Những phiên tòa gây xôn xao Trung Quốc năm 2013
Trong số các phiên tòa được chú ý nhất Trung Quốc năm 2013 phải kể đến phiên xét xử cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai về tội tham nhũng, nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.
Một tòa án tại Bắc Kinh đã tuyên phạt Li Tianyi, con trai một tướng lĩnh quân đội của Trung Quốc và có mẹ cũng là một ca sĩ nổi tiếng, 10 năm tù giam vì tội hiếp dâm tập thể. Vụ án đã gây chú ý tại Trung Quốc sau những lời chỉ trích của công chúng nhằm vào các con ông cháu cha “coi trời bằng vung”.
Tòa án nhân dân tối cao tỉnh Cát Lâm đã bác đơn kháng cao của Zhou Xijun, kẻ bóp cổ giết chết một bé trai sau khi đánh cắp một chiếc ô tô ở đông bắc Trung Quốc hồi tháng 3, và y án tử hình đối với ông này.
Lin Senhao, nghiên cứu sinh tại trường Y khoa thuộc Đại học Fudan, Thượng Hải, đã bị đưa ra xét xử về tội sát hại bạn cùng phòng bằng thuốc độc. Lin đã thuốc độc vào nước cho bạn uống vì có hiềm khích cá nhân, khiến người này qua đời hôm 1/4. Trong phiên tòa hồi tháng 11, Lin đã thừa nhận tội danh và cho biết sẵn sàng chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của tòa án.
Cựu Bộ trưởng đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân đã bị kết án tử hình nhưng được hoãn thi hành án 2 năm hôm 8/7 vì tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực. Vụ án được dư luận Trung Quốc chú ý trong bối cảnh ban lãnh đạo nước này tuyên chiến với nạn tham nhũng.
Bà Đinh Thư Miêu, một doanh nhân có liên quan tới vụ tham nhũng của cựu Bộ trưởng đường sắt Vương Chí Quân, đã bị truy tố về tội hối lộ và các hoạt động kinh doanh trái phép. Báo chí Trung Quốc cho biết bà Đinh phải ra tòa ở Bắc Kinh vì đã “can thiệp vào hoạt động đấu thầu ở hàng chục dự án đường sắt”.
Video đang HOT
Ji Zhongxing, một người đàn ông tàn tật và đi xe lăn, đã bị kết án 6 năm tù giam về tội đánh bom tại sân bay quốc tế Bắc Kinh hồi tháng 7. Ji khai rằng anh ta gây ra vụ nổ vì quá phẫn uất do bị cảnh sát đánh cho tàn phế và hành trình đòi công lý của anh đã diễn ra không suôn sẻ.
Tòa án nhân dân cấp cao Bắc Kinh hôm 29/11 đã y án tử hình đối với Han Lei về tội ném chết một bé gái 2 tuổi trong khi tranh giành chỗ đỗ xe với mẹ cô bé.
Một tòa án tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc hôm 15/7 đã ra phán quyết buộc chính quyền thành phố Vĩnh Châu phải bồi thường 2.941 nhân dân tệ (430 USD) cho bà Tang Hui, mẹ của một nạn nhân bị hiếp dâm, vì đưa bà vào trại cải tạo lao động trong khi đấu tranh đòi công lý cho con gái.
Cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai hồi tháng 9 đã bị đưa ra xét xử về các tội danh nhận hối lộ, tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Tòa án trung cấp Tế Nam đã tuyên phạt ông Bạc án chung thân và tòa án cấp cao tỉnh Sơn Đông sau đó đã bác đơn kháng cáo của ông Bạc và y án chung thân.
An Bình
Theo Dantri
Điểm trùng hợp kỳ lạ giữa Chu Vĩnh Khang và Jang Song-thaek
Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thông báo về việc điều tra ông Chu Vĩnh Khang trong trung tuần tháng 12/2013. Song có lẽ thời điểm công bố đã được dời lại vì lo ngại bị so sánh với tình hình ở Triều Tiên, nơi nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa tiến hành một cuộc thanh trừng quyền lực.
Bị bắt vì "tham nhũng, hủ bại"
Tờ Minh Kính xuất bản tại Hồng Kông đêm 4/12 đưa tin, Lênh Chiến Thư, Chủ nhiệm Văn phòng trung ương ĐCSTQ chiều tối 1/12 đã dẫn theo các nhân viên an ninh tới nhà Chu Vĩnh Khang đọc lệnh bắt của Trung ương. Theo lệnh bắt, Chu Vĩnh Khang bị cáo buộc các tội danh "tham nhũng, hủ bại, âm mưu đảo chính".
Khi nghe lệnh bắt, Chu Vĩnh Khang (71 tuổi) đã ngất tại chỗ. Vợ của Chu Vĩnh Khang, Giả Hiểu Diệp (42 tuổi) cũng bị bắt cùng chồng. Hiện tại, cả hai người này đều bị quản thúc nghiêm ngặt tại nhà.
Một luật sư giấu tên nhận định trên tờ The New York Times: "Bây giờ mới là lúc ông Chu chính thức bị điều tra, không phải như mấy tháng trước, ông bị điều tra bí mật và không bị kiểm soát nhiều". Cựu điều tra viên thì cho rằng: "Vấn đề thật sự của ông Chu là những cáo buộc tham nhũng liên quan đến vợ và con ông. Ông ấy cũng có thể chịu trách nhiệm, dù không dính líu".
