Giải mã cách tế bào ung thư tuyến tiền liệt “tái sinh” sau khi điều trị
Những tế bào ung thư còn sống sót sau điều trị sẽ phát triển trở lại, kèm theo khả năng kháng thuốc và có thể di căn mạnh mẽ hơn ban đầu.
Đối với các bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn muộn, một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất chính là cắt đứt nguồn cung cấp androgen. Androgen là các hormone đóng vai trò làm nhiên liệu cho các tế bào tuyến tiền liệt phát triển. Do đó, việc loại bỏ chúng bằng cách sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật có thể khiến tuyến tiền liệt teo nhỏ lại còn 10% so với ban đầu.
Tuy nhiên, đây cũng không phải là một phương pháp toàn diện, bởi những tế bào còn sót lại cũng sẽ có thể khởi phát khối u, và khi điều này xảy ra, ung thư sẽ có khả năng kháng lại phương pháp điều trị bằng hormone, đồng thời chúng cũng sẽ di căn mạnh mẽ hơn.
Một nghiên cứu mới của các chuyên gia đến từ Trung tâm Ung bướu Memorial Sloan Kettering (Mỹ) đã giúp chúng ta có thể hiểu hơn về cơ chế phục hồi của các tế bào tuyến tiền liệt sau điều trị này.
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã dựa vào một kỹ thuật giải trình tự mạnh mẽ có tên “Giải trình tự ARN đơn tế bào” (scRNA seq). scRNA seq cho phép các chuyên gia có thể xác định xem gen nào đã hoạt động trên nhiều tế bào trong 1 mô.
Video đang HOT
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện scRNA seq trên gần 14.000 tế bào tuyến tiền liệt của chuột. Từ những dữ liệu thu được, chúng tôi đã có thể xây dựng bản đồ các loại tế bào được tìm thấy trong tuyến tiền liệt của chuột khỏe mạnh”.
Được biết, từ bản đồ tế bào này, nhóm tác giả có thể xác định xem loại tế bào nào vẫn còn sống sót, sau khi chuột được điều trị bằng liệu pháp androgen, cũng như tế bào nào sẽ có khả năng phát triển trở lại, khi lượng androgen cung cấp cho tuyến tiền liệt được hồi phục.
Kết quả thu được cho thấy, gần như tất cả các tế bào biểu mô (Tế bào có chức năng tiết dịch lỏng của tuyến tiền liệt) đều phân chia để phát triển trở lại, thay như phỏng đoán ban đầu là chỉ một vài nhóm nhỏ. Bên cạnh đó, khi cắt đứt nguồn cung cấp androgen, biểu hiện gen của tế bào biểu mô không còn bị kiểm soát. Do đó, chúng có thể tự do kích hoạt các gen cần thiết cho việc nhân đôi.
Cùng với thí nghiệm trên chuột, nhóm tác giả còn tiến hành scRNA seq trên mẫu mô tuyến tiền liệt, của một bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã được điều trị. Kết quả phân tích cho thấy hiện tượng xảy ra với tế bào biểu mô tuyến tiền liệt ở người cũng có sự tương đồng với chuột.
Trong một nghiên cứu trước đây, các tế bào ung thư tuyến tiền liệt cho thấy khả năng có thể thay đổi đặc tính. Cụ thể, chúng có thể tái lập trình để trở thành 1 loại tế bào không cần đến androgen để tồn tại. Đặc tính này là lời giải cho khả năng ung thư có thể kháng lại phương pháp điều trị hormone.
Quay trở lại với nghiên cứu hiện tại, từ kết quả thu được, nhóm tác giả nhận định rằng: “Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách cắt đứt nguồn cung cấp androgen có thể là con dao 2 lưỡi, bởi nó khiến rất nhiều tế bào bị chết nhưng loại tế bào sở hữu khả năng tái tạo như tế bào gốc lại sống sót. Điều này cũng giống như chúng ta chỉ đơn giản là đẩy khối u trở về dạng ban đầu trong quá trình điều trị, thay vì tiêu diệt chúng hoàn toàn”.
