Những món ăn ngon dân dã đậm chất miền Tây ở Tiền Giang
Mắm còng lột, mắm tôm chà, cháo cá lóc rau đắng, vú sữa, sam biển…là những món ngon đặc trưng của miền Tây có mặt ở vùng quê Tiền Giang.
Cái dai mềm của sợi bánh, vị ngọt thanh của nước dùng, mềm ngọt của thịt hòa quyện vào vị chua chua vừa phải của nước chấm, không chỉ đem đến cảm giác ngon miệng cho người ăn mà còn đọng lại hương vị thơm ngon khó quên cho thực khách khi đã thưởng thức.
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi. Hủ tiếu Mỹ Tho có lẽ là món ăn đặc sản số một ở Tiền Giang.(Ảnh: Internet)
Các loại rau như hẹ, xà lách, giá được bày lên trên, tùy theo yêu cầu của người ăn mà chủ quán có thể cho thêm xương, lòng hoặc hải sản, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Mắm tôm chà
Mắm tôm chà Gò Công là loại đặc sản của xứ Gò Công (Tiền Giang), từng là món quý dâng lên vua chúa nửa đầu thế kỷ 19. Món mắm tôm này có đã từ lâu, nhưng vào năm tháng nào thì không ai rõ. Một điều chắc chắn là mắm tôm chà đã trở thành món ăn của cung đình triều Nguyễn do được “tiến cung” phục vụ bà Từ Dũ. Nếu xét theo thời gian, bà được đưa về Huế hầu Hiến tổ (1842) tức vua Thiệu Trị lúc chưa lên ngôi.
Ngày nay dân ta thích ăn mắm tôm với bún và thịt luộc. (Ảnh: Internet)
Chẳng biết ngày xưa bà Từ Dũ ăn mắm tôm chà thế nào, chứ ngày nay dân ta thích ăn mắm tôm với bún và thịt luộc. Bún thì phải thứ nhỏ sợi, thịt heo phải là thịt nách, có lớp da mềm, mỡ mỏng, luộc vừa chín tới, thái miếng mỏng vừa ăn nhưng đừng quá mỏng như lưỡi dao ăn mất ngọt, chuối chát, khế chua, dưa chuột và rau sống đủ loại, nhớ là phải có ngò gai mới dậy mùi.
Cháo cá lóc rau đắng
Chính xác góp mặt trong danh mục đặc sản miền Tây Nam bộ từ bao giờ không ai rõ, song theo một số đầu bếp cao niên ở miệt Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), món ăn này có lẽ đã xuất hiện trong bữa ăn gia đình và hàng quán từ cả trăm năm trước.
Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. (Ảnh: Internet)
Không quá cầu kỳ trong chế biến nhưng muốn có tô cháo ngon khiến người ăn phải xuýt xoa thì không hề đơn giản. Gạo nấu cháo phải là loại dẻo vừa, vị ngọt và có hương thật thơm. Gạo nấu cháo không vo và nấu ngay như cháo trắng mà phải được rang trên chảo đến khi hạt gạo vàng đều và bốc mùi thơm.
Không phải loại rau đắng trồng công nghiệp có thân to lá to như cọng rau sam, rau đắng đất Mỹ Tho mọc theo các mô đất ở sau nhà có lá nhỏ thân nhỏ, vị đắng hơn loại rau đắng thường. (Ảnh: Internet)
Cá lóc chọn để nấu thường là con to để ít xương, tuy vậy thay vì mua loại cá lóc nuôi con to cho nhiều thịt, các đầu bếp kỹ tính ở Mỹ Tho thường chọn được cá lóc đồng. Loại cá này tuy nhỏ hơn nhưng thịt chắc và thơm. Nước nấu cháo tuyệt đối không được dùng loại nước máy có lẫn mùi clo. Để tô cháo thêm phần hấp dẫn, sau khi nêm nếm đủ gia vị, người nấu thường lấy hành tím cho vào, ngoài ra hành lá và ngò rí xắt nhuyễn cũng là hai thứ không thể thiếu. Cuối cùng là đĩa rau đắng đất, thứ rau đặc sản miền Nam đắng tê đầu lưỡi nhưng hậu ngọt vô cùng.
