Những người kiếm hàng trăm nghìn USD mỗi năm nhờ ‘đọc lệnh’ trên mạng
Những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội có thể kiếm được hơn 500.000 USD/năm nhờ quảng cáo cho các công ty tài chính, và họ cũng có thể sa ngã vào đường dây lừa đảo.
Các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính, hay còn được biết đến là fintech, đang phát triển rất mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch. Trên toàn cầu, nhiều quốc gia tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu số ca lây nhiễm trong cộng đồng, khiến người dân phải thực hiện các giao dịch tài chính thông qua nền tảng kỹ thuật số.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích App Annie, số giờ truy cập vào các ứng dụng tài chính tại Mỹ đã tăng 90%. Trong khi đó, lượt tải ứng dụng cũng tăng 20%. Đặc biệt, số giờ truy cập vào các ứng dụng đầu tư chứng khoán đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, nhảy vọt 135%.
Nhận thấy tiềm năng phát triển lớn, các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ tài chính đã quyết định hợp tác với các influencer (người có ảnh hưởng trên mạng) để tối ưu quảng cáo đến với người dùng.
Tận dụng người nổi tiếng để quảng cáo dịch vụ tài chính
Về cơ bản, thuê người nổi tiếng trên mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ không còn là điều mới lạ. Tuy nhiên, khi lĩnh vực đầu tư tài chính đang ngày càng thu hút nhiều người – đặc biệt là giới trẻ, các công ty lớn trong lĩnh này cũng nhanh chóng “bắt trend” để quảng cáo rộng rãi sản phẩm của mình.
Nhiều công ty thuê TikToker để quảng cáo dịch vụ tài chính.
Trong lĩnh vực tài chính, hợp tác với những người có sức ảnh hưởng lớn để quảng cáo dịch vụ mang lại nhiều lợi ích. Khả năng tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng đến nhiều đối tượng khác nhau có thể mang lại hàng tá khách hàng tiềm năng.
Video đang HOT
Điển hình như Betterment, một công ty sử dụng trí tuệ nhân tạo để tư vấn tài chính và quản lý tiền mặt cho các nhà đầu tư mới, đã thu hút được hơn 10.000 lượt đăng ký mỗi ngày. Bí quyết của công ty này nằm ở việc hợp tác với Austin Hankwitz, một TikTokers đã làm video hướng dẫn cách đạt được tự do tài chính bằng cách sử dụng dịch vụ của Betterment.
Ngoài ra, có thể kể đến Wealthfront, một công ty tư vấn dịch vụ tài chính khác, đã hợp tác với khoảng 15 người có sức ảnh hưởng lớn trên các mạng xã hội để quảng cáo dịch vụ của mình. Theo Kate Wauck, Giám đốc truyền thông của Weathfront, trong số những người nổi tiếng mà họ hợp tác có cả Haley Sacks – được biết đến với tên Mrs. Dow Jones, người thường xuyên đưa ra các lời khuyên tài chính và hiện có hơn 215.000 người theo dõi trên Instagram.
Kiếm nửa triệu USD mỗi năm nhờ quảng cáo
Cho đến năm ngoái, Hankwitz vẫn đang chật vật trong lĩnh vực tài chính truyền thống. Anh làm việc với các thương vụ mua bán và sáp nhập cho một công ty chăm sóc sức khỏe. Sáng tạo nội dung trên TikTok chỉ là công việc bên lề của Hankwitz. Anh chủ yếu đưa ra các lời khuyên về tài chính và đầu tư trên nền tảng mạng xã hội này.
Giờ đây, Hankwitz là một “món hàng nóng hổi” đối với các công ty khởi nghiệp và công ty tài chính bởi anh đang sở hữu tới 495.000 người theo dõi trên TikTok. Một số công ty cũng thuê Hankwitz để tư vấn tiếp thị, mời anh ta trò chuyện với các CEO, và thậm chí là cả tham gia vào hội đồng quản trị.
Nhiều công ty fintech thuê TikToker Austin Hankwitz để quảng cáo dịch vụ.
Theo Bloomberg , Hankwitz tính phí từ 4.500-8.000 USD cho mỗi bài đăng quảng cáo trên trang TikTok của mình. Tiktoker này còn cho biết thêm rằng Fundrise, một nền tảng đầu tư bất động sản, đã trả tiền hàng tháng cho anh để đăng hai video trên TikTok. Nền tảng này cũng thưởng thêm 2.000 USD mỗi tháng nếu Hankwitz lôi kéo được nhiều người dùng mới vào Fundrise.
Ngoài ra, Hankwitz còn nhận quảng cáo cho nền tảng giao dịch tiền mã hóa BlockFi và ứng dụng giao dịch chứng khoán Public.com. Tuy từ chối tiết lộ mức thu nhập chính xác, Tiktoker này thừa nhận rằng anh nhận được hơn 500.000 USD mỗi năm cho các hoạt động quảng cáo.
Hankwitz cho biết thêm anh đã xây dựng một danh mục đầu tư trị giá khoảng 1,3 triệu USD kể từ tháng 3/2020, một phần trong số đó là vốn chủ sở hữu nhận được từ các thương hiệu mà anh ấy đại diện.
Mạng xã hội là một nơi hoàn hảo để các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ tài chính thúc đẩy tìm kiếm khách hàng tiềm năng và tạo ra lợi nhuận khổng lồ.
Theo phân tích từ Brian Hanly, Giám đốc Điều hành của Bullish Studio, một cơ quan chuyên nghiên cứu về người nổi tiếng trên mạng xã hội, mỗi người nổi tiếng có thể được trả từ 100-1.500 USD cho một quảng cáo xuất hiện trên trang Instagram của họ. Thậm chí trên TikTok, chi phí cho một bài đăng có thể dao động 2.500-20.000 USD, tùy thuộc vào mức độ lan truyền của video và lượng người theo dõi TikToker đó.
