Những sai lầm của phụ huynh khi kèm con học ở nhà
Nhiều phụ huynh thường kèm con học và làm bài tập về nhà, tuy nhiên, nhiều người mắc những sai lầm này khiến việc học trở nên kém hiệu quả.
Phàn nàn về bài tập, làm giúp con
Trước mặt con trẻ, cha mẹ không nên phàn nàn về số lượng bài tập của con quá nhiều và quá khó. Nếu cha mẹ cảm thấy bài về nhà vượt quá khả năng của con mình, có thể trò chuyện với giáo viên phụ trách để trao đổi.
Còn khi ở nhà, cha mẹ nên tôn trọng những gì mà giáo viên đã giao cho con và khuyến khích con nỗ lực làm hết những gì đã được giao.
Nhiều bậc phụ huynh thấy con có nhiều bài tập và bài khó nên đã làm thay con. Đây là điều tuyệt đối không nên làm. Làm bài thay con không thể giúp con cải thiện được năng lực học tập, bổ sung kiến thức mà còn ảnh hưởng tới tính kỷ luật của con, khiến con ỉ lại vào cha mẹ nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Hiểu sai tính chất bài tập về nhà
Nhiều phụ huynh cho rằng, bài tập về nhà là phương pháp để con có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới nhưng thực tế, bài tập về nhà là giúp con củng cố kiến thức đã được học trên lớp.
Và hơn cả, bài về nhà là cơ hội để con có thể học được cách làm việc một cách độc lập và tự chủ. Nhiều cha mẹ có xu hướng biến thời gian làm bài tập về nhà thành những buổi tranh luận.
Tuy nhiên, hãy để con có thời gian yên tĩnh, tìm hiểu các vấn đề trong bài tập về nhà.
Nếu con gặp bài khó, cha mẹ có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ để con có thể tự giải quyết bài tập của mình.
Không nhất quán các quy tắc
Về tổng thể, bài tập về nhà là cơ hội để trẻ học hỏi tính tự giác và làm việc tự chủ. Chính vì thế, cha mẹ cần nhất quán với trẻ một số những quy tắc nhất định khi làm bài tập.
Ví dụ như giúp con cái đặt ra thời gian bắt đầu và kết thúc phù hợp.
Ngoài ra, con cần phải làm bài tập về nhà ở một địa điểm cố định ( phòng học, phòng sách, bàn học…) và không có sự xuất hiện của những thiết bị có thể gây nhiễu như iPad, điện thoại…
Các hoạt động ngoại khóa là cần thiết nhưng không phải quan trọng nhất. Cha mẹ nên cân nhắc các chương trình ngoại khóa cùng với thời gian làm bài tập về nhà để con không bị quá tải các hoạt động.
Làm sao để học ở nhà hiệu quả
Thông thường, sự tập trung ở trẻ không kéo dài quá 40 phút (tùy thuộc vào độ tuổi mà thời gian có thể thay đổi). Sau khoảng 90 phút, hiệu suất tập trung của trẻ sẽ giảm đáng kể.
Vì thế, cần có thời gian bắt đầu và kết thúc cho bài tập về nhà. Quan trọng nhất là cần có thời gian nghỉ giải lao khoảng 10-15 giữa các hoạt động khác nhau.
Để thuận lợi nhất, nên bắt đầu từ những bài tập đơn giản cho tới khó dần.
Hãy để phần dễ nhất hoặc trẻ thích nhất ở sau cùng để con có thêm hứng thú làm bài. Nên đặt đồng hồ cạnh bàn học để con có thể theo dõi thời gian.
Đà Nẵng: Trải nghiệm "một ngày quân ngũ" của các chiến sĩ tí hon
Với Ngày hội Chiến sĩ tí hon, các bé mầm non được tham gia các hoạt động tại thao trường như thồ hàng ra tiền tuyến, chuyển lương thực vượt chướng ngại vật, duyệt binh, thi gấp chăn, áo quần,..
Chiến sĩ tí hon "nhập ngũ"
Trong 2 ngày 13 và 14/4, Trường Mầm non Bình Minh (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đã tổ chức chương trình Chiến sĩ tí hon với các hoạt động văn nghệ cùng những trò chơi vận động tập thể như: thồ hàng ra tiền tuyến, vác lương thực vượt qua chướng ngại vật, thi bò, trườn qua các địa hình, thi duyệt binh, gấp chăn màn, áo quần nhanh...
Tùy theo từng độ tuổi, sẽ có những trò chơi mang tính vận động phù hợp. Các bé còn được giao lưu, tương tác với các chú bộ đội trong mọi hoạt động của ngày hội.
Cô Nguyễn Quốc Thư Trâm - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Ngoài là một hoạt động tập thể lớn của nhà trường được duy trì tổ chức hàng năm, Ngày hội Chiến sĩ tí hon còn là sân chơi góp phần giúp trẻ hình thành một số kỹ năng xã hội, kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Các bé cũng học tập được tính kỷ luật, sự tỉ mỉ, tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn, sự nhanh nhẹn, hoạt bát...".
Ngoài ra, thông qua các hoạt động tương tác tập thể, GV có cơ hội hiểu thêm về tính cách cũng như khả năng, sở trường của từng trẻ để có những điều chỉnh phù hợp trong chăm sóc và nuôi dạy trẻ.
Dưới đây là một số hình ảnh của Ngày hội Chiến sĩ tí hon:
Chiến sĩ nhí thuộc tiểu đội nhà trẻ 6 - 12 tháng
Chiến sĩ nhí thồ hàng ra tiền tuyến
Thi di chuyển dưới đường hầm của khối lớp Lớn
Bộ đội hướng dẫn cho "đồng đội" gấp chăn
Chăm sóc "bệnh binh" tại bệnh viện dã chiến
Phút thư giãn hiếm hoi của các "chiến sĩ": Xếp hàng xem phim Tiến về dinh Độc lập
Chiến sĩ thuộc tiểu đội "lớp Lớn" được trải nghiệm ăn cơm trưa tại thao trường bằng cà mèn cơm
Ngủ trưa tại lều
Mỗi chiến sĩ được nhận một kỷ niệm chương trong ngày xuất ngũ
8 lưu ý quan trọng khi chọn lựa nguyện vọng thi lớp 10 ở TP.HCM Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn thi tuyển vào lớp 10 năm học 2021-2022, trong đó có một số lưu ý quan trọng đến học sinh khi chọn lựa nguyện vọng. Thứ nhất, tham dự kỳ thi vào lớp 10, học sinh sẽ được đăng ký 3 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên 1, 2, 3 vào lớp 10...