Những sự kiện đình đám của ngành Giáo dục năm 2017
Năm 2017 trôi qua với rất nhiều sự kiện giáo dục tác động mạnh mẽ đến xã hội. Bên cạnh những thành tựu xuất sắc, thì đâu đó trong ngành giáo dục vẫn tồn tại những vấn đề đáng lưu tâm xuất phát từ học sinh, phụ huynh và hiện hữu ngay cả trong chính nhà trường, trong đội ngũ giáo viên trên khắp cả nước.
Nạn bạo hành trẻ em tại các cơ sở giáo dục vẫn tiếp diễn (Ảnh: Người Đưa Tin)
Đổi mới kỳ thi THPT Quốc Gia 2017
Năm 2017 là năm thứ ba kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội nhưng kết quả vẫn bảo đảm độ tin cậy để xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ cho các đại học, cao đẳng sử dụng trong tuyển sinh.
So với các kỳ thi năm 2015, 2016 , kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 tổ chức thi 5 bài thi: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học Xã hội (KHXH). Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan trong 2 ngày rưỡi. Bên cạnh đó, quy chế thi cũng cho phép và khuyến khích học sinh ngoài thi các bài thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) thì có thể đăng ký thi cả 2 bài thi tự chọn (KHTN và KHXH) để tăng thêm cơ hội xét tuyển vào đại học, cao đẳng và khuyến khích các em học tập toàn diện hơn. Ngoài ra, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tiếp tục sử dụng kết quả học tập trong năm lớp 12 với kết quả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Lạm thu hội Cha mẹ học sinh
Đầu tháng 9 năm 2017, dư luận bức xúc vì trên mạng xã hội xuất hiện bức ảnh một tờ phiếu thu mang tiêu đề trường THCS Minh Tân với 20 khoản thu lên tới hơn 9 triệu đồng. Mặc dù Trường THCS Minh Tân báo cáo không lạm thu nhưng đoàn kiểm tra của Phòng GD&ĐT đã tiến hành kiểm tra thực tế, xác định tại trường này có tình trạng lạm thu trái quy định.
Sau đó, Bộ GD&ĐT có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc báo cáo và cam kết thực hiện giá dịch vụ giáo dục năm học 2017-2018. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị cấp có thẩm quyền bên cạnh việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chấn chỉnh, cần tăng cường kiểm tra việc thu, chi đầu năm học đúng quy định để bảo đảm quyền lợi của người học; xử lý nghiêm các trường học cố tình thu các khoản ngoài quy định dưới nhiều hình thức khác nhau, gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội.
Đề án đổi mới chương trình SGK
Từ năm học 2018 – 2019 bắt đầu triển khai áp dụng chương trình GDPT và SGK mới đối với mỗi cấp tiểu học, THCS, THPT (Ảnh: Kênh Tuyển Sinh)
Ngày 28-11-2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 yêu cầu từ năm học 2018 – 2019 bắt đầu triển khai áp dụng chương trình GDPT và SGK mới đối với mỗi cấp tiểu học, THCS, THPT với lộ trình cụ thể: năm học 2018 – 2019, lớp 1, lớp 6 và lớp 10; năm học 2019 – 2020, lớp 2, lớp 7 và lớp 11; năm học 2020 – 2021, lớp 3, lớp 8 và lớp 12; năm học 2021 – 2022, lớp 4 và lớp 9; năm học 2022 – 2023, lớp 5. Đến nay, việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 tuy đã đạt được một số kết quả nhưng còn nhiều hạn chế, bất cập.
Video đang HOT
Chính vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội cho phép triển khai áp dụng chương trình GDPT và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với cấp tiểu học từ năm học 2019 -2020, đối với cấp trung học cơ sở từ năm học 2020 – 2021 và đối với cấp trung học phổ thông từ năm học 2021 – 2022 (lùi một năm so với dự tính ban đầu). Tuy nhiên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cần làm rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc tổ chức xây dựng và hoàn thiện chương trình, SGK phổ thông; không tăng kinh phí thực hiện đề án. Bên cạnh đó, Uỷ ban còn đặt ra vấn đề: lùi 1 năm liệu có đủ để chuẩn bị cải cách chương trình không, hay phải lùi thêm nữa?
Đề xuất miễn học phí tới cấp Trung học cơ sở
Tháng 11 năm 2017, Bộ GD-ĐT trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành với một số thay đổi đáng chú ý, trong đó có dự thảo đề xuất mở rộng đối tượng không phải đóng học phí đến học sinh cấp THCS trường công lập.
