Những người lính biển đam mê sáng tạo
Dù công tác nơi núi cao, đảo xa… những quân nhân chuyên nghiệp của Vùng 1 Hải quân luôn say mê nghiên cứu, nắm vững kiến thức quân sự, chính trị, khoa học kỹ thuật, làm chủ vũ khí trang bị được giao.
Trung tá chuyên nghiệp Phạm Minh Thắng công tác tại Trạm bảo dưỡng – Sửa chữa, Kho 703 (Vùng 1 Hải quân) được giao nhiệm vụ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa đạn. Cường độ công việc cao, đòi hỏi sự cẩn trọng và tỉ mỉ, anh Thắng luôn trăn trở về những cách giảm bớt khó khăn trong quá trình làm việc của bộ đội, tiết kiệm ngày công và vật tư của đơn vị. Nhiều sáng kiến như “Giá đỡ nắn hòm đạn”, “Thiết bị hong khô đạn sau gôm”, “Giá bao gói đạn tên lửa B-72″… đã ra đời từ những đêm gần như thức trắng hay những buổi trưa tự “giam” mình trong làm việc.
Trung tá chuyên nghiệp Phạm Minh Thắng (quân phục trắng), tác giả của hàng loạt sáng kiến giành các Giải thưởng cao do Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng trao tặng.
Đặc biệt, với hai sáng kiến “Thiết bị ép, nắn hòm đạn 30mm” và “ Xe chuyên dùng chở máy bơm cứu hỏa”, trung tá chuyên nghiệp Phạm Xuân Thắng đã vinh dự được nhận “Giải thưởng Nguyễn Phan Vinh” và “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội” do Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng trao tặng.
Trung tá Phạm Minh Thắng chia sẻ: “Để ra nhiều sáng kiến thì mình phải rất tâm huyết với nghề. Một số sáng kiến có thể làm một lần thì được ngay nhưng một số sáng kiến phải làm đi làm lại nhiều lần. Đặc biệt, luôn tâm niệm và khắc ghi lời dạy của Bác khi Bác về thăm đơn vị ngành quân khí là “Vũ khí là mồ hôi, nước mắt của đồng bào, là xương máu của bộ đội, vì vậy phải kính trọng nó, phải sử dụng ngăn nắp, tiết kiệm”.
Say mê nghiên cứu, tìm tòi, Đại úy chuyên nghiệp Phạm Duy Trường (thứ hai từ trái sang) đã sáng tạo Phần mềm tổng hợp chuyên ngành, giúp tổng hợp mục tiêu nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Thực hiện nhiệm vụ nơi núi cao, đảo xa, những người lính rada Hải quân có nhiều cái nhất, như: Nơi ở xa nhất, cao nhất, đường đi lại khó khăn, hiểm trở nhất… và nhất là phải thường xuyên xa gia đình. Vượt lên những khó khăn, vất vả trong công việc, Đại úy chuyên nghiệp Phạm Duy Trường, nhân viên phân trạm, Tiểu đoàn 151 (Vùng 1 Hải quân) cùng với đồng đội ngày đêm bám biển, nắm mục tiêu. Anh Trường còn tận dụng thời gian rảnh để nghiên cứu, sáng tạo “Phần mềm tổng hợp chuyên ngành” giúp phân trạm tổng hợp mục tiêu chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Đại úy chuyên nghiệp Pham Duy Trường cho biết: “Phần mềm sáng tạo tổng hợp” là kết quả của rất nhiều lần thử nghiệm -thất bại.
Đại úy Phạm Duy Trường khẳng định: “Những năm qua, tiểu đoàn tôi tổng hợp theo phương pháp thông dụng, phân ra từng loại mục tiêu sau đó cộng lại, sẽ mất rất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến sót lọt mục tiêu. Phần mềm của tôi tích hợp cả kết quả quan sát, kết quả hoạt động, trong đó tìm kiếm các thông tin và lịch sử tàu thuyền hoạt động, tiện cho việc đăng ký ứng dụng đó, đỡ phải đăng ký trên hệ thống sổ sách, sau này tìm lại dễ hơn.”
Video đang HOT
Thủ trưởng Vùng 1 Hải quân khen thưởng các quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc lần thứ nhất năm 2022.
Với Thượng úy chuyên nghiệp Nguyễn Doãn Kháng (nhân viên báo vụ Tàu 211, Hải đội 137, Vùng 1 Hải quân), điều anh luôn tâm niệm là phải tích cực nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác và sử dụng hiệu quả các loại máy móc kỹ thuật, trang bị vũ khí… đáp ứng yêu cầu người lính Hải Quân tinh nhuệ, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 2020, anh Nguyễn Doãn Kháng cùng với đồng đội thực hiện mô hình học cụ “Máy thu phát sóng ngắn IC-M700PRO” bằng hình ảnh trực quan sinh động, giúp rút ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả huấn luyện. Trong các chuyến công tác trên biển, anh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và thường xuyên hỗ trợ đồng đội.
Thượng úy Nguyễn Doãn Kháng cho biết: “Thực hiện nhiệm vụ trên biển trong điều kiện tàu đã cũ, nơi ăn chốn ở còn nhiều khó khăn, thường xuyên làm việc trong điều kiện mưa gió, sóng biển lớn… nhiều thời điểm, cán bộ chiến sĩ trên tàu mệt, say sóng. Vì vậy tôi luôn sẵn sàng nhận các ca trực thông tin thay cho các đồng chí bị mệt, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt.”
