Những món đồ chơi gợi nhớ về mùa Trung thu xưa mà nay vẫn đắt hàng
Giữa vô số các đồ chơi hiện đại, đồ nhập khẩu từ Trung Quốc, đồ chơi truyền thống vẫn có được vị trí trang trọng, màu sắc bắt mắt, số lượng lớn.
Gần đến Tết Trung thu, các mặt hàng đồ chơi cho trẻ em được bày bán khắp phố phường Hà Nội. Đồ chơi của trẻ em hiện nay đẹp và có mẫu mã phong phú, thế nhưng bên cạnh đó, những món đồ chơi truyền thống của Tết Trung thu xưa vẫn còn tồn tại, giữ được những nét đáng yêu riêng và gợi nhớ cho nhiều thế hệ mỗi dịp tháng Tám về.
Ngoài ra, với tâm lý lo ngại đồ chơi không rõ nguồn gốc, có thể gây độc hại đến sức khỏe con trẻ nên nhiều phụ huynh thường lựa chọn tại các quầy hàng quen, uy tín và hướng dẫn con lựa chọn đồ thủ công truyền thống, xuất xứ trong nước.
Những chiếc đèn lồng thủ công truyền thống vẫn là mặt hàng bán chạy nhất.
Đây là món đồ chơi quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt mỗi khi đến dịp Rằm tháng 8.
Tò he là món đồ chơi truyền thống được các bạn nhỏ thích thú. Các tò he con vật, đĩa trầu cau được bán với giá khoảng 20-30.000đ/bộ.
Trống bỏi, có tang trống nặn bằng đất sét, chỉ lớn hơn đồng xu. Sau khi phơi khô, hai mặt trống được bọc bằng giấy màu cho kín để tạo tiếng kêu đanh, gọn, vui tai, đặc trưng khi quay cán trống. Một chiếc trống bỏi hiện nay có giá 5.000 đồng, đây là món đồ chơi vừa rẻ, vừa thú vị đối với trẻ em trước đây
Măt na giây bôi với các khuôn hình quen thuộc như ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở… cũng vẫn được yêu thích.
Đen keo quân hay còn gọi là đèn cù, thường xuất hiện vào dịp Trung thu. Khi đốt nến, ánh lửa sẽ làm nóng không khí khiến đèn quay tròn và những hình ảnh thiết kế bên trong hiện ra như rối bóng. Giá một chiếc khoảng 50.000 – 100.000 đồng.
Video đang HOT
Đâu sư tư nhỏ (giá khoảng từ 30.000 – 50.000 đồng) vẫn gây được hứng thú cho các em nhỏ.
Trống ếch được bán khoảng 30.000 – 50.000 đồng một chiếc. Đây là một trong những món đồ chơi phát ra tiếng kêu “cắc, tùng” đặc trưng trong dịp Trung thu.
Theo gia đình và xã hội
Bất ngờ Trung thu 2019: Đồ chơi thất truyền được phục hồi bỗng dưng bán chạy
Những món đồ chơi cổ truyền được làm thủ công bất ngờ được người lớn và trẻ con vô cùng yêu thích.
Đồ chơi con giống làm từ bột vốn thất truyền nay được phục hồi
Giữa cả dãy phố Hàng Mã đông đúc, tấp nập và lấp lánh những món đồ chơi đủ màu sắc với âm thanh vui nhộn, gian hàng của nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu nằm nhỏ nhắn và giản dị nhưng không kém phần nổi bật. Những con giống được nặn đủ hình dáng với sắc màu bắt mắt thu hút trẻ em không kém những món đồ chơi khác.
Nghệ nhân Hậu cho biết, những con giống được bày bán hiện tại từng rất thịnh hành ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc từ những năm đầu thế kỷ 20, nhưng sau này hầu như không còn người nặn. Nguyên nhân là do chiến tranh, nguyên liệu trở nên đắt đỏ và khó tìm. Bước vào thời bình, bắt đầu có sự hồi phục nhen nhúm của dòng con giống Đồng Xuân nhưng rất khó khăn vì người nặn đã không còn. Riêng dòng con giống Phố Khách thì vì hoàn cảnh lịch sử mà hoàn toàn biến mất từ đầu thập niên 1980.
Vài năm gần đây, nghệ nhân Hậu cùng một số nghệ nhân khác đã hợp tác nghiên cứu phục hồi các dòng con giống bị "thất truyền".
Hiện nay, nhóm nghệ nhân đã phục hồi được con giống chợ Đồng Xuân, con giống Phố Khách, con giống Xuân La. Những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc (trâu, ngựa, dê, chó, gà, lợn)... và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ và bày bán tại gian hàng của nghệ nhân Hậu.
Gian hàng con giống của nghệ nhân Đặng Văn Hậu bày bán những dòng con giống từng thất truyền
Nghệ nhân Hậu (mặc áo kẻ) đã nặn và bán tò he, con giống nhiều năm nay
Hình mâm ngũ quả chơi Trung thu được phục hồi sau nhiều năm biến mất
Dòng con giống bột Hà Nội được làm bằng bột hoành tinh pha bột nếp. Bột được để khô và quang dầu cho bóng, lâu mốc và đỡ bị mọt ăn. Vì chỉ trộn bột lên vẫn để sống rồi nặn nên không ăn được, dù trong bột có lẫn đường gần như bột làm bánh dẻo. Con giống bột Hà Nội được nặn đồng nhất về kiểu dáng và rất tinh xảo.
