Những “ông thần” hiện đại bảo vệ an toàn cho nhà bạn
Ngôi nhà sẽ an toàn hơn nếu được trang bị thêm các thiết bị số. Những thiết bị này có giá thành không quá cao và việc sử dụng nó cũng không mấy phức tạp…
Khoá cửa bằng vân tay
Bộ khoá sử dụng màn hình cảm ứng, nhận dạng vân tay, có tay cầm, nắp trượt tự động, bàn phím cảm ứng có trang bị đèn để dễ dàng sử dụng trong bóng tối. Khoá còn có thêm chức năng chuông báo động nếu có hiện tượng phá khoá. Hệ thống khoá hoạt động bằng pin AA, có báo hiệu bằng đèn và âm thanh khi pin yếu, sử dụng nguồn pin dự phòng 9V.
Khoá có thể mở bằng vân tay, mã số hoặc bằng khoá cơ, có chế độ xác thực kép bao gồm sử dụng cả vân tay và mã số để mở cửa nhằm tăng cường tính an ninh cao hơn. Khoá dùng được tối đa 100 dấu vân tay. Dù là thiết bị kỹ thuật số nhưng có cách mở cửa từ bên trong bằng cách xoay tay cầm như khoá thông thường.
Hiện trên thị trường có nhiều thương hiệu sản xuất sản phẩm này. Nếu là hàng của thương hiệu nổi tiếng sẽ có giá từ 3 – 9 triệu đồng tuỳ model và tính năng kèm theo. Nếu là hàng của hãng rẻ hơn thì dao động từ 2 – 5 triệu đồng.
Chuông cửa có màn hình
Chuông có màn hình LCD kích thước từ 3 – 5 inch. Loại chuông “số” này thường được kết nối với camera cửa bằng cáp bốn dây, còn kết nối với khoá điện từ bằng cáp hai dây. Một bộ chuông cửa có thể kết nối với bốn màn hình, 3 camera, 1 interphone, 2 khoá điện…
Chuông còn có chức năng điều khiển đóng mở cửa từ trong nhà, có khả năng điều chỉnh góc quan sát, điều chỉnh độ sáng và âm lượng với menu OSD. Muốn báo động khẩn khi có kẻ đột nhập, bạn nên sử dụng thêm công tắc từ, cảm biến báo động, dò gas… Công suất tiêu thụ tối đa 20 – 30W. Sản phẩm này có giá từ 1 – 6 triệu đồng tuỳ nhãn hiệu.
Ngoài ra, để mở rộng thêm tính năng và vùng “phủ sóng” cho chuông cửa, có thể mua thêm thiết bị interphone với giá từ 300.000 – 900.000đ. Thiết bị interphone này có thể nói chuyện với camera chuông cửa, gọi giữa các phòng với nhau, mở cửa từ xa…
Để nghe được tiếng chuông cửa từ nhà tắm, có thể sắm thêm loại điện thoại có thiết kế chống nước. Dòng điện thoại này có thể nhận cuộc gọi từ camera chuông cửa, từ phòng bảo vệ, từ các phòng trong nhà, có chức năng mở cửa từ xa, phím gọi khẩn cấp, điều chỉnh âm lượng… Điện thoại nhà tắm có giá khoảng 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Khoá cửa điện từ
Công nghệ khoá cửa điện từ sử dụng kỹ thuật kích điện với tính năng như một ổ khoá hai chiều. Bộ khoá này được chế tạo bằng thép, bên ngoài được bảo vệ lớp sơn chống gỉ sét, dùng tốt trong điều kiện lượng mưa cao. Có thể kết hợp chúng với các loại chuông cửa có màn hình màu. Khoá sử dụng nguồn điện 12V, có giá từ 1 – 2 triệu đồng.
Thiết bị báo cháy nổ
Hệ thống có chức năng báo trước cho chủ nhà những hiểm hoạ có thể xảy ra cho căn nhà nhờ hệ thống báo cháy: Đầu dò, đầu báo khói, báo nhiệt, báo lửa… rất nhạy cảm để dễ dàng phát hiện tia cực tím phát ra từ ngọn lửa. Hệ thống này còn có chuông báo cháy, còi báo cháy…
Một hệ thống báo cháy tự động sẽ có ba bộ phận chính như sau: Trung tâm xử lý thông tin báo cháy (được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính như bo mạch, biến áp và ắc quy), thiết bị đầu vào (đầu báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa, công tắc khẩn), thiết bị đầu ra (chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn thoát hiểm, bộ quay số điện thoại tự động…).
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm này trên thị trường với rất nhiều thương hiệu. Bộ báo động trung tâm có giá từ 5 – 25 triệu đồng tuỳ nhãn hiệu và tính năng, còn các đầu dò báo khói và nhiệt có giá từ 600.000đ đến hơn 2 triệu đồng. Loa báo động có giá từ 1 – 2 triệu đồng. Đèn nháy báo động giá khoảng 800.000đ. Nút nhấn khẩn trong và ngoài cửa có giá từ 600.000 đồng – 1,2 triệu đồng.