Tất nhiên, mỗi influencer đều phải phát triển một cá tính riêng biệt và thu hút được đa dạng các nhóm người trong xã hội. Ngoài ra, nội dung họ sáng tạo không bị giới hạn, từ phương pháp đầu tư bất động sản, cách chọn mua đồ trang điểm cho tới cả áp dụng chiêm tinh học để dự đoán giá Bitcoin.
Thông tin sai lệch và các mô hình tài chính lừa đảo
Mặc dù mạng xã hội đang cho phép các công ty tiếp cận khách hàng trẻ tuổi một cách nhanh chóng hơn, họ vẫn cần phải đảm bảo một nguyên tắc bất di bất dịch. Cụ thể, các công ty sẽ không hợp tác với những “ngôi sao Internet” thiếu kiến thức và có vấn đề về mặt đạo đức.
Nhiều nội dung trên TikTok có chủ đề nhảm nhí và sai lệch
Hiện nay, rất nhiều nội dung và kiến thức về tài chính đang bị hiểu sai và ảnh hưởng trực tiếp tới người xem. Với tốc độ lan truyền chóng mặt, điều này gây ra rất nhiều nguy cơ cho xã hội, nhất là với những người mới làm quen với kiến thức tài chính và chưa phân biệt được đúng sai.
Google thâm nhập lĩnh vực fintech của Nhật Bản
Việc mua lại công ty thanh toán không dùng tiền mặt ở Nhật Bản của Google báo trước nhiều cạnh tranh hơn trong lĩnh vực công ty tài chính (fintech).
Google gia nhập lĩnh vực fintech ở Nhật Bản sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn
Theo Nikkei, Google đang thực hiện một bước đột phá vào dịch vụ tài chính ở Nhật Bản bằng cách mua lại Pring Inc, công ty khởi nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt, với giá từ 20 đến 30 tỉ yen (khoảng 180 đến 270 triệu USD). Được biết, công ty được tập đoàn công nghệ Mỹ mua lại có trụ sở ở Tokyo do ngân hàng Mizuko Bank và các nhà đầu tư khác sở hữu.
Thông qua thương vụ này, Google hy vọng có thể cung cấp các dịch vụ fintech ở Nhật Bản vào năm tới, sau khi ra mắt ở Mỹ và Ấn Độ. Việc Google chuyển sang các dịch vụ fintech ở Nhật Bản là ví dụ mới nhất cho thấy các công ty công nghệ đang sử dụng sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và cơ sở dữ liệu rộng lớn của mình để trở thành hệ thống tổng hợp cho hàng loạt dịch vụ khác nhau, bao gồm tài chính và mua sắm.
Nikkei cho biết người tiêu dùng Nhật Bản chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn tương đối chậm, điều này cho thấy thị trường còn nhiều không gian để mở rộng. Sự gia nhập của Google sẽ tăng cạnh tranh trong lĩnh vực fintech, nơi những người chơi công nghệ khác đã nhìn thấy cơ hội.
Đại dịch Covid-19 là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của các tập đoàn Nhật Bản. Khoảng 400 tập đoàn, bao gồm Nippon Gas, đã ứng dụng các dịch vụ fintech của Pring để trả lương cho nhân viên và thanh toán cho các chủ doanh nghiệp nhỏ. Ứng dụng Pring cho phép người dùng thực hiện thanh toán, chuyển tiền, rút tiền trên điện thoại thông minh và máy tính.
Google đã vận hành Google Pay, trước đây là Android Pay, dịch vụ thanh toán dựa trên điện thoại thông minh từ năm 2015. Dịch vụ này có mặt ở 40 quốc gia, bao gồm cả Nhật Bản, và tự hào có hơn 150 triệu người dùng hằng tháng. Google cũng cho biết sẽ hợp tác với 11 tổ chức tài chính, bao gồm Citigroup, để cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong năm nay. Hiện tại, Google Pay ở Nhật Bản hợp tác với các thương hiệu thẻ tín dụng và thẻ trả trước lớn. Bằng cách thêm Pring vào mạng lưới của mình, Google sẽ có thể tự vận hành các dịch vụ tài chính thay vì chỉ là đơn vị thay mặt cho các đối tác.
Google Pay không tiết lộ thị phần trong thị trường thanh toán không tiền mặt ở Nhật Bản. Tuy nhiên, cho đến nay thẻ tín dụng vẫn là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất ở quốc gia Đông Á, tiếp theo là thẻ trả trước và các dịch vụ dựa trên điện thoại thông minh như PayPay, một đơn vị thuộc Tập đoàn SoftBank.
Mức độ thâm nhập thấp của thanh toán không dùng tiền mặt vẫn là một trong những thách thức lớn cho các công ty nước ngoài muốn tham gia vào lĩnh vực fintech ở quốc gia Đông Á. Chính phủ Nhật Bản đã cố gắng thay đổi điều đó bằng các biện pháp khuyến khích tài chính, nhưng tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch bán lẻ chỉ đạt dưới 30% vào năm 2020, thấp hơn nhiều so với 70-90% ở Hàn Quốc và Trung Quốc.
Các ông lớn công nghệ Trung Quốc thúc đẩy fintech ở châu Phi Một cuộc cách mạng chuyển tiền kỹ thuật số đang âm thầm diễn ra ở châu Phi, khi hàng chục ví điện tử đã mọc lên ở châu lục này với công nghệ được cung cấp từ các công ty Trung Quốc. Cửa hàng của Huawei tại Trung tâm mua sắm Menlyn Park ở Pretoria, Nam Phi Một trong những dịch vụ công...