Con giống Phố Khách (Mã Mây, Hàng Buồm) cũng vô cùng cầu kỳ, tinh xảo. Nghệ nhân cần có những bộ dụng cụ xúc tích để tạo ra những con giống này. Đề tài của các con giống Phố Khách thường thiên về thần thoại, ví dụ như tứ linh (long, ly, quy, phượng), nghê hý châu, sư tử hý cầu, cá hóa long,...
Con giống hình rồng trong bộ tứ linh (long, ly, quy, phượng)
Loại con giống bột làng quê thường thấy được làm bằng bột tẻ pha ít bột nếp, sau khi chơi đêm rằm xong có thể hấp lên ăn được. Loại này nguyên thủy gọi là bánh chim cò. Làng Xuân La, huyện Phú Xuyên ở ngoại ô Hà Nội được xem là cái nôi của loại con giống này.
"Có rất nhiều các chị lớn tuổi lướt qua và phải dừng lại trước những con giống này. Bởi họ như thấy được những món đồ chơi từ thời ấu thơ mà họ từng được chơi. Ví dụ như cái mâm ngũ quả này được một chị mua rất nhiều về để tặng bạn bè. Họ bảo rằng mấy chục năm nay mới được nhìn thấy lại nên rất xúc động", nghệ nhân trẻ chia sẻ.
Những con giống thu hút cả những người lớn tuổi
Không chỉ thu hút những người lớn tuổi từng có tuổi thơ gắn liền với những con giống đầy màu sắc này, trẻ nhỏ cũng vô cùng yêu thích và thường xuyên sà vào gian hàng của nghệ nhân Hậu. "Trẻ con cũng mua nhiều lắm nên năm nay mình bán hết hàng sớm hơn dự tính. Mình bán từ hôm 2/9 tức mới được 1 tuần mà giờ chỉ còn ngần này thôi (những mẫu bày bán trên sạp)", anh Hậu hào hứng.
Anh Hậu bày bán từ 2/9, đắt khách nên giờ chỉ còn một ít mẫu trên sạp
Mỗi mẫu con giống có giá từ 20.000 đồng trở lên. Món đồ này có thể chơi lâu vì nghệ nhân đã trộn một vài loại keo vào bột giúp cho con giống và màu sắc bền, không bị mốc.
Trẻ con bị màu sắc bắt mắt của thứ đồ chơi làm từ bột thu hút
Bên cạnh đó, theo nghệ nhân Hậu chia sẻ, năm nay, mặt nạ giấy bồi cũng được nhiều người tìm mua. Không chỉ mua những mẫu mặt nạ được vẽ sẵn mà mặt nạ trắng cũng được bán nhiều để trẻ có thể tự vẽ theo ý thích. Các trường học đặt mua loại mặt nạ này khá nhiều để tổ chức trò chơi cho trẻ ở trường nhân dịp Trung thu.
Mặt nạ giấy bồi trắng được bán nhiều hơn so với mọi năm
Xuất hiện đèn lồng mini làm từ vật liệu tái chế
Nhiều chủ hàng bán đồ chơi ở Hàng Mã cho biết, thị trường đồ chơi Trung thu năm nay không có nhiều biến động so với những năm trước. Bên cạnh những món đồ chơi nhập từ Trung Quốc vẫn rất được lòng trẻ con thì từ năm ngoái đã xuất hiện thêm những chiếc đèn lồng nhỏ xíu được làm thủ công rất tinh xảo.
Chú Thạch Công Minh (SN 1962) đã bán hàng nhiều năm ở Hàng Mã cho biết: "Đèn lồng này hoàn toàn được làm thủ công. Đồ thủ công mỹ nghệ của nước mình chứ không phải hàng Trung Quốc. Nguyên liệu cũng là từ đồ tái chế. Chú bán sản phẩm này từ năm trước đã rất nhiều người thích. Năm nay có những trường còn đến mua số lượng lớn để làm quà cho các cháu trong buổi phá cỗ Trung thu ở trường".
Chú Minh chia sẻ, mỗi mẫu đèn lồng mini này có giá 30.000 đồng (đã bao gồm đèn led)
Đèn led được gắn vào khiến món đồ chơi thêm lung linh
Vì chiếc đèn lồng nhỏ nhỏ, xinh xinh, giá phải chăng nên nhiều phụ huynh mua từ 3 - 4 chiếc làm quà cho trẻ
Theo khám phá
Bất an thị trường mùa trung thu Bánh trung thu trôi nổi, đồ chơi trẻ em không nguồn gốc được bày bán công khai từ chợ sỉ đến chợ vỉa hè. Những sản phẩm kém chất lượng đang lăm le "đổ bệnh" xuống con trẻ, với sự giúp sức của... người lớn. Bánh trung thu trôi nổi bán đổ đống cùng với rau củ bên hông chợ Bình Tây (Q.6,...