Bộ báo trộm tự động
Tuỳ theo mức độ quan tâm của chủ nhà, có thể sử dụng thêm bộ báo động trung tâm của hệ thống báo cháy nổ và các đầu dò báo trộm hồng ngoại (phạm vi từ 10 – 20m) có giá từ 400.000 – 800.000 đồng. Hiện trên thị trường, có bán loại bộ báo động có phát ra âm thanh “cướp – cướp” kèm còi hụ với âm lượng lên đến 110dB thích hợp dùng cho tiệm vàng, hàng quán, cửa hàng, nhà riêng…
Ngoài ra, cũng có thể chọn mua các hệ thống báo trộm “mini” có dây hoặc không dây bao gồm cả máy trung tâm và các thiết bị dò tìm với giá cả khoảng 2 – 3 triệu đồng có các chức năng “hiện đại” sau:
Cho phép kết nối 99 điểm, trong đó có 93 điểm không dây và 6 điểm có dây.
Thiết bị hoạt động cùng lúc với mạng di động GSM và điện thọai có dây (PSTN) nhằm ngăn ngừa kẻ gian dùng máy phá sóng vô hiệu hoá hệ thống báo động.
Màn hình LCD hiển thị thời gian ngày và giờ, chức năng tắt mở hẹn giờ, điểm báo động.
Cho phép nghe, gọi thông báo hai chiều và có thể điều khiển các chức năng của máy từ xa bằng tin nhắn hay phím điện thọai.
Tự động gọi lại 6 số điện thoại và đồng thời gửi 6 tin nhắn đến 6 số điện thoại.
Ghi âm 10 tin nhắn, ghi âm được giọng nói để thông báo đến điện thọai.
Có thể điều khiển 2 ngõ đóng, mở bằng điện thoại hoặc tự động đóng mở.
Có thể lắp ắcquy dự phòng phòng trường hợp mất điện.
Thiết bị bao gồm: 2 remote, 1 cảm biến chuyển động không dây, 1 cảm biến mở cửa không dây, 1 nguồn adaptor 9V-500mA. Bạn cũng có thể mua thêm nhiều cảm biến chuyển động hay cảm biến mở cửa để gắn thêm vào hệ thống, lắp đặt những nơi cần thiết theo dõi trong ngôi nhà.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Giá iPhone 4S tại Singapore cao hơn Mỹ
iPhone 4S bán tại Singapore có giá từ 948 SGD đến 1.238 SGD tùy phiên bản, tương đương 743 đến 970 USD. Trong khi đó, bản không khóa mạng tại Mỹ giá từ 649 đến 849 USD.
iPhone 4S tại Singapore sẽ có giá cao hơn tại Mỹ. Ảnh: Neowin.
Hôm nay, trang chủ của Apple Singapore đã đăng thông báo bắt đầu nhận đặt hàng iPhone 4S dạng không đi kèm hợp đồng. Theo đó, một chiếc iPhone 4S bản 16GB có giá 948 SGD (đôla Singapore), hai phiên bản 32GB và 64GB có giá lần lượt là 1.088 SGD và 1.238 SGD.
Mức này cao hơn giá một chiếc iPhone 4S không khóa mạng cùng phiên bản rao bán tại Mỹ. Nếu quy đổi từ đôla Singapore sang đôla Mỹ, một chiếc iPhone 4S tùy phiên bản tại Singapore sẽ có giá khoảng 743 USD, 852 USD và 970 USD, trong khi đó giá tại Mỹ lần lượt là 649 USD, 749 USD và 849 USD.
Giá iPhone 4S năm nay tại Singapore cao hơn so với giá của iPhone 4 ra mắt tại đây. Năm ngoái, iPhone 4 bản 16GB có giá 888 SGD và bản 32GB có giá 1.048 SGD. Điều này trái với thông lệ của Apple khi hãng luôn có xu hướng giữ giá cố định mỗi khi nâng cấp các sản phẩm của mình. Theo Cnet Asia, tuy giá có cao hơn, nhưng sẽ không ảnh hưởng tới xu hướng mua của khách hàng.
Singapore là nước đầu tiên ở Đông Nam Á cho đặt hàng iPhone 4S.
Như vậy, Singapore là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên cho phép đặt hàng iPhone 4S, tuy nhiên, ngày chính thức bán ra sản phẩm này vẫn chưa được Apple Singapore thông báo.
Cùng nằm trong danh sách bán hàng đợt hai (ngày 28/10 tới đây) của Apple với Singapore còn 21 quốc gia khác cũng thông báo cho đặt hàng. Sản phẩm dự kiến sẽ được giao tới khách hàng trong vòng từ một đến hai tuần nữa. Các nước còn lại gồm Áo, Bỉ, Đan Mạch, Séc, Estonia, Phần Lan, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Na Uy, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và Thuỵ Sỹ.
Tại thị trường Việt Nam, giá mỗi chiếc điện thoại iPhone 4S xách tay đang vào khoảng 24,5 triệu đồng cho phiên bản 16GB, các phiên bản khác có giá lần lượt 26,6 triệu đồng và 29,6 triệu đồng.
Theo Số Hóa
iPad 2 tại Việt Nam rẻ hơn nhiều nơi trên thế giới Nếu so với mức trung bình 650 USD tại nhiều nước trên thế giới, thì mức giá 11,7 triệu đồng của iPad 2 phiên bản Wi-Fi 16GB tại Việt Nam rẻ hơn hẳn. iPad 2 đã đến tay người dùng Việt Nam với mức giá không hề đắt. Sau khoảng 3 tuần đăng tải giá trên Apple Store để người dùng Việt Nam...