Những món ăn đường phố “ngon quên sầu” ở chợ hoa lớn nhất Sài Gòn
Chuối nếp nướng, bún bum bò chóc hay hủ tiếu ốc là những món ăn đáng để bạn thử nếu lang thang ở chợ hoa lớn nhất Sài Gòn.
Khu chợ hoa (quận 10, TP.HCM) từ lâu luôn là điểm đến quen thuộc của những ai thích săn lùng món ăn “ngon – độc – lạ”. Theo đường Hồ Thị Kỷ, đi sâu vào bên trong, bạn sẽ bắt gặp chợ. Ngay khi đến gần chợ, du khách sẽ nhanh chóng ngửi thấy mùi mắm prohoc hay còn gọi là mắm bò hóc, nguyên liệu đặc trưng của món bún num bò chóc.
Nước dùng màu vàng nghệ trông rất bắt mắt. Ảnh: I.T
Thành phần chính của món bún num bò chóc là cá lóc đồng và nước dùng có màu vàng của nghệ. Nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để nấu được món bún thơm ngon này rất kỳ công. Đầu tiên là cá lóc, không sử dụng cá nuôi vì thịt bở và mùi tanh, phải dùng cá lóc đồng. Những con cá còn tươi ngon được làm sạch, giữ lại bộ lòng rồi luộc chín. Phần đầu cá để riêng, phần thịt được gỡ xương, để riêng ra đĩa.
Nước dùng của món bún này cũng rất đặc biệt khi được pha trộn rất nhiều gia vị như: ngải búng, trái chúc… Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngải búng, nghệ tươi và củ sả. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo cho nước dùng màu vàng đẹp mắt cùng hương vị đậm đà. Giá một tô bún từ 30.000 đồng.
Nui
Bên cạnh hủ tiếu, bánh canh hay bún bò, nui cũng là món ngon được nhiều người ưa chuộng. Nui dẻo mềm ăn kèm với giò, huyết được bán tại một quán nằm bên trong khu chợ. Để tăng thêm độ đậm đà của món ăn, đầu bếp còn nấu kèm tôm khô, nước lèo ngọt và thơm mùi xương. Mỗi tô nui thịt có giá 25.000 đồng. Nếu thích ăn giò, bạn có thể gọi thêm, giá sẽ thay đổi tùy theo yêu cầu của khách.
Video đang HOT
Hủ tiếu ốc
Nếu có cơ hội lạc vào khu ẩm thực, hãy ghé đến tiệm hủ tiếu ốc để thưởng thức sự biến tấu mới mẻ này. Ảnh: saostar
Hủ tiếu ốc là biến tấu mới cho những ai thích hủ tiếu. Một tô nóng hổi gồm hủ tiếu dai, ốc khế, nghêu, sò lông được luộc chín trước, vài miếng chả và viên mộc thả trong ước lèo ngọt thanh.Trong làn khói nghi ngút, tô hủ tiếu toả hương thơm kích thích vị giác. Gọi là hủ tiếc ốc nhưng món ăn không dừng lại ở đó mà còn có thêm vị ngọt của nghêu hấp hay lát chả dai dai hấp dẫn. Nước dùng được nấu từ nước hầm xương và thêm cái ngọt từ nước luộc ốc. Vì thế, món ăn không quá đậm đà như tô hủ tiếu xương thường thấy mà mang cái ngọt thanh và nhẹ dịu dễ ăn.
Một tô giá 30.000 đồng. Quán ăn có không gian nhỏ nhưng dễ tìm vì nằm ngay trung tâm chợ Hồ Thị Kỷ, mở cửa từ 3h chiều đến tối.
Người dân miền Nam vốn hảo ngọt, nên những món ăn như bánh, chè, xôi, rau câu được bày bán rất phong phú. Trong đó, du khách không thể bỏ qua món chuối nếp nướng.
Chuối phải được nướng trên bếp than hồng và để nguyên trái mới đúng điệu. Ảnh: I.T
Nguyên liệu làm chuối nếp nướng rất đơn giản. Bạn chọn loại chuối xiêm, vừa chín tới, chặt đem về ủ. Vài hôm sau chuối vàng ươm mới dùng để chế biến. Chuối được lột vỏ, ướp chút đường và muối để có vị đậm đà. Đặc biệt, chuối phải được nướng trên bếp than hồng và để nguyên trái mới đúng điệu.
Món chuối nếp nướng này sẽ không thể đạt được hương vị trọn vẹn nếu thiếu đi nước cốt dừa và đậu phộng. Vị ngọt lịm của chuối chín quyện với độ dẻo thơm béo của cốt dừa và đậu phộng rang tạo thành món ăn đơn giản mà níu chân du khách.
