Những phụ nữ bị béo bụng do rối loạn nội tiết thường có chung 4 dấu hiệu này dễ bị bỏ qua
Trước khi tự trách bản thân không đủ quyết tâm giảm cân, tập luyện thì hãy kiểm tra xem liệu nội tiết tố có đang “phá hoại” vùng bụng hay không.
Béo bụng luôn là nỗi ám ảnh của không ít chị em, khiến họ luôn cảm thấy tự ti vì ngoại hình. Tình trạng này thường bắt nguồn từ nhiều thói quen xấu như lười vận động, ăn nhiều thực phẩm chế biến hay ngủ nhiều… Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp, dù không phạm những việc trên nhưng bụng vẫn to như béo phì. Đó rất có thể là nguyên nhân của chứng rối loạn nội tiết.
Béo bụng có thể là do rối loạn nội tiết tố, cần kiểm tra sớm để khắc phục.
Nội tiết tố nữ estrogen vốn là cội nguồn của sức khỏe và sắc đẹp phái nữ. Nhưng một khi bị rối loạn, nó sẽ là “thủ phạm” gây mụn cùng những vấn đề bệnh tật khác, đặc biệt là gây béo bụng. Nghiên cứu cho thấy sự rối loạn estrogen có thể gây tăng cân và tích mỡ ở bụng, nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và vóc dáng về sau.
Chính vì vậy nếu chị em ăn kiêng mãi mà vẫn “công cốc”, hãy kiểm tra 4 dấu hiệu này xem liệu bản thân có đang bị béo bụng do rối loạn nội tiết hay không:
1. Không cảm thấy no sau khi ăn
Bạn đã bao giờ ăn một bụng đầy nhưng vẫn không thấy no chưa? Nếu điều này xảy ra thường xuyên thì cẩn thận với nguy cơ rối loạn nội tiết tố. Nó đang gián tiếp tác động đến hormone điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, khiến bạn có ăn bao nhiêu vẫn thấy bụng đói meo như thường.
Video đang HOT
Ăn mãi không thấy no là một dấu hiệu khá điển hình của việc béo bụng do mất cân bằng estrogen.
Cụ thể, khi nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm thì nó sẽ ảnh hưởng đến leptin – một hormone ức chế cơn đói và tạo cảm giác no. Leptin giúp điều chỉnh trọng lượng và cân bằng năng lượng trong cơ thể, nên khi nó ít dần đi, bạn cũng dễ bị béo phì và tích mỡ ở vùng bụng do ăn quá nhiều.
2. Luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng
Cảm giác căng thẳng luôn thường trực ở những người bận rộn, từ công việc cho đến chuyện riêng đều khiến họ phải buồn phiền. Khi stress quá độ, tuyến thượng thận sẽ tiết ra nhiều cortisol hơn so với nhu cầu của cơ thể. Nếu dư thừa loại hormone căng thẳng này, bạn sẽ mất khả năng kiểm soát cân nặng và tích mỡ bụng.
Theo Jacqueline Montoya – chuyên gia y khoa tại GreenMed, căng thẳng quá mức còn khiến cơ thể phải tích trữ nhiều chất béo hơn để “chữa lành” tâm trạng xấu, chúng thường tụ lại ở vùng bụng. Vậy nên dù trong trường hợp nào, chị em cũng cần giữ cho bản thân luôn vui vẻ, yêu đời và hạn chế stress hết sức có thể.
3. Thèm ăn đồ ngọt
Theo Sara Gottfried – chuyên gia y khoa kiêm tác giả cuốn The Hormone Cure and The Hormone Reset Die cho hay, thèm ăn đường cũng đồng nghĩa với mắc phải tình trạng kháng insulin. Việc này có thể ảnh hưởng đến các hormone trong cơ thể, trong đó có leptin.
Thèm đồ ngọt không chỉ khiến bạn tăng cân, béo bụng mà còn gây hàng tá bệnh tim mạch.
Dư thừa leptin trong một khoảng thời gian dài còn dẫn đến rối loạn chức năng của các thụ thể leptin. Những thụ thể này sẽ ngừng gửi tín hiệu đến não để trì hoãn cơn đói, khiến bạn cứ thèm ăn đồ ngọt mãi không thôi. Nhìn chung, nếu tiếp tục mãi như vậy thì chuyện béo bụng là không thể tránh khỏi.
4. Bạn chỉ tăng cân ở vùng bụng
Có nhiều phụ nữ dù đã ra sức ăn kiêng, tập luyện nhưng chỉ bị béo bụng, còn những nơi khác đều săn chắc và thon gọn. Nguyên do ban đầu chính vì sự suy giảm estrogen, khiến nhóm người này bị tăng mỡ nhiều ở vùng quanh bụng và cánh tay. Bên cạnh đó, họ còn dễ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hơn hẳn.
