Những quy tắc kỳ lạ của phụ nữ mang thai ở khắp nơi trên thế giới
Khám phá những nguyên tắc thú vị và phong phú của phụ nữ khi mang thai ở các quốc gia trên thế giới…
Phụ nữ Philippines tin rằng, ăn một quả trứng sống ngay trước khi chuyển dạ sẽ giúp việc sinh nở được dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, phụ nữ Mexico lại cho rằng, ăn trứng khi đang mang bầu lại khiến em bé sinh ra có mùi khó chịu.
Phụ nữ Trung Quốc kiêng xoa bóp, chạm vào bụng bầu nhiều lần, bởi họ cho rằng em bé sẽ quấy khóc nhiều sau khi ra đời.
Ở một số vùng của Ấn Độ, người ta thường tổ chức một buổi lễ gọi là “valaikaapu” để kỷ niệm những người phụ nữ đang mang bầu bước sang tháng thứ 7. Khi đó, thai phụ sẽ được đeo rất nhiều chiếc vòng lấp lánh ở cả hai tay theo số lẻ. Người Ấn Độ tin rằng những âm thanh vui tươi sẽ kích thích các giác quan và hoạt động não bộ của trẻ.
Video đang HOT
Một số vùng ở Thổ Nhĩ Kỳ, phụ nữ kiêng ăn cá, thậm chí ăn kem vì họ tin rằng sẽ khiến em bé sinh ra sẽ mang một số bệnh.
Trong khi các bác sĩ ở Mỹ khuyên phụ nữ mang thai tránh ăn cá sống vì nó có thể chứa vi khuẩn gây hại thì người Nhật lại khuyến khích điều đó. Đây được coi là thực phẩm lành mạnh của chế độ ăn uống khi mang thai.
Phụ nữ người Aztec kiêng xem nhật thực bởi họ cho rằng, đứa trẻ sinh ra sẽ bị sứt môi. Để được bảo vệ, cô ấy cần đính một chiếc kim băng trên đồ lót.
Phụ nữ Bulgaria kiêng ăn thịt thỏ vì lo ngại đứa trẻ sinh ra sẽ ngủ mà mắt luôn mở. Món cá cũng bị cấm bởi họ cho rằng con cái sau này dễ bị bệnh nghẹt mũi và trẻ hay ngáy./.
Khi nào cần bổ sung axít Folic?
Thiếu axít folic và cả thiếu máu, thiếu sắt gây hậu quả xấu. Do vậy, cần xem trọng việc phòng ngừa và điều trị sớm rối loạn này trong chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ở người phụ nữ.
Tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axít folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai.
Axít folic là gì?
Axít folic có khi được gọi folat chính là vitamin B 9.
Nằm trong 13 vitamin cần được cung cấp hằng ngày (gồm 4 vitamin tan trong dầu A, D, E, K, vitamin C và 8 vitamin nhóm B tan trong nước, axít folic thuộc nhóm B tan trong nước), axít folic là chất cần thiết góp phần tạo hồng cầu bình thường và có ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA và RNA, tức liên quan mật thiết đến quá trình phân chia nhân đôi tế bào.
Thiếu axít folic sẽ đưa đến thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia). Nếu phụ nữ mang thai không được cung cấp đủ axít folic sẽ đưa đến khiếm khuyết trong sự hình thành ống tủy sống của bào thai, thai nhi có nguy cơ bị tật nứt đốt sống (spina bifida).
Nên lưu ý, phụ nữ ngoài thiếu axít folic còn dễ bị thiếu máu, thiếu sắt hơn nam giới vì dự trữ sắt của họ thấp do mất máu trong các kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ không mang thai cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ thúc đẩy thiếu máu thiếu sắt và thiếu axít folic như: ra huyết kéo dài, ra huyết nhiều khi có kinh, ăn uống quá kiêng khem (có khi vì ám ảnh sợ béo phì). Nếu bị thiếu máu loại này, phụ nữ sẽ bị mỏi mệt thường xuyên, giảm hẳn hoạt động thể lực, sút giảm trí nhớ...
