Những sản phẩm quan trọng cần “tậu” khi sử dụng bếp ga
Những sản phẩm mà chúng tôi giới thiệu dưới đây sẽ giúp các chị em bảo quản cũng như sử dụng bếp ga nhà mình một cách an toàn và hiệu quả nhất…
Bếp ga là một thiết bị nhà bếp dùng để nấu nướng rất thông dụng đối với những bà nội trợ. Vấn đề đảm bảo vệ sinh, an toàn cháy nổ cũng như tiết kiệm ga là mà điều các gia đình rất quan tâm. Dưới đây, chuyên mục Mua sắm sẽ giới thiệu đến bạn một vài sản phẩm cần thiết để sử dụng và bảo quản bếp ga một cách tốt nhất nhé!
Máy cảnh báo rò rỉ ga
Bạn lo lắng khi bình ga bị rò rỉ dẫn đến hậu quả rất khó lường như khó thở, cháy nổ làm thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản? Chiếc máy cảnh báo này sẽ giúp bạn phát hiện sớm gas rò rỉ, rất an toàn và tiện dụng cho gia đình…
Máy cảnh báo rò rỉ ga
Máy cảnh báo ga rò rỉ là loại máy cảm biến điện tử có độ bền và ổn định cao. Nó sẽ tự động cảnh báo khi có khói cháy, khí dễ cháy (như cồn, hơi xăng, propan, butan, biogas…), ga rò rỉ với ngưỡng cảnh báo &ge 12% LEL (khi nồng độ ga quá ngưỡng này có thể khiến người ta xây xẩm mặt mày, đầu óc choáng váng và lịm dần đi).
An toàn cho bếp ga nhà bạn
Cách sử dụng và lắp đặt khá đơn giản, bạn chỉ cần bắt vít hoặc đóng đinh vào tường và treo máy lên gần nơi cần cảnh báo ga rò rỉ. Máy hiển thị đèn sáng màu xanh báo hiệu máy hoạt động bình thường, đèn vàng sáng báo hiệu máy bị lỗi cần sửa chữa và bảo hành, đèn đỏ sáng đồng thời chuông báo động kêu liên tục là báo hiệu ga bị rò rỉ.
Sản phẩm có giá từ 350 ngàn đồng.
Thiết bị tiết kiệm ga cho bếp
Video đang HOT
Trong giai đoạn giá ga đang tăng cao như hiện nay, việc dùng một thiết bị tiết kiệm ga sẽ giúp tiết kiệm đến 30% lượng ga tiêu thụ mang đến lợi ích cực lớn về kinh tế là điều bạn không thể không quan tâm.
Thiết bị giúp bạn tiết kiệm ga
Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện dòng sản phẩm đột phá trong giải pháp tiết kiệm ga. Thiết bị này giúp bạn tiết kiệm từ 25 – 30% ga, tạo ngọn lửa cháy xanh và đều hơn. Giúp tăng 20% hiệu suất nhiệt của bếp ga, giảm thời gian đun nấu. Ngoài ra còn khử mùi ga sống, giảm khí thải độc hại.
Nguyên lý hoạt động khoa học
Giúp sử dụng ga an toàn hơn với bộ phận chống cháy ngược được thiết kế bên trong giảm tối đa khả năng cháy nổ nên rất an toàn khi sử dụng. Dễ dàng lắp đặt và được chế tạo bằng thép không gỉ, độ bền cao.
Sản phẩm được bán với giá từ 390 ngàn đồng.
Chất tẩy rửa làm sạch bếp ga
Bên cạnh việc bảo đảm an toàn thì vấn đề vệ sinh cũng cần được lưu tâm hơn cả. Một bếp ga sáng bóng nơi phòng bếp sẽ tạo cảm hứng hơn cho các bà nội trợ đúng không nào?
Một trong số những sản phẩm tẩy rửa bếp ga
Trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều các loại chất tẩy rửa bếp ga. Chúng giúp tẩy sạch các chất dầu mỡ ở bếp ga trong quá trình bạn đung nấu. Ngoài tác dụng đem lại bề mặt bếp sáng bóng và sạch như mới thì nó còn có thêm công dụng diệt trùng, khử mùi hôi và diệt nấm mốc.
Cho bếp ga sáng bóng và sạch hơn
Khi sử dụng những loại chất tẩy rửa này, bạn cũng nên lưu ý pha chất tẩy theo đúng tỉ lệ hướng dẫn được in trên nhãn mác nhé!
Những chai nước tẩy rửa được bán với giá khá mềm, khoảng từ 15 ngàn đồng trở lên.