Ngoài ra, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh có xu hướng béo bụng rõ rệt khi nội tiết tố estrogen bị sụt giảm. Nếu mắc phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm. Bằng không thì chị em có cố ăn kiêng cách mấy cũng tăng cân như thường.
Phụ nữ cần làm gì khi bị rối loạn nội tiết tố?
Rối loạn nội tiết tố nữ có thể được khắc phục, cải thiện hiệu quả bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Chính vì vậy, phụ nữ cần tuân thủ những việc sau để estrogen được cân bằng, trả lại vòng eo thon gọn:
- Ngủ đủ giấc 7 – 9 tiếng mỗi đêm, đi ngủ trước 10 giờ đêm và tạo thói quen giờ giấc cho cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng và stress, giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ.
- Tập thể dục thường xuyên, chọn những bài tập phù hợp không quá sức để cơ thể tăng tiết estrogen.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, ít thịt nhiều rau, hạn chế ăn đồ chiên xào và nhiều dầu mỡ. Riêng phụ nữ nên bổ sung thêm 38g protein/ngày để thúc đẩy hormone tăng trưởng và cân bằng lại estrogen.
- Không ăn quá nhiều hay ăn quá ít, bổ sung thêm trà xanh và những chất béo lành mạnh.
Người béo bụng có nguy cơ tử vong sớm
Các nhà nghiên cứu tại Canada và Iran nhận thấy nhóm người có chất béo ở nội tạng cao, nhất là vùng bụng, tiềm ẩn nguy cơ giảm tuổi thọ.
Mỡ nội tạng nằm sâu trong khoang bụng và bao quanh các cơ quan như tim, phổi, gan, dạ dày, ruột. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra tác hại của vùng mỡ này với cơ thể như gây lão hóa sớm, tăng nguy cơ mắc tiểu đường type II, huyết áp cao, giãn tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, ung thư, rối loạn nội tiết tố hay quá trình trao đổi chất, giảm chức nhận thức...
Theo CNN, một nghiên cứu mới vừa cho thấy ảnh hưởng nghiêm trọng khác của mỡ nội tạng tới sức khỏe. Đó là giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ tử vong ở những người béo bụng. Nguyên nhân là vùng mỡ tích tụ ở nội tạng kéo theo lượng cholesterol và đường trong máu cao hơn.
Kết quả trên do nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada và Iran hợp tác thực hiện. Họ đã phân tích 72 nghiên cứu với 2,5 triệu người tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả nghiên cứu đều xoay quanh mối quan hệ mỡ nội tạng và sức khỏe, các vấn đề như tim mạch, tiểu đường...
Chỉ số mỡ nội tạng cao tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe. Ảnh: Medium.
Nhóm tác giả phát hiện ở phụ nữ, mỗi 10 cm vùng bụng tăng lên sẽ làm tăng 8% nguy cơ tử vong. Với nam giới, cứ 10 cm vòng 2 thừa mỡ làm tăng 12% khả năng chết sớm.
Cách ước chừng cơ thể có mỡ nội tạng vượt quá mức cho phép hay không là đo kích thước vòng eo và hông. Hệ số mỡ nội tạng = kích thước vòng eo/kích thước vòng hông. Nếu kết quả dưới 0,88 (ở nữ giới) và dưới 0,95 (với nam giới), bạn có chỉ số mỡ nội tạng bình thường.
Các chuyên gia cũng chỉ ra những động tác crunches bụng sẽ không làm giảm mỡ nội tạng mà chỉ có tác dụng săn chắc vùng cơ này. Để giảm tác hại của mỡ nội tạng trong cơ thể, không cách nào khác ngoài giữ chế độ ăn hợp lý, lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Chúng ta nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, quả hạch, cá... Ngoài ra, bạn cần hạn chế thịt đỏ, rượu, chất béo bão hòa từ động vật...
Bạn nên đi bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu ít nhất 150 phút/tuần hay chạy, đạp xe, bơi lội, thể thao đối kháng ít nhất 75 phút/tuần.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đã ở mức cân nặng lý tưởng Khi nói đến sức khỏe và thể chất, giảm cân thường được quan tâm nhất của bạn. Một mặt, béo phì có thể khiến bạn muốn giảm cân, mặt khác, đó có thể là mong muốn được trông đẹp và hấp dẫn đối với người khác. Ảnh: Shutterstock Tuy nhiên, nếu bạn đã ở mức cân nặng lý tưởng mà vẫn chưa nhận...