Những người nên hạn chế ăn nước mắm kẻo ‘rước thêm bệnh’
Nước mắm là một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của nhiều gia đình người Việt. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế ăn nước mắm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một số người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh mạn tính, đang điều trị đáo tháo đường, tim mạch, tiểu đường, bệnh thận…
Nước mắm theo cách hiểu thông thường là chất nước rỉ từ cá, tôm và một số động vật sống dưới nước khác được ướp muối lâu ngày. Nó được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực của các quốc gia Đông Nam Á, để làm nước chấm hoặc gia vị chế biến các món ăn.
Tuy nhiên, có một số người không nên ăn nước mắm nếu bị mắc các bệnh dưới đây.
Những người nên thận trọng khi dùng nước mắm
Người bị tiểu đường
Tâm lý phổ biến của người bệnh tiểu đường là “cảnh giác” cao độ với đường và thức ăn ngọt nhưng lại không kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là một sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.
Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Do đó, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.
Những người bị suy thận mạn tính
Người bị suy thận mạn tính bắt buộc phải có chế độ kiêng muối. Nghĩa là không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như khô, mắm, tương, chao…
Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Bệnh xương khớp
Video đang HOT
Ăn nước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
Người mắc bệnh tim mạch
Bệnh tim là bệnh có số người mắc phải rất cao trong xã hội hiện nay. Bệnh tim nếu không được phòng tránh và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề, có thể nguy hiểm tính mạng.
Với những người bị bệnh tim, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết. Hạn chế ăn mặn có thể giúp những người suy tim, tăng huyết áp giữ tình trạng sức khỏe ổn định. Một bệnh nhân tim chỉ nên ăn 2 muỗng muối trong một ngày tính cả lượng gia vị nêm nếm.
Bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp
Những người bị bệnh cao huyết áp tuyệt đối không được ăn nước mắm khi huyết áp đang tăng cao, vì nó có thể khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và có thể gây ra những tai biến đáng tiếc.
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy các gia đình nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ.
Lưu ý khi dùng nước mắm
Không sử dụng nước mắm bán trôi nổi
Nước mắm dù là sản phẩm được bày bán phổ biến nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Thậm chí, cơ quan chức năng từng phát hiện ra không ít lô nước mắm bị làm giả hoặc pha trộn hóa chất, có cơ sở còn pha soda công nghiệp để sản xuất nước mắm. Nếu sử dụng loại nước mắm bị pha soda công nghiệp, người dùng có thể bị nhiễm độc hoặc mắc các bệnh về tim, gan, thận…
Vì vậy, điều cần lưu ý đó là chỉ sử dụng loại nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người tiêu dùng nên chọn nước mắm có màu nâu cánh gián sậm đến nâu vàng, hương thơm nồng, có vị đạm cá nhiều, nước trong, không vẩn đục, ăn có vị ngọt ở cuống lưỡi.
Tránh dùng quá nhiều nước mắm
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy các gia đình nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ.
WHO khuyến cáo chỉ nên dùng 5 gr muối/người/ngày. Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Viện Dinh dưỡng Quốc gia hướng dẫn 5 gr muối tương đương 26 gr nước mắm (tương đương hơn 5 thìa canh nước mắm).
Không nên đun nước mắm quá lâu
Khi nấu canh, xào, kho… cần phải sử dụng nước mắm để làm gia vị, các chuyên gia khuyên nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Không nên đun nước mắm quá lâu vì mùi vị của mắm sẽ bị bay mất, đồng thời vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi, làm lãng phí dinh dưỡng.
Chủ quan trong tầm soát, nhiều bạn trẻ suy thận nặng
Nhiều bạn trẻ khi phát hiện đã suy thận, suy thận nặng do chủ quan trong tầm soát bệnh lý.
Khám sàng lọc bệnh thận giúp sớm phát hiện bệnh, giảm chi phí khi điều trị bệnh lâu dài.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh thận mạn là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp, đồng thời là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng
Suy thận mạn - nguyên nhân tử vong xếp thứ 12
Theo thống kê trên toàn thế giới, tỷ lệ tử vong do thận mạn xếp thứ 12, chiếm 4.6%. Tại Việt Nam, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.
Hiện nay, nước ta có hơn 400 đơn vị chạy thận nhân tạo và cung cấp dịch vụ lọc máu cho khoảng 30.000 bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối mỗi năm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu của bệnh nhân cần lọc máu trên cả nước.
