Những ngành học khiến sinh viên Mỹ nợ nần chồng chất
Những khoản vay học tập khiến sinh viên Mỹ rơi vào cảnh nợ nần sau khi ra trường, đặc biệt ở nhiều ngành học như Khoa học hành vi, Nghệ thuật ẩm thực.
Ngành Chương trình học và giảng dạy là lĩnh vực giáo dục tập trung vào phát triển chương trình giảng dạy, lý thuyết giáo dục và đánh giá dữ liệu học sinh. Theo US News, các sinh viên ngành này – được gọi là điều phối viên hướng dẫn – thiết kế, thực hiện và đánh giá các tài liệu, chương trình hướng dẫn đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn của tổ chức và mang lại kết quả cao. Theo đánh giá của Education Data, trong năm 2021, mức nợ trung bình của sinh viên ngành Chương trình học và giảng dạy tại là 44.125 USD. Ảnh: Universityofidaho.
Ngành Khoa học hành vi khám phá quá trình nhận thức bên trong các sinh vật và hành vi tương tác giữa sinh vật trong thế giới tự nhiên. Sinh viên ngành này nghiên cứu thời điểm và hành vi cụ thể của các cá nhân bằng cách kiểm tra thực nghiệm tác động của những yếu tố như suy nghĩ có ý thức, động lực, ảnh hưởng xã hội, tác động bối cảnh và thói quen. Tính bình quân, sinh viên Mỹ tốt nghiệp ngành Khoa học hành vi năm 2021 gánh khoản nợ học tập 39.890 USD. Ảnh: Purdueuniversity.
Với mức nợ trung bình năm 2021 là 37.178 USD, Nghệ thuật ẩm thực và các dịch vụ liên quan đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng ngành học khiến sinh viên nợ nhiều nhất tại Mỹ sau khi ra trường. Ngành học này dạy sinh viên cách nấu và trình bày món ăn cũng như chuẩn bị cho nhiều công việc khác nhau trong ngành dịch vụ ăn uống. Ảnh: Norwalk.
Giáo dục tôn giáo là ngành học giảng dạy về một tôn giáo cụ thể và các khía cạnh khác nhau như niềm tin, giáo lý, nghi lễ, phong tục, nghi thức và vai trò cá nhân của tôn giáo đó. Theo ước tính của Education Data, sinh viên Mỹ tốt nghiệp ngành này năm 2021 gánh mức nợ trung bình là 31.582 USD. Ảnh: Lsuonline.
Thống kê cho thấy trung bình sinh viên ở Mỹ tốt nghiệp ngành Khoa học vật lý năm 2021 với khoản nợ 27.365 USD. Đây là ngành học khám phá các quy luật cơ bản của tự nhiên – thường được viết bằng ngôn ngữ toán học. Chuyên ngành này được thiết kế để cung cấp cho sinh viên nền tảng trong lĩnh vực vật lý, kiến thức chuyên sâu về hóa học, địa chất. Ảnh: Edanz.
Giáo dục đại cương là chương trình dành cho sinh viên bắt đầu tiếp xúc với nền giáo dục mới và bắt buộc ở đại học. Tính bình quân năm 2021, sinh viên ngành Giáo dục đại cương tại Mỹ nợ khoảng 27.000 USD sau khi ra trường. Ảnh: Trilliumcollege.
Video đang HOT
Sinh viên ngành Khoa học tự nhiên sẽ được nghiên cứu lý giải các sự vật, hiện tượng xảy ra trong tự nhiên dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn. Ngành học này được phân chia thành nhiều nhóm như thiên văn học, hóa học, khoa học môi trường,… Trong năm 2021, mức nợ trung bình của sinh viên ngành Khoa học tự nhiên tại Mỹ là 27.000 USD. Ảnh: Floridanationaluniversity.
Tính trung bình năm 2021, sinh viên tốt nghiệp ngành Dịch vụ nhân sinh đại cương tại Mỹ gánh khoản nợ khoảng 26.986 USD. Đây là ngành học mở rộng sự hiểu biết của sinh viên về bản thân, cộng đồng và xã hội. Chuyên ngành này cũng cấp bằng liên kết dành cho những người chuẩn bị hoặc thăng tiến sự nghiệp trong các dịch vụ xã hội. Ảnh: Snhu.
Giá thuê nhà cao ngất ngưởng, nhiều sinh viên Mỹ sống trong ôtô
Khó khăn về tài chính khiến nhiều sinh viên Mỹ phải chấp nhận sống vạ vật, ngủ trong xe hơi để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.
Tại trường Cao đẳng Thành phố Long Beach (viết tắt: LBCC, nằm ở phía nam Los Angeles, Mỹ), ít nhất 8 sinh viên được cho phép ngủ trong ôtô tại bãi đậu xe của khuôn viên trường. Đây là quy định nhằm giúp đỡ các sinh viên đại học, những người không có khả năng mua hoặc thuê nhà ở.
Nhà để xe của trường có bảo vệ, Wi-Fi và phòng tắm gần đó. Không có quá nhiều tiện ích nhưng cũng được coi là một giải pháp an toàn hơn việc sống trên đường phố, nơi luôn tồn tại nỗi lo bị cướp hoặc cảnh sát lập biên bản, theo The Guardian.
Cuộc sống "tạm bợ" trong ôtô khiến nhiều người trẻ gặp khó khăn trong việc học.
Người quản lý chương trình phúc lợi cho biết có 98 sinh viên xác nhận là đang trải qua tình trạng vô gia cư trong học kỳ này, với ít nhất 25 người trong số đó sống trong xe hơi của họ.