Nghiên cứu mới: Sử dụng bọt biển để chặn đứng sự phát triển của ung thư
Một loại bọt biển được tìm thấy ở Vịnh Manado, Indonesia, có thể dùng để chiết xuất một phân tử có tên là manzamine A, với khả năng chặn đứng sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung.
Bọt biển (hay Động vật thân lỗ) là tên gọi của một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển. Đây là ngành động vật đơn giản và nguyên thủy nhất, có những mô khác nhau nhưng không có cơ, hệ thần kinh, cơ quan bên trong, hay khả năng vận động. Động vật thân lỗ thường ăn bằng cách hút nước qua các lỗ trên cơ thể. Những miếng bọt biển mà chúng ta sử dụng để rửa chén chính là bộ xương khô của các loài thuộc ngành động vật này.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Y khoa Nam Carolina (MUSC), với mục tiêu chính là kiểm nghiệm tác dụng chống tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư của manzamine A đối với 4 dòng tế bào ung thư cổ tử cung khác nhau. Kết quả cho thấy, Manzamine A đã ngăn các tế bào ung thư cổ tử cung phát triển và khiến một số tế bào chết đi, nhưng lại không hề ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh.
Tiến sĩ Mark T. Hamann - Đại diện nhóm tác giả cho biết: " Đây là một ứng dụng mới đầy hứa hẹn của một phân tử, trước đó đã từng cho thấy tiềm năng đáng kể trong việc kiểm soát bệnh sốt rét".
Cũng theo chuyên gia này, các sản phẩm từ tự nhiên chính là nguồn gốc của hầu hết các loại thuốc kháng sinh và liệu pháp chống ung thư. Trong nghiên cứu trước đó, nhóm của TS Hamann đã xác định các hợp chất có nguồn gốc từ bọt biển có hiệu quả chống lại ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tụy. Manzamine A cũng có hiệu quả chống lại ký sinh trùng gây ra bệnh sốt rét, trong thí nghiệm với loài gặm nhấm.
Quay trở lại với nghiên cứu được đề cập ở đầu bài, manzamine A đã làm giảm mức độ biểu hiện của một loại protein hiện diện trong nhiều bệnh ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng sức khỏe cũng như tiên lượng của bệnh nhân ung thư. Mô hình được tái lập trên máy tính cho thấy manzamine A có một số phần cấu trúc tương tự với các chất ức chế protein đã biết. Tuy nhiên manzamine A mạnh hơn 10 lần trong việc ngăn chặn các protein gây hại trong khối u.
Theo chia sẻ của TS Hamann, bước tiếp theo của nhóm sẽ là tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên động vật, để kiểm chứng khả năng của manzamine A trên cơ thể sống. Nếu thành công, đây sẽ là một hợp chất đầy hứa hẹn để điều chế thuốc điều trị ung thư, bởi nó rất lành tính với tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Bên cạnh đó, vì có thể chiết xuất từ bọt biển nên manzamine A không chỉ an toàn hơn so với các hóa chất được tổng hợp, mà còn có thể mở ra ngành nuôi trồng bọt biển, đem lại nguồn lợi kinh tế cho người dân sống ở vùng nông thôn Indonesia.
Năm 2018, Việt Nam có gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh ung thư cổ tử cung. Khi được phát hiện ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ điều trị thành công ung thư cổ tử cung là rất cao. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên định kì khám sàng lọc để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường, dấu hiệu tiền ung thư.
Minh Nhật
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt như thế nào? Ung thư tuyến tiền liệt có 4 giai đoạn với những phương pháp điều trị không giống nhau. Bạn cần biết mình đang ở giai đoạn nào để được bác sĩ tư vấn điều trị hiệu quả. Ung thư tiền liệt tuyến là một khối u ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm và có...