Mắm còng lột
Ở Tiền Giang, mắm tôm chà thì có mọi mùa trong năm, riêng mắm còng lột chỉ có vào 3 tháng trong năm. Thường thì vào khoảng tháng 5, con còng bắt đầu lột và khoảng cuối tháng tám là không còn mắm còng nữa. Khi còng lột, người dân lại rủ nhau đi bắt còng lột về ăn. Còng lột đem về ướp gia vị cho thấm, tẩm bột chiên vàng, hoặc rang me, ăn với bún hay cuốn rau chấm nước mắm chua ngọt, giống ăn bánh xèo, bánh khọt. Nếu ăn không hết thì đem còng làm mắm để ăn dần.
Những ngày mát trời, có đĩa mắm còng lai lai thật thú vị. (Ảnh: Internet)
Mắm còng lột có thể dùng ngay với rau sống, dưa leo, thịt ba chỉ luộc, xoài hoặc khóm. Mắm còng cũng có thể ăn với bún và dùng để cuốn bánh tráng. Mắm vừa có vị đậm đà, chua, cay, mặn, ngọt, lại có hương thơm độc đáo.
Món bún này cũng tương tự món bún mắm vì có chung nguyên liệu là mắm cá. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Bún gỏi già ngon phải nấu chung với me để cho ra nước lèo chua chua ngọt ngọt đặc trưng, ăn chung với tép bạc, tép lột hay tôm sú lột là ngon nhất. Nước bún gỏi già chua ngọt thường được ăn kèm với rau muống, rau chuối bào và rau hẹ, thêm vào nước chấm phải là nước cốt mắm cá linh nguyên chất, để tạo ra hương vị thơm ngon đậm mà không cần phải nêm nếm gì thêm.
Ốc gạo Tân Phong
Ốc luộc chấm nước mắm chanh ớt thêm chút gừng cho ấm bụng và khử mùi tanh. Ốc mới luộc còn nóng, con nào cũng vàng ươm, béo ngậy, ngọt thịt, giòn giòn không gây ngán. Trong ruột ốc thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn giòn.
Trong ruột ốc thường có nhiều con nhỏ như hạt gạo, nhất là mùa sinh sản ốc càng béo, ngọt, khi nhai giòn giòn. (Ảnh: Internet)
Ốc gạo lể ra sẵn có thể nấu với cháo cho thật nhừ, thêm nhiều hành, tiêu cùng mấy miếng gừng sợi để ấm bụng. Hoặc còn được chế biến thành ốc cháy mỡ tỏi, om nước dừa, rang bơ. Nhâm nhi thêm chút rượu đế mắt mèo, hơi nồng ấm của rượu hòa cùng mùi vị của ốc càng thấm đượm hương vị miền sông nước hữu tình miền Tây.
Bánh vá (bánh giá)
Ghé qua chợ Giồng (thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang) thì không thể bỏ qua món bánh vá làm từ những nguyên liệu rất quen thuộc như bột gạo, bột năng, gan heo, giá sống. Nhân bánh gồm giá sống, gan heo, tôm (hoặc tép bạc) được cho vào trong vá trước sau đó mới múc bột thêm vào sao cho ngập các loại nguyên liệu. Tiếp đó, nhúng vá vào trong chảo dầu đang sôi cho bánh dính kết lại rồi từ từ rút vá không ra và chờ cho bánh chín vàng.
Khi chiên xong, người bán sẽ dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn. (Ảnh: Internet)
Bánh giá thường được ăn kèm với bún, bánh cuốn hoặc xôi cùng với rau sống và nước mắm pha tỏi ớt chua ngọt. Khi chiên xong, người bán sẽ dùng kéo cắt bánh thành từng miếng vừa ăn, có thể cắt làm ba hoặc làm bốn tùy sở thích. Sau đó, xếp bánh trên đĩa rau sống xanh mướt gồm xà lách, rau thơm và một ít giá sống.
Không nên từ chối sam biển ở Gò Công Đông nếu bạn có dịp đến chơi ở Tiền Giang khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch. Sam cái đang có trứng làm món nướng là tuyệt nhất. Sam được làm sạch, cứ thế đặt lên bếp than hồng, nướng cho đến khi vỏ đổi màu, mùi thơm tỏa ra ngào ngạt cũng là lúc sẵn sàng cho buổi tiệc.
Sam cái đang có trứng làm món nướng là tuyệt nhất. (Ảnh: Internet)
Trứng sam béo thơm, bổ dưỡng, vàng ươm, nóng hổi thường ăn cùng bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm, đậu phộng rang, hành phi, nước mắm chanh tỏi ớt. Hoặc sam cũng được nấu canh chua với bạc hà, rau nhút hoặc đậu rồng, rau om… đều rất ngon và lạ miệng với du khách.