Chu Vĩnh Khang và Tập Cận Bình trao đổi trong một cuộc họp của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
Đồng thời, các nguồn tin của tờ The New York Times xác nhận ông Chu đang bị điều tra bởi một nhóm đặc biệt của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI), với sự hỗ trợ của các sĩ quan công an cấp cao. "Họ đã tự tay chọn một số quan chức ở Bắc Kinh phụ trách vụ án nhằm kiểm soát chặt chẽ vụ này", nữ doanh nhân là cháu gái của một cố lãnh đạo tiết lộ.
Hồi tháng 10, tờ South China Morning Post ở Hồng Kông dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ ông Tập Cận Bình và Bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung Ương Vương Kỳ Sơn đã lập một đơn vị đặc biệt do ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh, đứng đầu để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu.
Từ khi có thông tin bắt Chu Vĩnh Khang cho đến nay, giới chức cũng như truyền thông chính thống Trung Quốc chưa đề cập hay có phản ứng trước các thông tin về ông Chu.
Tham nhũng hay thanh trừng?
Theo kế hoạch ban đầu, giới chức Trung Quốc sẽ công bố thông tin vào trung tuần tháng 12/2013. Tuy nhiên, việc này phải dời lại vì nhưng lo ngại sẽ có sự so sánh của dư luận quốc tế giữa Chu Vĩnh Khang và Jang Song-thaek, nhân vật quyền lực thứ hai tại Triều Tiên vừa bị thanh trừng.
Chu Vĩnh Khang sinh tháng 12/1942, là người gốc Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 1964 Chu gia nhập Đảng cộng sản Trung Quốc, sau đó tham gia công tác khảo sát địa chất ở vùng đông bắc Trung Quốc năm 1966 khi Đại Cách Mạng Văn Hóa nổ ra.
Cuộc gặp gỡ giữa Chu Vĩnh Khang và Kim Jong-un năm 2010, ngày Kim Jong-un còn giữ chức Đại tướng Triều Tiên.
Ông tốt nghiệp khoa khảo sát và thăm dò của Học viện dầu khí Bắc Kinh chuyên ngành khảo sát và thăm dò địa chất. Là một cử nhân đại học, ông giữ danh hiệu kỹ sư cao cấp ngày đó với cấp bậc tương đương giáo sư hiện nay.
Năm 1980, ông Chu là thứ trưởng ngành công nghiệp dầu khí, và từ năm 1996 giữ chức tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc, công ty năng lượng lớn nhất Trung Quốc.
Năm 1998, Chu Vĩnh Khang giữ chức Bộ trưởng tài nguyên và môi trường, và năm 1999 là bí thư Đảng ủy tỉnh Tứ Xuyên. Đến năm 2002, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng bộ công an nhiệm kỳ 2002-2007.
Thời gian Chu Vĩnh Khang ở Tứ Xuyên và giữ chức bộ trưởng công an đã làm ông được lưu ý bởi chính quyền trung ương Đảng, và vào năm 2007, ông được cử thay thế vị trí của La Cán, người nghỉ hưu từ ủy ban chính trị và hành pháp, và chịu trách nhiệm về tòa án, cảnh sát, các lực lượng bán quân sự và nhiều cơ quan an ninh và gián điệp của chính phủ.
Do đó, mặc dù ông Chu Vĩnh Khang có thứ hạng thấp trong Ban thường vụ bộ chính trị, nhưng đó không phải là thước đo quyền lực thực tế của ông ta. Chu Vĩnh Khang nắm quyền lực rất lớn trong lực lượng hành pháp.
Chu Vĩnh Khang (ảnh trái) và Jang Song-thaek
Ngoài ra, Chu Vĩnh Khang còn có liên quan mật thiết tới Bạc Hy Lai, cựu bí thư Trùng Khánh vừa bị đem xét xử với những tội danh tham nhũng. Tờ Minh Kính của HongKong đưa tin, Chu Vĩnh Khang đã đẩy Bạc Hy Lai leo cao để làm con rối chính trị và thông qua việc khống chế Bạc Hy Lai để thực hiện âm mưu chiếm đoạt các lợi ích hủ bại lớn hơn.
Chưa dừng ở đó, điều tra về Chu Vĩnh Khang còn cho thấy nhân vật đầy quyền lực mà ít bị chú ý này đã từng có âm mưu đảo chính. Đặc biệt, Chu Vĩnh Khang đã lên kế hoạch ám sát Tập Cận Bình sau khi ông Bình được xác định là người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Những thông tin này khiến người ta dễ dàng liên tưởng tới Jang Song-thaek, người chú đầy quyền lực của lãnh đạo trẻ tuổi Triều Tiên. Hai người, Jang và Chu đều có những điểm chung: họ có quyền lực đủ để làm khuynh đảo hệ thống chính trị, đồng thời luôn tiềm ẩn nguy cơ đảo chính. Bản thân Jang Song-thaek thời kỳ cố lãnh đạo Kim Jong-in cũng đã từng chuẩn bị cho mưu đồ lật đổ.
Hồi giữa tháng 12/2013, Jang Song-thaek đã chính thức bị Kim Jong-un tước mọi quyền lực và hạ lệnh xử bắn lập tức. Jang bị cáo buộc các tội danh tham nhũng, hủ bại, mưu đồ phản bội.
Theo Báo Đất Việt
Ông Chu Vĩnh Khang bị điều tra tham nhũng Ngày càng có nhiều nguồn tin xác nhận cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra tham nhũng. Cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang - Ảnh: Reuters Cuối tuần qua, báo The New York Times dẫn 5 nguồn thạo tin ở...