Bàn chải kèm dao: Vệ sinh bếp “2 trong 1″
Bàn chải bếp ga đa năng đến từ “Xứ sở mặt trời mọc”
Đây là dụng cụ vệ sinh “2 trong 1″ đến từ Nhật Bản dành riêng cho bếp ga. Sản phẩm đa chức năng này bao gồm 2 đầu:
Một đầu là bàn chải dùng để cọ rửa vệ sinh phía trên bề mặt bếp ga. Các lông bàn chải dược làm từ các sợi thép nhỏ rất chắc chắn để có thể cọ sạch các vết bẩn của dầu mỡ do xào nấu.
Với 2 đầu hữu dụng cho việc vệ sinh bếp
Đầu kia là mũi kim loại nhọn có hình răng cưa. Nó sẽ giúp bạn cạy sạch các vết bẩn ở sâu bên trong kẽ của bếp ga nhà bạn một cách hiệu quả.
Sản phẩm này được bán với giá từ 30 ngàn đồng.
Các bà nội trợ có thể tìm mua những sản phẩm bảo vệ an toàn cũng như giữ vệ sinh cho bếp ga của gia đình mình tại các siêu thị, những cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gia dụng hoặc tham khảo trên các trang web bán hàng online uy tín trên toàn quốc nhé!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ta gọi nhau "mình ơi"!
Ngày mới cưới nhau, em nói: hay xưng hô với nhau là "mình" đi anh, nghe cho nó tình cảm. Nói thật, anh cứ thấy nó "sến sến" thế nào. Vậy là thôi, từ đó chúng ta gọi nhau bằng tên hoặc bằng cách gọi thông dụng là "anh" và "em". Nhưng, em lại ra điều kiện: dùng từ thông dụng nhưng bớt trọng âm và thêm nhiều cảm xúc, có nghĩa là khi xưng hô với nhau phải luôn thật nhẹ nhàng. Tất nhiên, anh tán thành yêu cầu dễ thương đó!
Ngày có con, chúng ta gọi nhau bằng "ba" và "mẹ". Rồi một hôm, thằng nhóc con lớn lên bỗng hỏi em một cách lí lắc rằng: "Sao mẹ lại gọi ba của con là ba". Em đỏ mặt sượng sùng. Từ đó, chúng ta lại gọi nhau như trước bằng hai từ thiên hạ vẫn xài nhất là "em" và "anh".
Không biết tự bao giờ chúng ta lại gọi nhau là ông xã và bà xã. Anh chỉ nhớ một hôm nào đó em gọi anh là ông xã trước mặt bạn bè, không hiểu sao anh thấy thích thích, từ đó chúng ta thành ông bà xã của nhau.
Ảnh: Internet
Cuộc sống bộn bề lúc đắng lúc cay, vợ chồng sống bên nhau tình cảm cũng khi vơi khi đầy là điều khó tránh. Có những lúc cắng đắng nhau em xưng "tui", anh bực mình gọi cô này cô nọ. Rồi khó khăn qua đi, những giận hờn cũng giảm bớt, vợ chồng lại nắm tay nhau thủ thỉ: hãy cố đừng làm gì tổn hại đến hạnh phúc gia đình. Và cứ thế, chúng ta lại gọi nhau như mọi khi.
Rồi với thời gian, chúng ta vẫn gọi nhau bằng hai từ "anh" và "em" nhưng sao âm thanh nghe không còn như trước nữa. Anh giật mình nhận ra nó đã không còn ngọt ngào và mềm mại. Tiếng gọi anh cộc lốc, tiếng xưng em khô khan. Vợ chồng nói chuyện với nhau những câu chuyện rời rạc, ít gọi nhau mà chỉ là xưng, vì mỗi người đều cố nhấn mạnh cái tôi trong câu nói của chính mình.
Cuộc sống vợ chồng ngày một ngột ngạt. Em nói, chúng ta xích mích với nhau mãi vì không còn yêu nhau nữa. Anh cũng nhận ra tình cảm vợ chồng như sợi dây thun đã giãn, sắp đứt. Có lần em nhìn anh, cái nhìn đầy xót xa rồi hỏi, không biết em hỏi anh hay hỏi chính mình: "Mình phải làm sao đây?".
Em phải vào bệnh viện nằm cả tuần nay. Nhà mình xơ xác, anh và các con ngơ ngác khi bỗng dưng thiếu vắng em. Các con níu tay anh: "Ba ơi, nhà mình không thể không có mẹ". Cảm giác sợ hãi làm anh ngạt thở. Nắm chặt tay em và nhìn đôi mắt nhắm nghiền mệt mỏi, anh buột miệng thì thào: "Mình, mình ơi, hãy ráng khỏe nghe em".
"Mình ơi". Tiếng gọi ấy làm chính anh thấy nghẹn ngào. Mình ơi, mình ơi! Cả một quãng đời sống bên nhau làm chồng làm vợ, đến giờ này anh mới hiểu thấu hai tiếng "mình ơi".
Theo PNO