Bánh bèo chợ Hàng Bông
Bánh bèo ở khu chợ Hàng Bông là món ăn nổi tiếng Mỹ Tho. Những quán hàng rong với vài chiếc ghế nhỏ, chỉ bán vào chiều tối nhưng lúc nào cũng đông khách ra vào.
Chủ quán thường phục vụ bánh bèo cùng bát mắm ớt và chút dưa ghém để mời khách. (Ảnh: Internet)
Có hai loại cho bạn lựa chọn là bánh bèo nhân mặn và nhân ngọt. Bánh bèo mặn thường có đậu xanh, bì lợn xắt sợi, bánh mì chiên cắt hạt lựu và thêm hành phi thơm nức mũi. Bánh bèo ngọt lại béo ngậy với nước cốt dừa tươi. Chủ quán thường phục vụ bánh bèo cùng bát mắm ớt và chút dưa ghém để mời khách.
Nguyên liệu chính làm món chuối quết dừa chỉ gồm chuối sứ xanh, già và dừa nạo. Công đoạn chế biến cũng đơn giản, không cầu kỳ, nhưng cần sự khéo léo và có kinh nghiệm.
Chuối quết dừa vừa thơm mùi chuối, ngọt vị đường, dừa nạo kết hợp với vị ngọt mát. (Ảnh: Internet)
Để món ăn thêm hấp dẫn, có thể rắc lên một ít đậu phộng rang vàng giã to. Cuối cùng thêm một ít rau đủ loại để lên miếng bánh tráng, kèm theo ít nhân là chuối quết dừa chấm nước mắm chua ngọt. Chuối quết dừa vừa thơm mùi chuối, ngọt vị đường, dừa nạo kết hợp với vị ngọt mát của các loại rau ghém, rau thơm sẽ đem đến cảm giác lạ miệng.
Chả nướng Chợ Gạo
Chả ở chợ Gạo làm từ thịt nạc vai heo luộc vừa chín tới, cắt lát mỏng xào với hành tím và tỏi. Sau đó, trộn chung với trứng vịt, tiêu hạt, nước mắm ngon và các gia vị khác vừa ăn.
Vị chả thơm, thịt ngọt đậm đà rất kích thích mà thực khách khó lòng từ chối được. (Ảnh: Internet)
Gọi là chả nướng nhưng tất cả hỗn hợp này lại được cho vào trong nồi gang lót lá chuối rồi bắc lên bếp đun đến khi chả khô mặt, hết dính là được. Chả làm xong cắt thành từng miếng vừa ăn cuộn với bánh tráng, rau thơm, xà lách chấm nước mắm pha chua ngọt là cách ăn đơn giản và ngon nhất. Vị chả thơm, thịt ngọt đậm đà rất kích thích mà thực khách khó lòng từ chối được.
Vú sữa Lò Rèn
Thương hiệu đặc sản Tiền Giang này đã được khẳng định trên thị trường. Vú sữa Lò Rèn – đặc sản Tiền Giang – quả tròn, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày ruột nên dù giá có cao hơn một chút thì người mua vẫn có lời. Vú sữa Lò Rèn mua về cứ thế bóp mềm rồi bửa ra thưởng thức là ngon tuyệt cú mèo.
Vú sữa Lò Rèn – đặc sản Tiền Giang – quả tròn, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày ruột thơm ngon. (Ảnh: Internet)
Vị loại quả này không ngọt quá mà dìu dịu, thịt mềm lại còn thoảng mùi thơm hấp dẫn. Nếu muốn thử cách ăn khác, bạn có thể gọt vỏ, bỏ hột cho vú sữa vào xay cùng sữa, đường hoặc có thể cả ca cao cho ra sinh tố rất đặc biệt đánh tan nóng mệt nhanh chóng.
Tiền Giang có món gì ngon?
Tiền Giang là một trong những tỉnh miền Tây nổi tiếng với nhiều đặc sản dân dã và ẩm thực phong phú hấp dẫn.