Trung tá Phạm Minh Thắng, Đại úy Phạm Duy Trường, Thượng úy Nguyễn Doãn Kháng chỉ là 3/15 quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu xuất sắc, đại diện cho hàng nghìn quân nhân chuyên nghiệp của Vùng 1 Hải quân. Các anh đã cùng những đồng đội của mình viết tiếp truyền thống của Vùng 1 Hải quân “Đoàn kết, kỷ luật; khắc phục khó khăn; quyết chiến, quyết thắng”, lập nhiều chiến công để mãi xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ – Người chiến sĩ Hải quân” trong thời kỳ mới.
Ngoài mì Quảng, cao lầu, Quảng Nam còn 1 món phở đặc sản ngon xuất sắc
Đến với đất Quảng nắng gió, thực khách sẽ được thưởng thức một hương vị phở đầy mới lạ với nguyên liệu từ củ sắn.
Nhắc đến Quảng Nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến món mì Quảng nức tiếng hay cao lầu mang danh "đặc sản Hội An". Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu như cái tên phở sắn không được nhắc đến, bởi đây cũng là một món ăn độc đáo và có hương vị không hề thua kém những đặc sản cùng quê vừa kể trên.
Phở sắn bắt nguồn từ thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Gọi là phở sắn đơn giản bởi vì sợi phở được làm từ nguyên liệu chính là củ sắn, và đây cũng là điểm nhấn đặc biệt của món ăn này.
Phở sắn là món ăn đặc sản ở vùng Quế Sơn, Quảng Nam (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Những sợi phở không làm bằng bột gạo cũng không đổ theo dạng dẹt và dài như các loại phở mà chúng ta vẫn ăn thông thường. Sợi phở sắn được đổ theo hình lưới trông rất lạ mắt. Và tất nhiên, để chế biến ra món phở này cũng đòi hỏi các công đoạn cầu kỳ.
Những sợi phở có hình lưới, vị bùi bùi dai dai chính là điểm nhấn của món ăn (Ảnh: heritagevna.magazine)
Chỉ những cây sắn đạt tiêu chuẩn mới được sử dụng để thái miếng mỏng, đem đi phơi khô và sau đó xay thành bột mịn. Tiếp đó, bột sẽ được đem đi ngâm để khử chua rồi được khuấy đều cho đến khi thành bột đặc. Người thợ làm phở sẽ tiếp tục ngâm cho đến khi bột được khử chua hoàn toàn rồi sau đó nấu bột, tiến tới công đoạn cuối cùng là ép bột thành những sợi nhỏ như chúng ta thấy.
Quá trình để làm ra những bánh phở sắn cũng rất kỳ công (Ảnh: heritagevna.magazine)
Nhiều năm trước, các công đoạn này đều được làm thủ công, nhưng ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, phở sắn đã có quy trình sản xuất hiện đại và nhanh gọn hơn rất nhiều.
Để hoàn thiện một tô phở sắn thì không quá tốn công sức như làm ra những sợi phở. Trước khi ăn, sợi phở sắn được ngâm nước lạnh chừng 5 phút, sau đó vớt ra để ráo rồi chan nước dùng cùng đồ ăn đi kèm.
Hình ảnh hấp dẫn khó cưỡng của phở sắn (Ảnh: trungbuii)
Món ăn này được chế biến với nhiều vị nước lèo như cá lóc, lươn... Trong đó, người Quế Sơn thường ăn phở sắn với nước cá nục, cá ngừ biển tươi ngon.
Món ăn này có thể được chế biến với nhiều loại nước dùng, nguyên liệu ăn kèm như các loại cá, tôm... (Ảnh: chuttlee)
Trong số đó thì phiên bản phở sắn cá lóc cũng khá phổ biến (Ảnh: oanhnguyen1209)
Phở sắn còn có phiên bản trộn khô, nhưng nhìn chung, dù với hình thức nào, loại nước dùng nào thì điểm nhấn vẫn chính là sợi phở dai dai, bùi bùi cùng hương thơm tự nhiên từ sắn. Vị ngọt của cá, tôm, thịt, hòa cùng mùi thơm của rau húng, quế, ngò, hoa chuối non kết hợp với sợi phở sắn đã tạo nên một hương vị khó quên và không lẫn vào đâu được.
Phở sắn còn có thể ăn theo kiểu trộn khô (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Dù có không ít biến tấu, nhưng sợi phở hình lưới độc đáo chính là điều tạo nên sắc thái và hương vị riêng biệt của phở sắn (Ảnh: tapihealthyfoodandcafe)
Phở sắn - Một món ăn mang đậm hương vị đất Quảng không thể bỏ lỡ (Ảnh: hongtramid)
Nếu có dịp về Quảng Nam, nhất định phải một lần thử qua món phở sắn. Chắc chắn trải nghiệm ẩm thực tuy dân dã nhưng không kém phần độc đáo này sẽ không khiến bạn thất vọng.
Hưng Yên nhân rộng mô hình nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên triển khai thành công mô hình "Chăn nuôi gà Đông Tảo lai theo hướng hữu cơ". Đây là phương pháp chăn nuôi giúp các hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo tiền đề chuyển hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ phù hợp với nhu cầu sản...