Những nguyên tắc cần nhớ vào buổi tối để nói không với ung thư
Trên 45 tuổi, nguy cơ mắc ung thư ở cả nam và nữ đều tăng cao. Bác sĩ khuyến cáo những người thuộc nhóm này nên có những thay đổi trong thói quen vào buổi tối, để ung thư tránh xa.
Không hút thuốc, uống rượu vẫn có thể mắc ung thư
Khi đến bệnh viện để nội soi dạ dày, ông Lưu, 55 tuổi, người Trung Quốc bất ngờ phát hiện khối u ác tính dạ dày ở giai đoạn cuối. Khi biết được tình trạng của mình, ông Lưu đã rất ngạc nhiên, bởi ông chưa từng hút thuốc, thậm chí việc uống bia, rượu cũng rất hiếm khi. Trong khi đó, nhiều người bạn thường xuyên nhậu nhẹt của ông lại vẫn đang khỏe mạnh.
Với trường hợp của ông Lưu, bác sĩ điều trị giải thích rằng, mặc dù thuốc lá và đồ uống có cồn được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là tác nhân gây ung thư hàng đầu, nhưng vẫn còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh nan y này.
“Thực tế tại khoa Khám bệnh, các trường hợp người không hút thuốc hay nghiện rượu bia mắc ung thư, mà chúng tôi đã gặp không phải là hiếm. Thậm chí, nhiều người dù tuổi còn trẻ nhưng đã mắc ung thư giai đoạn cuối” – BS này chia sẻ.
Những nguyên tắc vào buổi tối để nói không với ung thư
Trên 45 tuổi, nguy cơ mắc ung thư ở cả nam và nữ đều tăng cao. Từ câu chuyện thực tế của ông Lưu, các bác sĩ khuyến cáo những người thuộc nhóm này, kể cả không hút thuốc hay nghiện bia rượu, nên có những thay đổi sau vào buổi tối, để ung thư tránh xa:
Ăn nhạt vào buổi tối: Từ tuổi 45, hãy tập cho mình thói quen ăn nhạt vào buổi tối. Việc tránh lạm dụng các loại gia vị, đặc biệt là muối trong bữa cuối ngày không chỉ giúp giảm gánh nặng cho đường ruột và dạ dày, mà còn tối ưu hóa khả năng hấp thụ vitamin và chất xơ từ thực phẩm, đây vốn là những dưỡng chất hữu ích trong việc ngăn ngừa khối u.
Không ăn vặt: Nếu đã ăn đủ 3 bữa chính trong ngày, mà vẫn duy trì thói quen ăn vặt vào buổi đêm, đặc biệt là ăn các món nướng, chiên rán hoặc đồ cay thì nguy cơ khởi phát ung thư sẽ tăng lên.
Ngủ sớm hơn: Thức khuya trong một thời gian dài là nguyên nhân làm tăng rủi ro khởi phát ung thư. Cụ thể, thiếu ngủ sẽ làm tăng sự tích lũy của các gốc tự do trong cơ thể. Nếu gốc tự do tấn công vào phân tử lipid ở mạch máu, nó sẽ gây ra xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, đột quỵ,…; gốc tự do tấn công vào ADN ở nhân tế bào sẽ góp phần làm thay đổi cấu trúc ADN, gây đột biến hoặc chết tế bào, dẫn đến lão hóa hoặc nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là ung thư.
Tập thể dục vào ban đêm: 1-2 tiếng sau khi ăn tối, chúng ta nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng. Không chỉ cải thiện sức khỏe, tập thể dục còn giúp cơ thể chống lại bệnh tật tốt hơn. Các chuyên gia khẳng định, miễn là bạn duy trì đều đặn thói quen tập thể dục, thì nguy cơ mắc nhiều loại ung thư, điển hình là ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng sẽ được giảm xuống đáng kể.
Không chỉ những người từ 45 tuổi trở lên, tập thể dục là giải pháp hiệu quả cho mọi lứa tuổi để phòng chống ung thư. Ở nam giới, tăng cường tập thể dục có liên quan đến việc giảm tới 14% nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Ở phụ nữ, hoạt động thể chất nhiều hơn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú tới 10% và nguy cơ mắc ung thư hạch không Hodgkin, ung thư nội mạc tử cung thấp hơn tới 18%.
Làm ngay việc này giúp "tránh mặt" hàng loạt bệnh ung thư nguy hiểm nhất
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Nhưng 1/3 trong số đó có thể ngăn ngừa nếu áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Video đang HOT
1. Giảm cân
Gần 70% người Mỹ bị thừa cân hoặc béo phì - và điều này làm tăng khả năng mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư thực quản, tuyến tụy, đại tràng, thận và tuyến giáp.
