Những người tuyệt đối không nên ăn đậu phụ
Người bị bệnh gout, suy tuyến giáp, tiêu hóa kém, viêm dạ dày… không nên ăn nhiều đậu phụ vì rất có hại cho sức khỏe.
Đậu phụ là sản phẩm được sản xuất từ đậu nành, rất giàu dinh dưỡng và đa chức năng, có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giàu protein, canxi, kali, vitamin E, stigmasterol và flavonoid. Tuy nhiên với những người này ăn đậu phụ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
(Ảnh minh họa).
Người bị bệnh tiêu hóa
Đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải. Người bị bệnh tiêu hóa ăn đậu sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Người bị bệnh tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine – một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị suy tuyến giáp
Video đang HOT
Đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ i-ốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn.
Người bị bệnh gout
Người bị gout ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng bệnh gout nặng hơn, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị viêm dạ dày
Đậu phụ có chứa hàm lượng protein cao nếu như tiêu thụ nhiều sẽ kích thích tiết axit dạ dày gây ra tình trạng đầy hơi ở ruột ngoài ra còn ảnh hưởng cả đến quá trình hấp thu sắt, thậm chí gây ra những cơn đau bụng dữ dội.
Cà chua ăn sống tốt hơn? 4 điểm chú ý khi ăn cà chua kẻo mang họa vào thân
Cà chua chứa rất nhiều vitamin C và lycopene, có thể chống lại quá trình oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật.
Đừng quá lo lắng về việc ăn cà chua theo cách nào tốt hơn, vì dù bạn sử dụng cách nào thì chất dinh dưỡng trong cà chua cũng không thể được cơ thể hấp thụ 100%, vì vậy, hãy chế biến và sử dụng cà chua theo sở thích và nhu cầu của bản thân.
Cà chua là một loại rau quả phổ biến, có thể ăn sống hoặc nấu chín, vitamin C và lycopene chứa trong cà chua rất cao, có thể chống lại quá trình oxy hóa và ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, một số người cho rằng vitamin C và lycopene trong cà chua sẽ bị phá hủy sau khi đun nóng nên tốt nhất hãy ăn cà chua sống, như vậy sẽ giữ được lượng dinh dưỡng cao hơn.
Vậy, dinh dưỡng của cà chua sống thực sự cao hơn khi nấu chín sao? Câu trả lời là không đúng!
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Cà chua bổ dưỡng hơn khi ăn sống?
Ăn cà chua sống quả thực có thể làm cho vitamin C trong đó được hấp thụ tốt hơn, có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường khả năng chống oxy hóa, làm trắng và bảo vệ da. Nhưng ngoài vitamin C, cà chua còn chứa lycopene, lycopene cũng là một chất chống oxy hóa, không những có thể quét sạch các gốc tự do mà còn giúp nam giới ngăn ngừa các bệnh về tuyến tiền liệt. Song, chất này cần phải được làm nóng để có thể được giải phóng hoàn toàn giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
Việc ăn cà chua sống không thể hấp thụ nhiều lycopene hơn nên dinh dưỡng của cà chua sống không cao như tưởng tượng.
Đừng quá lo lắng về việc ăn cà chua theo cách nào tốt hơn, vì dù bạn sử dụng cách nào thì chất dinh dưỡng trong cà chua cũng không thể được cơ thể hấp thụ 100%, vì vậy, hãy chế biến và sử dụng cà chua theo sở thích và nhu cầu của bản thân. Nếu muốn bổ sung thêm vitamin C, bạn có thể chọn cách ăn sống. Nếu nam giới muốn bổ sung lycopene để bảo vệ tuyến tiền liệt thì phải nấu chín cà chua trước khi ăn, có thể giải phóng nhiều lycopene hơn.
Khi ăn cà chua cần chú ý điều gì?
1. Không ăn khi bụng đói
Do trong cà chua chứa nhiều vitamin C, chất này sau khi vào dạ dày sẽ kích thích tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, vì vậy không nên ăn cà chua lúc đói vì nó sẽ gây khó chịu cho dạ dày.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
2. Cà chua phải chín đỏ toàn bộ rồi mới nên ăn
Cà chua xanh, chưa chín hẳn có chứa tomatine, đây là một chất độc có thể gây chóng mặt, buồn nôn sau khi ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc sau khi ăn một lượng lớn, vì vậy bạn cần lưu ý rằng cà chua phải chín đỏ rồi mới nên ăn.
3. Ăn cà chua thận trọng nếu bạn có chức năng tiêu hóa kém
Do cà chua có tính lạnh nên những người có đường tiêu hóa yếu sẽ bị ảnh hưởng, cà chua thậm chí gây hại cho đường tiêu hóa nếu ăn nhiều, đặc biệt là những người đang bị viêm dạ dày ruột, viêm loét dạ dày cấp tính.
4. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn cà chua sống
Các chị em nên tránh ăn cà chua sống trong thời kỳ kinh nguyệt, vì cà chua là thực phẩm có tính lạnh, ăn sống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ, làm tăng nặng thêm triệu chứng đau bụng kinh, đồng thời còn khiến tử cung bị lạnh, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản sau này.
Xin nhắc lại, cho dù bạn ăn cà chua sống hay nấu chín, đều phải hiểu rõ về loại thực phẩm này. Mặc dù cà chua có giá trị dinh dưỡng cao nhưng khi ăn phải kiểm soát lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một lần, nhất là đối với những người có chức năng tiêu hóa yếu thì càng phải chú ý đến lượng ăn vào.
Người có đường tiêu hóa kém thường có 3 biểu hiện sau khi ăn, nếu không bị cái nào chứng tỏ bạn có "dạ dày thép" Dạ dày là một cơ quan tương đối mỏng manh. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều thói quen nhỏ của bạn có thể làm tổn thương dạ dày, gây viêm dạ dày, chướng bụng, đau dạ dày... Dù chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện, nhưng kéo theo đó lại là số lượng bệnh nhân mắc các bệnh...