Mắm tôm chà Gò Công
Mắm tôm chà Gò Công đã có từ lâu. Được biết, đây là món ăn tiến vua, dần dần trở thành đặc sản ở Tiền Giang. Tên gọi mắm tôm chà xuất phát từ cách làm. Tôm sau khi xay nhuyễn, được chà qua rây. Cuối cùng, mang đi phơi nắng 10-15 ngày thì sẽ cho ra được mẻ mắm tôm chà mang đậm hương vị thấm đượm của nắng, dậy mùi của thịt tôm tạo nên món ăn đặc trưng. Về cảm quan, mắm tôm chà Gò Công sánh, đặc, có màu đỏ tươi đẹp mắt. Mắm tôm chà thường được ăn kèm với bún, thịt luộc và không thể thiếu đồ ăn kèm như chuối xanh, khế chua, dưa chuột, rau sống, ngò gai (mùi tàu)...
Chả nướng chợ Gạo
Chả nướng chợ Gạo ấn tượng bởi cách làm lẫn cách trình bày công phu nên món ăn này thường được làm vào những dịp giỗ, lễ Tết...
Chả nướng chợ Gạo, món ngon ngày Tết ở Tiền Giang. Ảnh: Cổng TT Sở VHDLTT Tiền Giang
Nguyên liệu chính để làm chả là thịt nạc vai heo, trứng vịt quê, cho tất cả hỗn hợp vào một tô lớn, nêm gia vị, tiêu, nước mắm cho vừa ăn, trộn đều. Muốn món chả ngon đúng điệu nên nấu bằng nồi gang vì nồi sẽ giữ nhiệt lâu, chín vào tận bên trong và lót bên dưới lớp lá chuối rồi nướng trên bếp than hồng. Khi chín, chả có màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt.
Để món ăn ngon hơn, người ta cuốn chả vào bánh tráng cùng bún, rau sống, chấm nước mắm chua ngọt. Khi ăn, có vị bùi bùi ngon ngon của trứng, ngọt dai của thịt nạc vai, man mát của rau sống khiến thực khách ăn mãi không thôi.
Sam biển Gò Công
Ở vùng biển Vàm Láng, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang có món đặc sản khá hiếm, đó là sam biển. Du khách nên đến đây vào khoảng từ tháng 10 cho tới tháng 2 âm lịch để được thưởng thức món sam trứng nướng, là món ăn nức tiếng rất được lòng thực khách.
Sam nướng thơm ngon, béo ngậy, hấp dẫn nhiều thực khách. Ảnh: dacsanvietnam.com
Sam được nướng chín, hương thơm lan tỏa nức cả mũi, tách yếm bỏ ruột sẽ thấy trứng sam đầy ắp, vàng ươm. Khi ăn, thịt sam dai dai, ngọt ngọt, trứng sam béo ngậy, thơm lừng, nhiều đạm và rất bổ dưỡng, sam nướng ăn kèm với bưởi chua tách múi, củ cải thái nhỏ ngâm giấm, rau thơm gồm húng cây, răm, đậu phộng rang đập giập, hành phi, nước mắm chanh, tỏi, ớt. Nếu bạn đặt chân tới Gò Công, hãy thưởng thức món sam trứng nướng, bạn sẽ ấn tượng với món ăn này đấy.
Chuối quết dừa
Nguyên liệu chính của món này là chuối sứ xanh và dừa nạo. Chuối đem luộc tới khi chín dẻo, trộn cùng dừa nạo. Một phần dừa nữa sẽ thái lát mỏng, giã nhuyễn, thêm chút đường cho vừa ăn. Sau đó, rắc chút lạc rang vàng lên phía trên, nhưng không phải cứ thế là xúc lên ăn.
Món này thưởng thức bằng cách cuốn với bánh tráng và các loại rau vườn như lá lốt, rau thơm, húng bạc hà, diếp cá... Và khi ăn món này, không thể thiếu bát nước chấm chua ngọt, được pha từ nước mắm, chanh, tỏi, ớt hiểm cay xé lưỡi với nước cốt dừa sao cho có vị chua ngọt, tê tê nồng nàn. Về Tiền Giang mà không thử món chuối quết dừa thì thật là thiếu sót.
Cá lóc nướng trui Tiền Giang
Cá lóc nướng trui đặc sản Tiền Giang. Ảnh: hoidaubepaau.com
Cá lóc nướng trui thực sự là một món ăn thu hút nhiều thực khách khi đến Tiền Giang. Đây là một đặc sản đồng quê dân dã, hương vị này sẽ vấn vương mãi một khi thưởng thức.