Béo phì có thể vượt qua thuốc lá, trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Nếu mỗi người trưởng thành ở Mỹ giảm chỉ số khối lượng cơ thể của họ 1%, thì có thể cắt giảm số ca mắc ung thư mới lên tới 100.000 trường hợp.
2. Ăn ít thịt đỏ
Ăn nhiều các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích và thức ăn nhanh có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư ruột kết và dạ dày cao hơn. Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyến nghị, không nên ăn quá 500gram thịt loại này trong 1 tuần.
3. Dùng kem chống nắng
Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời không chỉ khiến bạn bị cháy nắng, bức xạ cực tím có thể gây ung thư da, loại ung thư phổ biến nhất ở Mỹ. Những người dành nhiều thời gian dưới ánh mặt trời có nguy cơ cao hơn.
Hầu hết các trường hợp đều có thể chữa được nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, nhưng chúng có thể đe dọa đến tính mạng nếu ung thư lan sang các bộ phận khác trên cơ thể. Kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên có thể giúp bảo vệ bạn.
4. Ăn nhiều rau hơn
Ăn nhiều rau và trái cây có thể giúp ngăn ngừa một loạt bệnh ung thư trong miệng, cổ họng, khí quản và thực quản. Bạn nên ăn ít nhất 2.5 chén trái cây và rau quả mỗi ngày.
5. Tránh lạm dụng vitamin bổ sung
Áp dụng chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt là lựa chọn tốt hơn so với việc bổ sung dinh dưỡng để giảm nguy cơ ung thư. Các chất bổ sung không mang lại cho bạn những lợi ích giống như thực phẩm tự nhiên và chúng có thể làm mất cân bằng các chất dinh dưỡng khác trong cơ thể.
6. Cắt giảm đường
Thực phẩm hoặc đồ uống chứa nhiều đường có xu hướng cung cấp nhiều calo. Nếu bạn là người hảo ngọt, có thể khiến bạn tăng cân - đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ ung thư. Bạn không cần phải cắt giảm đường hoàn toàn, nhưng hãy chú ý đến thành phần trong các loại đồ ăn/ uống hằng ngày.
7. Tiêm vắc-xin ngừa HPV
Virus papilloma ở người (HPV) thường được truyền từ người sang người thông qua quan hệ tình dục. Nó có thể sống trong cơ thể bạn nhiều năm mà không gây ra vấn đề gì. Nhưng nó cũng chính là nguyên nhân của gần như tất cả các bệnh ung thư cổ tử cung, đồng thời cũng có thể gây ra ung thư âm đạo, dương vật, hậu môn, miệng và cổ họng.
Các bé gái có thể tiêm vắc-xin trong độ tuổi từ 9 đến 26 và các bé trai từ 9 đến 21. Sử dụng bao cao su cũng có thể làm giảm khả năng bị nhiễm vi-rus này.
8. Tập thể dục đều đặn
Những người ít vận động có khả năng bị ung thư ruột kết, vú hoặc tử cung cao hơn. Khi bạn đứng dậy và di chuyển, cơ thể phải sử dụng nhiều năng lượng hơn, tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và ngăn ngừa sự tích tụ của một số hormone có liên quan đến ung thư. Chăm vận động cũng giúp giảm bớt các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim hoặc tiểu đường.
9. Bỏ thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các loại ung thư, cũng như bệnh tim và phổi.
10. Hạn chế ruống rượu
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, gan, ruột kết, cũng như ung thư vú và cổ họng. Nó có thể làm tổn thương các mô trong cơ thể, làm hỏng gan và trộn với các hóa chất khác để gây hại cho các tế bào.
Đàn ông được khuyến cáo không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày và phụ nữ không quá 1 ly/ngày.
11. Tiêm phòng viêm gan B
Những người nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 100 lần. Những người có vấn đề về gan mãn tính, bạn tình hoặc dùng chung kim tiêm có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao.
Tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc loại virus nguy hiểm này.
12. Được sàng lọc ung thư
Càng phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo ung thư, khả năng phục hồi của bạn càng cao. Một loạt các xét nghiệm có thể kiểm tra các loại khác nhau, như ung thư vú, đại tràng, tuyến tiền liệt hoặc da.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và thăm khám sớm.
Bữa tối quyết định tuổi thọ, không muốn bệnh tật đừng ăn kiểu này Không chỉ có bữa sáng quan trọng mà bữa tối cũng là thời điểm bạn cần chú ý để tránh rước bệnh vào người và rút ngắn tuổi thọ. Mỗi ngày chúng ta có 3 bữa ăn chính, nhưng tại sao bữa tối lại quan trọng đến vậy? Theo trang Sohu, thời gian ăn tối tốt nhất là trong khung giờ từ 18h...