Không quá cầu kỳ, chuối nướng thích hợp để ăn chơi trong ngày. Trong chợ hoa, có khoảng 2 đến 3 góc hàng có bán món ăn này. Giá trung bình cho một phần 3 – 5 trái là 10.000 đồng.
Bánh mì xíu mại trứng muối, cháo sá sùng lạ miệng ở Sài Gòn
Món cháo với những con sá sùng vừa chín tới, không bị dai mà còn giữ được độ giòn sần sật hay bánh mì xíu mại được bổ sung những viên trứng muối đậm đà là những món ăn đường phố lạ miệng ở Sài Gòn.
Bánh mì xíu mại trứng muối lạ miệng
Ẩm thực Sài Gòn rất đa dạng và phong phú với nhiều những món ăn "đốn tim" giới trẻ. Nếu đến đây, bạn không nên bỏ qua món bánh mì xíu mại trứng muối - món ăn đường phố đầy hấp dẫn và lạ miệng.
Theo Zing, điểm đặc biệt của món ăn này chủ yếu nằm ở phần xíu mại. Không giống với thịt viên thông thường, loại xíu mại này được bổ sung thêm nhân trứng muối. Ngoài ra, bên trong ổ bánh còn bao gồm một số thành phần khác như mỡ hành, đồ chua, thịt bò nướng và tóp mỡ. Các công đoạn để chế biến món ăn này khá đơn giản. Đầu tiên, người bán sẽ phết một lớp mỡ hành mỏng vào ruột bánh, tiếp đến là một ít đồ chua. Thịt bò nướng và xíu mại trứng muối là 2 nguyên liệu được cho vào sau cùng. Nếu muốn thưởng thức với hương vị đậm đà hơn, bạn có thể rưới thêm một ít nước mắm lên phần nhân bên trong.
Nếu muốn thưởng thức với hương vị đậm đà hơn, bạn có thể rưới thêm một ít nước mắm lên phần nhân bên trong. Ảnh: Mysteriousaigon.
Một ổ bánh mì có giá dao động từ 20.000-30.000 đồng, tuỳ thuộc vào các loại nhân khác nhau. Thực khách có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn này tại một cửa hàng bánh mì trên đường Hồ Xuân Hương, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Quán mở bán buổi sáng từ 6-10h và chiều từ 12-19h.
Cháo sá sùng
Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu... Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.
Sá sùng là cách gọi phổ biến của các hàng quán ở Sài Gòn. Ngoài ra còn nhiều tên khác nhau như trùng biển, sâu cát, chặt khoai, giun biển, địa sâm, bi bi, con cạp đất...
Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Ảnh: VNE
Theo VnExpress, chị Huyền, chủ quán cháo sá sùng ở quận Tân Phú cho biết, khâu chọn nguyên liệu sẽ quyết định hương vị món ăn. "Để nhận biết sá sùng ngon, người sành ăn chọn những con có mình dày, kích thước đều, có mùi thơm đặc trưng chứ không tanh", chị nói. Sau đó, người chế biến phải tỉ mỉ làm sạch từng con vì trong ruột chúng có chứa nhiều cát, khiến cháo mất vị ngon.
Khác với cách ninh hầm giống cháo sườn, cháo sá sùng ở Sài Gòn được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, ăn đến đâu thì nấu riêng lượng cháo và các nguyên liệu đến đó. Do vậy, sá sùng vừa chín tới, không bị dai mà còn giữ được độ giòn sần sật. Tô cháo khi nấu chín không tanh mà có vị thơm ngọt tự nhiên từ sá sùng. Mỗi tiệm cháo có một bí quyết nêm nếm gia vị khác nhau, nhưng đều đảm bảo vị ngọt thanh và bùi.
Thức ăn kèm cháo bao gồm rau tần ô (cải cúc) được trụng sẵn trong tô và gừng thái mảnh để trên mỗi bàn ăn. Các loại rau vừa tạo vị thơm vừa cân bằng tính hàn nhiệt của món ăn, tốt cho sức khỏe.
Huyền Thanh
Người Sài Gòn mê mẩn món chuối chiên dùng dầu sạch, ngon bổ rẻ Ngang qua xe chuối chiên, hiếm có ai mà cầm lòng lướt qua món bánh chuối vàng rộm, giá chỉ 6.000 đồng. Bánh chuối hẻm nhà thờ Nam Hải, quận 8 tuổi đời 10 năm hút khách nhờ bí quyết đặc biệt. Chuối chiên của chị Mai vàng rộm và giòn tan, vô cùng hấp dẫn nhờ bí quyết đặc biệt. Dùng dầu...