Những sai lầm “khó gỡ” của Google Maps
Trung Quốc và Ấn Độ là hai trong số các quốc gia có nhiều vấn đề tế nhị, khi nói về cách biên giới của họ được mô tả trên các bản đồ không chính thức. Trên thực tế ở cả hai quốc gia, việc xuất bản các bản đồ mà biên giới đi chệch khỏi hướng dẫn chính thức là khá phổ biến.
Điều này làm cho biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở thành vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là khi các khối lớn của nó bị tranh chấp.
Một bang của Ấn Độ “bốc hơi”
Arunachal Pradesh là một lãnh thổ tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Cả hai quốc gia thậm chí đã xung đột “ nóng” trên lãnh thổ vào năm 1962. Ấn Độ hiện coi Arunachal Pradesh là một trong những bang của mình, còn Trung Quốc khẳng định đây là một phần của miền Nam Tây Tạng. Có một sự đối xứng cho những tranh chấp này: Ở phía Tây, Aksai Chin được Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, nhưng thực tế, do Trung Quốc quản lý. Về phía Đông, hầu hết Arunachal Pradesh được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, nhưng lại do Ấn Độ quản lý. Đây là những lãnh thổ rộng lớn, vì vậy có khá nhiều điểm cần một sự thỏa hiệp.
Google Maps đã vô tình dính líu đến tranh chấp này. Vào năm 2009, nhiều người nhận thấy rằng Google Maps đã hiển thị hai kết quả khác nhau cho Arunachal Pradesh, tùy thuộc vào quốc gia mà người dùng đang tìm kiếm. Đối với người sử dụng dịch vụ này ở Ấn Độ, Arunachal Pradesh đã được hiển thị như một phần của Ấn Độ, còn đối với người dùng ở Trung Quốc, vùng đất này trở thành một phần của Trung Quốc, nhưng không có tên.
Video đang HOT
Sau khi bị phản ứng dữ dội từ cả hai phía, hiện nay, Arunachal Pradesh đã được liệt kê là một lãnh thổ tranh chấp trên bản đồ quốc tế Google.
“Tước” chủ quyền lãnh thổ của Tây Ban Nha
Đảo Parsley là một hòn đảo nhỏ không có người ở ngay ngoài khơi Morocco (Bắc Phi). Mặc dù Parsley giống một hòn đá hơn là một hòn đảo, nhưng Tây Ban Nha và Morocco vẫn tranh chấp căng thẳng. Cả hai đều tuyên bố đây là một phần lãnh thổ của họ.
Hai quốc gia này thậm chí còn không thể thống nhất về tên của “hòn đảo”. Tây Ban Nha gọi nó là Isla de
Perejilor (đảo Parsley Island), trong khi Morocco gọi nó là Leila (đảo Bóng đêm). Vào tháng 7/2002, hòn đảo này là trung tâm của một cuộc chiến giữa hai quốc gia, sau khi nó bị chiếm giữ bởi một số binh sĩ Marocco. Tây Ban Nha đã triển khai quân đội của mình để trục xuất người Morocco. Hai quốc gia ở trong tình trạng bế tắc cho đến khi Mỹ can thiệp.
Cuối cùng, Tây Ban Nha và Marocco đã đồng ý từ bỏ hòn đảo, đưa nó vào dạng được liệt kê là “đang được xem xét” và không thuộc sở hữu của một quốc gia nào. Tuy nhiên, Google đã “tái khởi động” cuộc tranh chấp vào năm 2010, khi họ thể hiện hòn đảo này là một phần của lãnh thổ
Morocco, khiến Tây Ban Nha nổi giận. Google sau đó đã phải làm rõ rằng đó là lỗi của mình và điều chỉnh lại hòn đảo là một lãnh thổ tranh chấp.
Nano
Theo GD&TĐ
Ấn Độ công bố xác tên lửa không đối không của Pakistan
Không quân Ấn Độ (IAF) đã công bố xác tên lửa do Mỹ sản xuất, đồng thời kết luận rằng chiến đấu cơ Pakistan đã tấn công các căn cứ quân sự của New Delhi.
Giới chức Ấn Độ công bố xác tên lửa AMRAAM
Theo Đài RT ngày 1.3 dẫn lời đại diện IAF cho hay một chiếc MiG-21 Bison của Ấn Độ đã bắn hạ chiến đấu cơ F-16 của Không quân Pakistan (PAF) ngày 27.2. F-16 là một trong số nhiều chiếc đã tấn công các căn cứ quân sự của Ấn Độ, đại diện IAF khẳng định.
Mặc dù Islamabad bác bỏ việc sử dụng F-16 trong vụ tấn công, IAF đã công bố những bức ảnh về xác tên lửa AIM-120 AMRAAM do Mỹ sản xuất, đồng thời nhấn mạnh đây là bằng chứng cho thấy chiến đấu cơ Pakistan đã tham gia vụ tấn công.
PAF đã đặt mua 500 tên lửa AMRAAM trong năm 2006 và đây là một phần trong hợp đồng mua đạn dược cho F-16 trị giá 650 triệu USD với Washington.
Được hãng Raytheon sản xuất, AMRAAM là tên lửa không đối không tầm trung có cơ chế dẫn đường quán tính và radar chủ động, được Mỹ và 33 quốc gia khác trên thế giới sử dụng.
Theo Infornet
Chiến tranh Pakistan-Ấn Độ sẽ gây "mùa đông hạt nhân", loài người chết đói Theo Express, một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan nếu xảy ra có thể giảm nhiệt độ xuống mức thời kỳ băng hà, gây ra một mùa đông hạt nhân đủ phá hủy nền văn minh nhân loại và làm 90% dân số toàn cầu chết đói. Việc Pakistan bắn rơi chiến đấu cơ Ấn Độ trong bối cảnh...