Chỉ mới 25 tuổi nhưng có người yêu cũ bị suy thận nặng, chị Nguyễn An Bình (SN 1999, ngụ Bình Dương) lo lắng cho sức khỏe của mình nên quyết định đi khám sàng lọc.
Tại Việt Nam, có hơn 8,7 triệu người trưởng thành mắc bệnh thận mạn, chiếm 12,8% dân số.
Chị Bình kể: Lúc còn yêu nhau, hai anh chị có chung sở thích ăn uống. Cụ thể, sẽ lựa những quán nấu có vị mặn, nếu không mặn sẽ chủ động tự nêm lại với mắm và muối.
"Hai mình cũng không hay uống nước, mỗi ngày uống tầm 500ml là quá nhiều. Sau chia tay, bạn nam phát hiện bị suy thận nhưng chuyển nặng, phải chạy thận. Rất may, qua khám sàng lọc, mình vẫn chưa mắc bệnh và được các bác sĩ tư vấn lại chế độ ăn phù hợp", chị Bình chia sẻ.
Thực tế, các bác sĩ luôn khuyến cáo người dân cần thăm khám định kỳ chứ không đợi đến khi xuất hiện các dấu hiệu mới thăm khám.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất, hiện nay, bệnh viện đang quá tải bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối và chạy thận nhân tạo. Đa số người dân phát hiện bệnh thận qua các triệu chứng, đồng nghĩa với việc bệnh ở giai đoạn trễ.
Áp dụng chuyển đổi số trong sàng lọc
Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là yêu cầu bắt buộc; trong đó, chuyển đổi số y tế là 1 trong 8 trọng tâm Chuyển đổi số quốc gia.
Ông Nguyễn Hữu Tú - Tổng thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, xác định, chăm sóc sức khỏe là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu. Cơ quan y tế mong muốn người dân sẽ ngày càng có ý thức về phòng chống bệnh, phòng bệnh chủ động sử dụng các công cụ số tiên tiến cũng như cơ sở y tế sẽ ngày một đổi mới, số hóa, theo hướng hiện đại, minh bạch và chất lượng hơn.
Theo thống kê của Bệnh viện Thống Nhất, thống kê khám sàng lọc, tỷ lệ người dân có khả năng mắc bệnh lý về thận chiếm khoảng 8,75%, cứ 100 người thì có 6-8 người có bệnh lý, đặc biệt người không có triệu chứng.
PGS.TS.BS Nguyễn Bách - Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất.
Theo ông Tú, giải pháp chuyển đổi số, hỗ trợ phát hiện chẩn đoán sớm các bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh thận mạn, vốn là những bệnh mạn tính phổ biến hàng đầu hiện nay, giúp nâng cao khả năng tiếp cận của người bệnh với dịch vụ y tế chất lượng, nâng cao nhận thức về tầm soát, sàng lọc bệnh sớm và tuân thủ điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh thận mạn tính là một bệnh không lây nhiễm thường gây ra bởi đái tháo đường và tăng huyết áp, là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng.
Theo báo cáo của Bảo hiểm Y tế Việt Nam năm 2022, chi phí thanh toán cho chạy thận nhân tạo hiện đang đứng đầu danh sách chi trả, ước tính lên tới hơn 4.000 tỷ.
"Vì vậy, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn tính giúp làm chậm quá trình suy giảm chức năng thận. Điều trị thay thế thận đem đến lợi ích lâu dài về kinh tế và giảm gánh nặng cho ngành y tế", ông Tú nhấn mạnh.
Ngày 14 - 15/9, hơn 1.000 người dân TP.HCM được khám sàng lọc bệnh tim mạch, thận mạn, thận chuyển hóa miễn phí tại Bệnh viện Thống Nhất. Đây là chương trình do Bệnh viện Thống Nhất phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam (VUNA), Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức.
Tiếp nhận kỹ thuật lọc máu hấp phụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa tiếp nhận kỹ thuật lọc máu hấp phụ cho các bệnh nhân suy thận mạn tính, do Bệnh viện C Đà Nẵng hỗ trợ chuyển giao. Lọc máu hấp phụ là phương pháp lọc máu sử dụng quả lọc chứa chất hấp phụ để lấy bỏ chất độc khi đưa máu đã được chống đông qua một...