Những rủi ro hàng đầu và ý nghĩa với châu Âu năm 2025
Châu Âu năm 2025 sẽ đối mặt với nhiều rủi ro lớn, bao gồm sự gia tăng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tình hình chính trị bất ổn trong nội bộ EU, và những thách thức an ninh từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đán.h giá của công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới Eurasia Group có trụ sở tại Mỹ, 2025 dự báo sẽ là một năm đầy thách thức cho châu Âu, với nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh, kinh tế và chính trị của lục địa này. Trong bối cảnh một thế giới ngày càng phức tạp, các quốc gia châu Âu sẽ phải đối mặt với những áp lực từ bên ngoài cũng như bên trong. Dưới đây là những rủi ro hàng đầu mà châu Âu cần chú ý.
Thứ nhất: Sự gia tăng của thế giới G-Zero. Một trong những rủi ro lớn nhất mà châu Âu phải đối mặt là sự chuyển mình sang một thế giới G-Zero, nơi không có quốc gia nào dẫn dắt rõ ràng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với Liên minh châu Âu (EU), vốn phụ thuộc vào trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ để duy trì ổn định chính trị và kinh tế. Khi Mỹ theo đuổi chính sách biệt lập và Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn, EU có thể trở thành “bên thua cuộc” lớn nhất trong ba nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Video đang HOT
Thứ hai: Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến EU. Các chính sách thương mại cứng rắn từ Washington có thể dẫn đến việc EU phải chịu thiệt hại từ các biện pháp trả đũa, làm suy yếu triển vọng tăng trưởng của khu vực. Đồng euro đã mất giá đáng kể kể từ tháng 10/2024 do lo ngại về tác động của các chính sách này.
Thứ ba: Tình hình chính trị nội bộ tại EU. Châu Âu cũng đang phải đối mặt với những thách thức chính trị nội bộ nghiêm trọng. Tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng, cùng với sự phản đối chính sách hiện hành, có thể làm suy yếu sự thống nhất của EU trong bối cảnh khủng hoảng.
Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump với quyền lực lớn hơn có thể làm trầm trọng thêm những thách thức này, đặt ra câu hỏi về khả năng duy trì sự đoàn kết trong khối.
Thứ tư: An ninh từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. Chiến sự giữa Nga và Ukraine đang ảnh hưởng lớn đến an ninh của châu Âu. Tác động từ cuộc xung đột sẽ gây ra rủi ro cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, năng lượng, giao thông và vấn đề di cư của EU.
Trong bối cảnh Nga tìm cách cải thiện vị thế của mình ngay đầu năm 2025 trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc đàm phán về Ukraine nhiều khả năng do ông Trump làm trung gian, căng thẳng giữa Nga và EU khó có thể giảm bớt trong trường hợp ngừng bắ.n ở Ukraine. Việc ngừng các hành động đối đầu ở Ukraine khó có thể dẫn đến một thỏa thuận hòa bình toàn diện, nghĩa là căng thẳng giữa châu Âu và Nga sẽ vẫn ở mức cao, với những hậu quả về kinh tế và an ninh đè nặng lên EU.
Thứ năm: Khủng hoảng năng lượng. Châu Âu đang phải vật lộn với tình trạng phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong nguồn cung năng lượng do xung đột hoặc các yếu tố bên ngoài khác có thể dẫn đến tình trạng lạm phát năng lượng cao hơn, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, việc giá dầu giảm do sản xuất tăng từ OPEC và Mỹ có thể mang lại một số hy vọng cho châu Âu.
Thứ sáu: Thách thức từ công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI). Cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra nhanh chóng cũng mang lại nhiều thách thức cho châu Âu. Việc thiếu hợp tác toàn cầu về AI có thể khiến EU tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh kinh tế mà còn làm suy yếu vị thế của châu Âu trên trường quốc tế.
Tóm lại, 2025 sẽ là một năm đầy thử thách cho châu Âu với nhiều rủi ro tiềm ẩn từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Sự gia tăng căng thẳng thương mại, tình hình chính trị nội khối, mối đ.e dọ.a an ninh và các vấn đề liên quan đến năng lượng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng duy trì sự thống nhất và ổn định của EU.
2025 - năm khó khăn cho các nhà bán lẻ Eurozone
Quý IV/2024 là một giai đoạn đáng thất vọng đối với các nhà bán lẻ tại Khu vực đồng euro (Eurozone) và triển vọng cho năm 2025 cũng không mấy khả quan.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo dữ liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố, trong tháng 11/2024, khối lượng thương mại bán lẻ (điều chỉnh theo mùa) tại Eurozone đã tăng 0,1% so với tháng trước đó, sau các mức giảm 0,3% trong tháng Mười và tăng 0,5% trong tháng Chín.
Trong khi đó, tại Liên minh châu Âu, khối lượng thương mại bán lẻ tăng 0,2%, sau khi ghi nhận mức giảm 0,1% trong tháng Mười và tăng 0,4% trong tháng Chín.
Ông Andrew Kenningham, nhà kinh tế trưởng về châu Âu tại công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics, nhận định tổng doanh số bán hàng vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hồi tháng 11/2021 và xu hướng trước đại dịch. Đây là dấu hiệu cho thấy đà phục hồi sau đại dịch vẫn gây thất vọng.
Do sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch COVID-19 và xung đột tại Ukraine (U-crai-na), Eurozone đã chứng kiến lạm phát đạt đỉnh vào năm 2022.
Mặc dù giá cả đang hạ nhiệt và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trên lộ trình cắt giảm lãi suất, các điều kiện tài chính thắt chặt vẫn đang tác động tiêu cực đến thương mại bán lẻ tại Eurozone.
Nhìn về năm 2025, ông Andrew Kenningham cho rằng, thu nhập thực tế cao hơn, tăng trưởng việc làm ở mức vừa phải và lãi suất giảm sẽ là những nhân tố hỗ trợ tiêu dùng.
Trong khi đó, ông Peter Vanden Houte, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng ING Belgium, cho rằng, doanh số bán lẻ yếu hơn trong tháng 11/2024 là do người dân ít sẵn sàng chi tiêu hơn.
Ông giải thích thêm rằng, một trong những yếu tố làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng là dự đoán tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Điều này có thể đã kích hoạt sự gia tăng tiết kiệm phòng ngừa.
Ông Vanden Houte cũng nhận định kịch bản thương mại bán lẻ tăng tốc trước nửa cuối năm 2025 là khó xảy ra. Ông cho biết, trong những tháng tới, vẫn còn rất nhiều bất ổn liên quan đến tân Tổng thống Mỹ, cũng như tình hình chính trị khá khó khăn ở Pháp và Đức.
Ngoài ra, ông nói thêm, nỗi lo sợ về tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ không biến mất trong thời gian ngắn, khi nhiều công ty châu Âu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, công bố các kế hoạch tái cơ cấu và sa thải nhân viên.
Khả năng ECB tiếp tục nới lỏng chính sách tiề.n tệ để hỗ trợ tăng trưởng Theo báo cáo của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), lạm phát tại khu vực đồng euro (Eurozone) đã đạt 2,4% trong tháng 12/2024, mức cao nhất kể từ tháng 7 cùng năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục từng bước cắt giảm lãi suất trong bối cảnh triển vọng kinh...