Theo dự thảo, mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp.
Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.
Nạn bạo hành trẻ em
Nạn bạo hành trẻ em tại các cơ sở mầm non tư thục đang có chiều hướng gia tăng khi liên tiếp xuất hiện những clip ghi lại hình ảnh các cô giáo tại trường mầm non có hành động bạo hành trẻ được gửi tại tường. Ngày 8/1, trên mạng xã hội xuất hiện video dài gần 2 phút ghi cảnh một cô giáo tại trường mầm non Sen Vàng (phường Minh Khai – Hà Nội) cầm dép đập vào đầu, mặt bé trai khiến bé khóc, dùng vật cứng đập vào đầu bé khác cùng lời đe dọa “ngậm mồm”. Cuối video, một cô giáo mặc đồ thể thao, hai tay đút túi quần, dùng đầu gối thúc nhẹ vào bụng một bé đang khóc kèm lời quát
Đến ngày 26/11, clip của báo Báo ghi nhận cảnh bạo hành trẻ em tại cơ sở tư thục Mầm Xanh (ngụ đường HT5, KP3, P.Hiệp Thành, quận 12) được đăng tải. Trong clip, các bảo mãu tại đây liên tục dùng tay chân đánh, đá mạnh vào cơ thể non yếu của trẻ hoặc tiện tay có khăn vải, bình nhựa, muỗng hay thậm chí là dao thì những người phụ nữ này cũng đều sẵn sàng “xuống tay” với các bé.
Dù cơ quan Công an và Bộ Giáo dục Đào tạo đã có những động thái giải quyết tình trạng nhưng sự việc đã khiến nỗi nghi ngại về chất lượng các cơ sở mầm non ngày một gia tăng.
Đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền – nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên Phó viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy – học phổ thông – về việc giảm bảng chữ cái từ 38 xuống còn 31 chữ, cải tiến chữ viết tiếng Việt với “giáo dục” thành “záo zụk”, “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” của PGS.TS Bùi Hiền nhận được rất nhiều ý kiến tranh luận trên cộng đồng mạng.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đề xuất của ông Hiền đáng được ghi nhận vì đó là nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Dưới góc độ chuyên môn, một số chuyên gia ngôn ngữ nêu quan điểm đổi mới là cần thiết nhưng đối với chữ viết, sự ổn định là cần thiết hơn. Bởi vì, chữ viết đã trở thành một phần của văn hóa. Bên cạnh đó, việc thay đổi chữ viết sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề khác và có tác động không nhỏ đến xã hội.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định, Chính phủ và Bộ GD&ĐT chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ trong thời điểm hiện tại. Bộ GD&ĐT và Chính phủ trân trọng tất cả công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế cần có sự thẩm định của chuyên gia, ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ.
PGS Văn Như Cương qua đời ở tuổi 80
0h27 ngày 9/10, PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Lương Thế Vinh, qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 80 tuổi sau 3 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư gan. Lễ viếng PGS Văn Như Cương diễn ra từ 10h30 đến 12h30 ngày 12/10 (tức 23/8 âm lịch) tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào hồi 12h30 cùng ngày, an táng tại đài hoá thân hoàn vũ, nghĩa trang Văn Điển.
Theo Toquoc.vn
Thay đổi lớn nhất trong cải cách của PGS Bùi Hiền: X đọc thành 'khờ'
Nếu trong đề xuất lần thứ nhất, PGS Bùi Hiền chuyển đổi "Tiếng Việt" sang "Tiếq Việt" thì bản nghiên cứu hoàn chỉnh này, ông viết thành "Tiếw Việt".
Bảng chữ cái mới theo cải cách của PGS Bùi Hiền.
Nghiên cứu mới nhất của PGS Bùi Hiền bao gồm 2 phần. Ông phân tích hệ thống nguyên âm và phụ âm bằng cách thống kê lại, sau đó lập bảng một chữ cái tương ứng với một âm vị (âm tồn tại trong ngôn ngữ).
Thay đổi về cách đọc chữ cái
Bảng chữ cái PGS Bùi Hiền lập nên là kết quả của 40 năm nghiên cứu, mang những nét thay đổi lớn nhất trong cải cách chữ viết. Theo đó, bảng chữ cái mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c.
Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như f (phờ), j (jờ), k (chờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).
"Với chữ hiện hành có một âm vị ch (chờ) nhưng khi viết lại có 4 chữ cái là Ch ch, Tr tr tạo nên việc rờm rà, vì thế tôi chỉ lấy một chữ c đọc là (chờ).
