu để có được bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh. Chính vì khối lượng kiến thức khác nhau nên giá trị sử dụng của bằng cử nhân và chứng chỉ tiếng Anh khác nhau", Trưởng khoa Ngoại ngữ của HUFLIT nói.
Nhiều ý kiến lo lắng năng lực, kỹ năng của những người có bằng cử nhân hoặc văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh sẽ bị mai một qua thời gian nhưng giá trị tấm bằng vẫn còn. Trong khi các chứng chỉ TOEIC, IELTS có thời hạn nhất định sẽ đánh giá đúng, thực chất khả năng của người học ở mỗi thời điểm.
Bà Trúc thừa nhận qua thời gian không được sử dụng, trau dồi, những kỹ năng về ngôn ngữ dễ bị mai một, lãng quên. Tuy nhiên, bà cho rằng, để xác định năng lực của người học, người làm ở bất kể thời điểm nào, các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động luôn có cách.
"Đơn vị sử dụng lao động hoàn toàn có thể đưa ra bài kiểm tra, yêu cầu nhân viên chứng minh khả năng của mình. Cơ quan Nhà nước cũng hoàn toàn có thể kiểm tra như vậy, yêu cầu công chức, viên chức cập nhật kiến thức. Vấn đề là các đơn vị đó có muốn kiểm tra hay không chứ không thể đổ lỗi cho tấm bằng", bà Trúc nêu.
Học văn bằng 2 dễ hơn cử nhân chính quy tập trung?
Một thực tế không thể phủ nhận, văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh đang là một trong những yêu cầu tối thiểu để người học tham gia các chương trình, bậc học cao hơn hoặc bổ nhiệm, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức.
"Đây là lựa chọn của người học. Thay vì học một chứng chỉ có giá trị trong 2 năm, họ chọn học văn bằng có giá trị lâu dài, khỏi phải thi đi thi lại", bà Trúc nói.
Trưởng khoa Ngoại ngữ ĐH HUFLIT thừa nhận vì nhiều yếu tố khác nhau, mọi người luôn cảm thấy việc học văn bằng 2 nhẹ nhàng, dễ dàng hơn học chương trình cử nhân chính quy.
Đối với người học văn bằng 2, họ được giảm khối lượng kiến thức đại cương do đã được học từ văn bằng 1. Nên số tín chỉ, khối lượng kiến thức còn lại trong chương trình đào tạo ít hơn so với chương trình chính quy tập trung. Hơn nữa, văn bằng 2 hướng đến đối tượng là người đã đi làm, thời gian đào tạo khoảng 18-24 tháng. Người học được linh động học vào buổi tối, cuối tuần.
"Khi đã đi làm, điều kiện trau dồi kiến thức sẽ khác sinh viên đi học chính quy. Đến lúc này, yếu tố người học rất quan trọng. Nếu họ đầu tư thời gian thì kết quả thu được năng lực cũng tương đương như sinh viên học chính quy. Nhưng do tác động từ công việc đang làm, thời gian, tuổi tác ảnh hưởng đến sự tập trung, đầu tư cho việc học nên chất lượng sinh viên văn bằng 2 thường thấp hơn chương trình chính quy tập trung", giảng viên ĐH HUFLIT đánh giá.
Nhưng không phải tất cả đều như vậy, bà Trúc cho biết vẫn có những sinh viên học lớp văn bằng 2 nhưng năng lực xuất sắc, tốt nghiệp loại giỏi, thực sự có kiến thức, kỹ năng.
Bà Trúc đánh giá việc nhiều người đổ xô đi học văn bằng 2 và bằng nhiều cách có được tấm bằng, trong đó có trường hợp gian dối, không thực học như đã xảy ra ĐH Đông Đô là khó tránh khỏi trong thực tế nếu cơ quan quản lý không có biện pháp kiểm soát.
Yêu cầu bằng cấp gây "học giả, bằng thật"
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), nhận định nguyên nhân của việc "học giả bằng thật" như hiện nay xuất phát từ yêu cầu bằng cấp của các cơ quan tuyển dụng. Khi Nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, người lao động buộc phải có thêm bằng cấp, chứng chỉ mới để đáp ứng yêu cầu việc làm.
Từ đó, học văn bằng 2, văn bằng 3 dần trở thành xu hướng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian vừa học vừa làm, dẫn đến tình trạng "mua bằng" nở rộ ở nhiều trường đại học.
Về việc sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh để "bắc cầu" làm mục đích khác, TS Khuyến đề xuất các cơ quan cần đặt ra tiêu chí riêng.
"Ví dụ, những người muốn học lên bậc cao hơn, cần có đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hoặc phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, chứ không phải "chạy" bằng 2 tiếng Anh để làm điều kiện đầu vào", nguyên phó vụ trưởng đề xuất.
Ông Khuyến cho rằng văn bằng 2 tiếng Anh ở các trường đại học cũng nên đặt thời hạn 2 năm giống các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Sau 2 năm, kiến thức có thể mai một, thiếu tính cập nhật, người học cần học và lấy bằng mới để đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan làm việc hoặc cơ sở đào tạo.
Ông T., giáo viên tiếng Anh tại Hà Nội, cũng nhận thấy việc đặt thời hạn nhất định cho bằng tiếng Anh có lợi ích nhất định. Điều này khiến người học phải liên tục trau dồi, cập nhật kiến thức mới. Ví dụ, các chứng chỉ tiếng Anh ở nước ngoài như IELTS, TOEIC chỉ có thời hạn trong 2 năm. Nếu chứng chỉ hết hạn, học viên phải lấy chứng chỉ mới.
Nhưng thời hạn 2 năm, theo ông T., cũng có những bất cập như tốn kém thời gian và tiền bạc để học và thi.
"Không nên để chứng chỉ có giá trị vĩnh viễn, thay vào đó có thể đặt thời hạn 10 năm thi lại một lần, như thế sẽ phù hợp hơn", Ông T. đề xuất.
Ngoài ra, ông T. cho rằng cơ quan Nhà nước cần xem xét và thống nhất khung chương trình chung cho việc đào tạo và cấp bằng cử nhân tiếng Anh. Tiếng Anh là ngành đặc thù, nếu đặt ra tiêu chuẩn quốc gia cho những trường đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh, việc kiểm soát chất lượng đào tạo và xử lý sai phạm sẽ thuận tiện hơn.
Việt Nam có 2 trường vào Top 100 đại học phát triển bền vững nhất thế giới Tổ chức xếp hạng UI GreenMetric World University Ranking (UI GreenMetric) vừa công bố kết quả xếp hạng các đại học phát triển bền vững nhất thế giới năm 2020. Trường ĐH Trà Vinh - Ảnh minh họa UI GreenMetric là tổ chức đầu tiên và duy nhất trên thế giới xếp hạng các đại học theo các tiêu chí về xây dựng,...