Muốn có món cá nướng ngon, người ta phải chọn những con cá tươi nhất, sau đó dùng xiên của cây trầm bầu xỏ vào miệng cá rồi mang đi nướng, mà nhất định phải nướng bằng rơm thì khi chín cá mới dậy mùi thơm lừng. Món này ăn kèm với bông súng, rau muống bào, xoài thái sợi,...cộng thêm bát nước chấm muối trắng, dầm ớt, vắt vài giọt chanh. Một món ăn dân dã tuyệt ngon khi đến Tiền Giang.
Hủ tiếu Mỹ tho
Món ngon khó lòng bỏ qua khi đến với Tiền Giang. Ảnh: Internet
Điều làm nên sự khác biệt của món hủ tiếu nơi đây là nước lèo. Nước lèo của món hủ tiếu Mỹ Tho này được nấu từ nước hầm xương, thêm chút vị ngọt của tôm khô, mực nướng, củ cải. Tất cả những nguyên liệu này phải được hầm rất lâu mới có nồi nước lèo đậm vị.
Sợi bánh hủ tiếu Mỹ Tho có màu trắng, nhỏ, khô, dai và giòn giòn. Món này còn có thêm thịt heo, thịt gà, lòng, tim...và dùng kèm lá hẹ, xà lách, giá, cần tây,... Ai đến Mỹ Tho mà không thử món hủ tiếu nổi tiếng nơi đây thì thật đáng tiếc.
Bánh vá
Ảnh: Cổng TT Sở VHTTDL Tiền Giang
Một món ăn mà những người con ở Tiền Giang khi xa quê luôn nhắc với nhau, đó là về chợ Giồng ăn bánh vá. Bánh vá còn được gọi là bánh giá, là món đặc sản của huyện Gò Công, và cũng là món ăn thân quen hàng ngày của người dân Tiền Giang.
Nguyên liệu để làm bánh vá rất phong phú, trong đó có bột gạo, bột đậu nành, thịt heo nạc, tôm, óc heo, gan, giá... Ngày nay, người dân còn làm bánh vá chay với nấm rơm, nấm mèo... Bánh vá sau khi chiên chín, có màu vàng, ăn giòn ngậy, có mùi vị ngọt của tôm, giá, vị thơm của đậu phộng, dẻo ngon của bột gạo chiên. Bánh vá được ăn kèm với rau sống và không thể thiếu bát nước mắm chanh, tỏi, ớt, chua chua, ngọt ngọt, cay cay. Một số nơi thay nước mắm bằng nước tương, mang lại hương vị khá mới lạ.
Vú sữa Lò Rèn
Tên gọi vú sữa Lò Rèn xuất phát từ việc người dân Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang ghi nhớ công ơn của ông thợ rèn, người đã có công trong việc nhân giống vú sữa ngon cho vùng đất này.
Vú sừa Lò Rèn Vĩnh Kim. Ảnh: vietnambiz.vn
Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim quả tròn, trắng, mỏng vỏ, nhỏ hột, dày ruột. Lúc chín, quả phơn phớt vàng hồng, thoảng thơm, mát dịu, ngọt thanh... Trái vú sữa vừa ngon, vừa bổ dưỡng nên được nhiều người rất ưa chuộng. Hàng năm, mùa vú sữa thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau và đến tháng 11 âm lịch, vú sữa mới chín rộ.
Sầu riêng
Sầu riêng được mệnh danh là "vua của các loài trái cây". Ảnh: nongsanngon.vn
Mảnh đất màu mỡ ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với trái sầu riêng, thứ quả đặc biệt đã có mặt hơn 40 năm trên mảnh đất này. Nơi đây, trái sầu có quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè. Sầu riêng nơi đây có vỏ mỏng, quả sầu riêng khi chín bổ ra có màu vàng ruộm, hạt lép, múi căng, vị béo ngậy, thơm lừng. Hương vị nồng nàn, ngọt ngào của trái sầu riêng ở xã Ngũ Hiệp sẽ khiến du khách khó lòng quên được mảnh đất Tiền Giang.
Những đặc sản đậm chất dân dã, hấp dẫn vô cùng của Tiền Giang Hủ tiếu Mỹ Tho, chả nướng chợ Gạo, mắm tôm Gò Công, vú sữa Lò Rèn... là những món đặc sản đậm chất dân dã và hương vị hấp dẫn của Tiền Giang khiến du khách phương xa ăn rồi nhớ mãi. Hủ tiếu Mỹ Tho: hủ tiếu Mỹ Tho - một trong ba thương hiệu hủ tiếu nức tiếng nhất, bên cạnh...