Tôi bỏ chữ đ, và thêm chữ j trong bảng chữ cái tiếng Việt mới để hội nhập với quốc tế.
Tôi sử dụng chữ f (phờ) thay cho ph, thay chữ g (gờ) cho gh để rút gọn ký tự", PGS Bùi Hiền lý giải.
Với chữ s (sờ) sẽ biểu thị cho chữ x và chữ s, đồng thời xóa bỏ chữ x với âm vị cũ vì rất khó để phân biệt giữ các từ như xuất sắc, sắp xếp... Thay vào đó, PGS Bùi Hiền sẽ tạo nên âm vị mới là x (khờ). Một số chữ có âm vị hoàn toàn mới là k (cờ), w (ngờ)...
Trong bản cải cách tiếng Việt đã hoàn thiện này có sự thay đổi so với phần 1 đã công bố, theo đó chữ q (thờ) biểu thị chữ th, chữ w (ngờ) biểu thị chữ ng.
"Chữ ng thường đứng ở vị trí cuối của một từ, vì thế khi chuyển đổi trong một văn bản có quá nhiều chữ q đứng cuối thì nhìn sẽ... chướng mắt. Chính vì thế, đề xuất cải tiến chữ Tiếng Việt của tôi chuyển thành Tiếq Việt ngay lập tức bị phản ứng, sau quá trình nghiên cứu, tôi đổi thành Tiếw Việt", PGS Bùi Hiền nói.
PGS Bùi Hiền cho biết vừa qua có nhiều người e ngại rằng "lợi bất cập hại" vì sẽ phải in lại toàn bộ sách báo, ấn phẩm, sách giáo khoa, hợp đồng kinh tế, giấy tờ tuỳ thân... Tuy nhiên, thực tế xưa nay ở nước ta cũng như trên thế giới không ai làm như vậy cả. Bởi những người biết chữ quốc ngữ vẫn hoàn toàn tự do, yên tâm sử dụng những thứ đó cho đến hết đời. Người ta chỉ in bằng chữ mới các tài liệu, báo chí, giấy tờ, công văn mới.
Theo PGS Bùi Hiền, có ý kiến cho rằng cải cách chữ viết làm mất cả vẻ đẹp, mất tính thẩm mỹ của chữ quốc ngữ. Quả thực, nếu thoạt nhìn vào một đoạn văn bản bằng cách viết cải tiến những con chữ La tinh với bố cục ngắn gọn hơn nên thấy không đẹp và tức mắt.
Nhưng đó chỉ là thói quen tạo nên các kiểu thẩm mỹ. Thói quen này thường thay đổi theo hướng thuận lợi và có lợi ích thiết thực.
Khó khả quan dù đề xuất tâm huyết
Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, giảng viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết ông rất trân trọng tâm huyết của PGS.TS Bùi Hiền. Tuy nhiên, ông đánh giá rằng sự thành công của đề án không chỉ duy nhất nhờ bằng tâm huyết, nếu không được thuyết phục bằng thực tế bản thể của tiếng Việt.
Nhà nghiên cứu này nhận định những căn cứ của PGS.TS Bùi Hiền để phân chia âm tiết tiếng Việt thành những "khúc đoạn", tức âm vị (có thể cả những hiện tượng được cho là "siêu đoạn" gồm âm vị, âm tiết) không dễ thuyết phục về tính khách quan, khả tín. Cho nên không thể dựa vào đó tạo nên cuộc "hôn phối" giữa một âm vị của âm tiết với một/hai/ba chữ cái La tinh.
Ngoài ra, nhà nghiên cứu này cho rằng: "Sự tương thích giữa âm với chữ (chữ La tinh) có chăng chắc khi bắt đầu xây dựng (chữ viết cho những dân tộc thiểu số chưa có chữ viết như ở Việt Nam chẳng hạn).
Khi nó tồn tại từ lâu đời và trở thành sự kiện văn hóa - xã hội - lịch sử của dân tộc, tức nó có đời sống riêng, có tư cách như mặt biểu đạt cho mặt nội dung của ký hiệu thì có nên nhìn nó bằng "con mắt ngữ âm/âm vị" để tính đến chuyện cải cách?".
Theo Dân Việt
Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn Từ xưa đến nay thực tế chứng minh, khi nhu cầu giáo viên lớn thì "giá" của sinh viên sư phạm tăng lên. Còn vừa rồi sinh viên không vào sư phạm là vì... Miễn học phí cho sinh viên sư phạm là một sự lãng phí lớn (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn) Tại hội thảo khoa học Tác động chính sách miễn...