Thiếu nơi sinh hoạt là vấn đề nan giải trong các khuôn viên trường đại học trên khắp nước Mỹ. Biểu hiện rõ nhất là ở California, một tiểu bang luôn "nổi cộm" về bất bình đẳng và khủng hoảng nhà ở.
Chi phí thuê nhà tăng cao khiến cuộc sống của không ít người trẻ ở xứ sở cờ hoa trở nên chật vật.
Cuộc sống bấp bênh
Trong một cuộc khảo sát năm 2017 do Đại học California - Berkeley thực hiện, khoảng 10% sinh viên cho hay họ đã từng trải qua thời kỳ không có nhà, sống vạ vật khắp nơi.
Cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng nặng nề nhất đến các trường cao đẳng cộng đồng của California, nơi tuyển sinh gần 2 triệu sinh viên mỗi năm. Phần lớn trong số này xuất thân từ các gia đình có tài chính không ổn định.
Một thống kê trên toàn tiểu bang được công bố vào năm 2019 cho thấy 19% sinh viên đại học đã trải qua tình trạng vô gia cư và 60% cảm thấy bất an về nhà ở.
Người da màu, bản địa và LGBTQ có nguy cơ bấp bênh về chỗ ở cao hơn các bạn cùng lứa tuổi.
Khi Majeedah Wesley là phó chủ tịch hội sinh viên của LBCC vào năm 2014, cô vẫn sống ở nơi trú ẩn dành cho thanh thiếu niên vô gia cư tại Hollywood, cách khuôn viên trường khoảng hai giờ đi bằng phương tiện công cộng.
Nhiều sinh viên chấp nhận sống trong chỗ ở chật hẹp, thiếu cơ sở vật chất, tiện nghi.
Nhiều người được cô kể về hoàn cảnh của mình đã rất ngạc nhiên. Không ít người trong số đó đã nghĩ rằng tình trạng vô gia cư chỉ xảy ra với những ai không có điều kiện kinh tế.
Tuy nhiên, điều này hơi phiến diện vì bất kỳ ai cũng có thể rơi vào trường hợp đó nếu gặp sự cố xui xẻo, không chi trả tiền phòng kịp thời.
Khi rời khỏi gia đình và dọn ra ở riêng, Wesley có một ít tiền trong tài khoản ngân hàng nhưng không đủ để thuê căn hộ. Nếu chuyển đi quá xa, việc học của cô sẽ bị gián đoạn và có thể trượt kỳ thi.
Đến nơi trú ẩn dành cho thanh thiếu niên là lựa chọn tốt nhất để cô hoàn thành học kỳ của mình. Wesley đã làm việc chăm chỉ để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Khó khăn tài chính
Leeann (21 tuổi) nói rằng một số người bạn của cô chỉ tiết lộ tình trạng thiếu nhà ở sau khi đối mặt thực tế với việc vô gia cư.
Trong gia đình của Leeann, con cái phải bắt đầu sau khi đủ 18 tuổi. Trong hai năm đầu tiên của mình tại trường đại học, cô đã làm việc toàn thời gian để có thể trả 800 USD tiền thuê nhà hàng tháng.
Sau đó, cô được nhận vào chương trình điều dưỡng của LBCC. Các môn học trở nên khó hơn khiến Leeann gần như rớt hết dù trước đó cô thường xuyên đạt điểm A.
Để có nhiều thời gian cho việc học, cô phải làm việc ít hơn và chuyển đến ở cùng bạn bè để tiết kiệm tiền thuê nhà.
Tuy nhiên, nữ sinh không có ý định từ bỏ chương trình học vì cô xem bằng điều dưỡng là cách thoát khỏi vòng xoáy bất ổn tài chính và căng thẳng đã trải qua khi còn nhỏ.
Các trường đại học tại Mỹ cần đẩy mạnh chính sách hỗ trợ nơi ở cho sinh viên.
Leeann cho biết bạn bè của cô và gia đình họ rất hào phóng, một số cho phép cô ở tạm hàng tuần liền.
Nhưng việc sống mà không có không gian riêng với Leeann khá khó khăn, đặc biệt là khi ghi danh vào một ngành học đầy thử thách.
"Ngôi nhà quá nhỏ và không có khu vực yên tĩnh để làm việc. Tôi luôn thấy mình là gánh nặng cho mọi người vì bật đèn khi thức khuya", cô nói.
Rashida Crutchfield, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Thành phố Long Beach, nhận định tình trạng vô gia cư ở các sinh viên đại học là một cuộc khủng hoảng tiềm ẩntrong nhiều năm.
Một cuộc khảo sát năm 2020 với 195.000 sinh viên đại học trên khắp nước Mỹ vẫn học tập trong thời kỳ đại dịch cho thấy 14% đã trải qua khó khăn về nơi ở. Họ không thích việc người khác gọi mình là vô gia cư.
"Tôi vẫn nghe các sinh viên nói rằng họ đang sống trong ôtô của mình, nhưng từ chối nhận là người vô gia cư vì xe hơi là nhà của họ", Crutchfield nói.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thiếu thốn lương thực, nơi sinh sống trong thời gian dài sẽ làm suy giảm khả năng học tập của sinh viên. Vì thế, các trường đại học nên đưa ra những chính sách hỗ trợ để giúp người học tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Đại học Bách khoa Hà Nội đón sinh viên trở lại trường từ 25/11 Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định đón sinh viên trở lại trường từ 25/11 với điều kiện tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19. Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định đón sinh viên năm cuối và năm thứ tư đến trường từ sau 25/11, sinh viên năm 3 và 2 sau ngày 15/12. Còn lại, sinh viên...