Những ngày Tết ăn thực phẩm gì tốt nhất?
Dịp Tết việc lựa chọn thực phẩm khiến bạn đau đầu, dưới đây là những loại rau củ quả giúp bạn duy trì cơ thể khỏe mạnh mà bạn không thể bỏ qua.
Một số thực phẩm như bắp cải, cà rốt, cải bruxen… nên được ăn nhiều vào dịp Tết vì chúng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, duy trì cân nặng ổn định và có lợi sức khỏe.
Cải xoăn: Cải xoăn là một trong những loại rau xanh tốt cho sức khỏe nhất. Cải xoăn cung cấp vitamin A, C và K, cũng như magie, đồng, mangan, kali và canxi. Cải xoăn còn chứa flanovoid giúp duy trì huyết áp khỏe mạnh, đồng thời giúp kháng viêm.
Bắp cải đỏ: Bắp cải đỏ rất tốt cho sức khỏe. Bắp cải đỏ chứa vitamin A, C và K giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Nó còn chứa anthocyanin giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nấm: Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dermato Endocrinology, nấm rất giàu vitamin D, dưỡng chất mà bạn thường bị thiếu vào những ngày mùa đông lạnh. Nấm cũng chứa loại protein thực vật và có hàm lượng chất béo thấp, giàu selen, chịu trách nhiệm hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương tế bào và các mô. Ngoài ra, nấm cũng có tác dụng giảm khả năng tích tụ chất béo, giúp giảm cân hiệu quả.
Cải bruxen: Loại rau này có nhiều chất xơ, chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn và thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều vitamin K, C tăng cường hệ miễn dịch.
Cà rốt: Cà rốt đặc biệt ngọt vào các tháng trời lạnh. Đây là một nguồn dồi dào beta-carotene – tiền chất của vitamin A. Cà rốt tốt cho mắt, hệ miễn dịch và cho cả sức khỏe chung. Chất carotenoid trong cà rốt còn giúp ngừa ung thư.
Video đang HOT
Táo: Táo cực kì giàu vitamin và khoáng chất. Táo chứa vitamin C, chất xơ, vitamin B tổng hợp, canxi, kali và phốt-pho. Táo còn giúp ngăn ngừa tiểu đường, bệnh tim mạch và huyết áp cao.
Bưởi: Bưởi có lượng vitamin A, C, chất xơ, kali, thiamine, folate và magie dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt trong thời tiết lạnh, gia tăng các bệnh cúm mùa.
Lựu: Lựu là một trái cây mùa đông chứa đầy các chất chống oxy hóa và kháng viêm, giúp cơ thể khỏe mạnh. Lựu còn chứa vitamin A, C và E giúp bảo vệ cơ thể khỏi gốc tự do.
Thiên Thanh (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Người Việt tự đặt mình vào nguy cơ ung thư vì sai lầm trong ăn uống
Viêm đại tràng là căn bệnh đường tiêu hóa khá phổ biến ở Việt Nam. Vấn đề nằm ở chỗ chính sự thiếu kiến thức trong cách lựa chọn thực phẩm của không ít người đã khiến bệnh tình nặng thêm và thậm chí trở thành mầm mống khởi phát ung thư.
Ở người mắc bệnh viêm đại tràng, vùng niêm mạc đại tràng sẽ bị tổn thương do viêm nhiễm, tùy theo mức độ mà tổn thương chỉ dừng lại ở các vết viêm gây đau hay là xuất hiện các ổ loét, xuất huyết. Viêm đại tràng khiến người bệnh phải thường xuyên hứng chịu những cơn đau đại tràng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi, nghiêm trọng hơn là bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
Đối với người đã mắc bệnh viêm đại tràng, một chế độ ăn hợp lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm tình trạng bệnh. Vậy bạn có tự tin với vốn kiến thức của mình để có thể phân biệt thực phẩm nào tốt/không tốt cho bệnh viêm đại tràng?
Sai: Cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và các loại thịt gia súc nói chung vì chúng sẽ làm tăng gánh nặng lên hệ thống tiêu hóa, dễ dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi hay chướng bụng.
Đúng: Trứng là một nguồn cung cấp dinh dưỡng khá toàn diện và dễ tiêu nên rất tốt với các bệnh nhân viêm đại tràng.
Sai: Sữa bò nói riêng và các sản phẩm sữa từ động vật nói chung đều không phù hợp với những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa, chứ không riêng gì viêm đại tràng. Trong trường hợp này, việc uống sữa dễ gây đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu.
Sai: Các loại sữa hạt sẽ là sự thay thế tuyệt vời cho sữa động vật, với những người bị viêm đại tràng nói riêng và người gặp vấn đề về tiêu hóa nói chung.
Sai: Gạo lứt giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều dưỡng chất và chất xơ hơn hẳn gạo trắng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh viêm đại tràng nên hạn chế ăn gạo lứt cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt khác, bởi chúng dễ làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy, vốn đã thường gặp ở căn bệnh này.
Sai: Trong trường hợp mắc chứng viêm đại tràng, chúng ta cũng không nên ăn nhiều các loại đậu, bởi nó cũng gây ra các vấn đề tương tự như gạo lứt.
Đúng: Thịt gà là một nguồn cung cấp protein lành mạnh mà người mắc viêm đại tràng có thể dùng để thay thế một phần các loại thịt gia súc.
Đúng: Cùng với thịt gà, cá là nguồn cung cấp protein mà người mắc viêm đại tràng nên ưu tiên lựa chọn. Bên cạnh đó, trong mỡ cá có chứa nhiều axit béo omega-3, sở hữu khả năng kháng viêm mạnh mẽ.
Minh Nhật
Theo WebMD/Dân trí
Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn? PGS.TS Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã trao đổi kỹ hơn về vấn đề này sau chương trình hội thảo. - Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai giữa những thông tin chưa được kiểm chứng hiện nay, cho rằng thực phẩm này xấu, thực phẩm kia tốt, nhiều chị em nội trợ có xu hướng tin...