Mỗi ngày uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt là đủ nhu cầu cung cấp axít folic và sắt cho cơ thể
Ở phụ nữ mang thai, ngoài thiếu axít folic còn có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt. Khi có thai, dự trữ sắt có sẵn trong cơ thể phụ nữ có thai rất dễ không đáp ứng nhu cầu tạo hồng cầu do sự tăng thể tích máu ngày càng nhiều để nuôi thai. Còn nhu cầu axít folic tăng gấp 4 lần so với trước khi mang thai.
Ở thai phụ, thiếu máu thiếu sắt làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tăng nguy cơ mất máu nhiều trong lúc sinh và sau sinh, dễ sảy thai, chậm phát triển bào thai, dễ sinh non tháng. Còn thiếu axít folic ở phụ nữ có thai, như đã nói ở trên, thai nhi rất dễ bị dị tật ống thần kinh là sự khiếm khuyết đưa đến ống thần kinh không đóng kín; phần lớn dị tật ống thần kinh thường thấy là nứt ống đốt sống hay còn gọi là gai cột sống chẻ đôi.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, tất cả phụ nữ mang thai hoặc dự định mang thai phải bắt đầu bổ sung đủ axít folic 3 tháng trước thời điểm dự định có thai. Nhất thiết phải đảm bảo đủ khẩu phần hàng ngày phải có đủ 400g axít folic.
Để tránh tình trạng thiếu vitamin và chất khoáng nói chung, nên ăn uống đầy đủ chất. Để không thiếu axít folic và cả sắt, nên ăn các loại thịt có màu đỏ (heo, bò), gan, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ là đối tượng dễ thiếu hụt sắt và axít folic, và trong một số trường hợp, sự bổ sung hai chất dinh dưỡng tối cần thiết này chỉ thông qua ăn uống là không đủ.
Do axít folic dễ mất đi trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm nên ở Mỹ và nhiều nước châu Âu đã có luật định tăng cường axít folic trong bột mì để phòng thiếu hụt axít folic trong cộng đồng. Nếu thai phụ được điều trị bệnh sốt rét, động kinh hay đang dùng thuốc methotrexat bắt buộc phải dùng thuốc bổ sung axít folic.
Dự phòng thiếu axít folic và cả thiếu máu, thiếu sắt không khó ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai. Chỉ cần uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt (hiện nay có nhiều thuốc kết hợp axít folic và sắt uống cùng lúc rất tiện ), mỗi ngày uống một viên thuốc chứa axít folic và sắt là đủ nhu cầu cung cấp axít folic và sắt cho cơ thể.
Lưu ý khi dùng thuốc chứa axít folic
- Bạn nên dùng thuốc axít folic một cách chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Vì bác sĩ là người biết rõ bạn bị thiếu axít folic như thế nào và bị thiếu máu loại gì. Không dùng thuốc với liều lớn hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Nên uống axít folic với nhiều nước.
- Nếu dùng thuốc chứa axít folic và chứa sắt, thì không uống với nước trà (chè) mà nên uống với nước lã đun sôi để nguội (vì trà cản trở sự hấp thu sắt).
- Không uống chung với thuốc kháng axít trị viêm loét dạ dày - tá tràng với thuốc chứa axít folic và chứa sắt (sắt không được hấp thu), không uống chung với tetracyclin (tetracyclin bị giảm hấp thu).
- Sau khi uống thuốc chứa axít folic và chứa sắt, phân đi tiêu có màu đen (do màu của sắt chứa trong thuốc, đây là dấu hiệu không đáng ngại).
Ba mẹ con lây bệnh thuỷ đậu cho nhau, bác sĩ chỉ cách phòng bệnh cần biết Một bệnh nhi 7 tháng tuổi ở Phú Thọ nhập viện do bị thủy đậu lây từ mẹ. Trước đó anh trai của bé bị thủy đậu đã khỏi lây sang mẹ bé, mẹ bé trong quá trình điều trị đã vô tình lây bệnh sang bé. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi, chưa đủ độ tuổi...