Những lưu ý quan trọng để tăng đề kháng, phòng bệnh hiệu quả cho con
Cha mẹ nào cũng lo lắng lúc con ốm đau, bệnh tật, nhất là giai đoạn chuyển mùa. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị kiến thức để “ phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho con bằng cách tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Tăng sức đề khàng là cách tốt nhất để chống lại các bệnh do thời tiết thay đổi gây ra
1. Cha mẹ thường xuyên trang bị kiến thức y khoa
Cha mẹ chính là thầy thuốc tốt nhất của con. Mẹ hãy chủ động tìm hiểu kiến thức y khoa mỗi ngày. Khi mẹ đã nắm được triệu chứng, cách xử lý các bệnh giao mùa đơn giản, mẹ sẽ có những biện pháp giúp con tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ con hiệu quả nhất khi con ốm.
2. Nuôi con bằng sữa mẹ đến năm 2 tuổi
Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho bé bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ cho đến sau 2 tuổi.
Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics, rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.
Video đang HOT
3. Cho trẻ được thoải mái khám phá thiên nhiên mỗi ngày
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra khuyến nghị rằng trẻ em cần có những hoạt động vận động ngoài trời ít nhất 60 phút mỗi ngày để có thể phát triển cơ thể một cách tốt nhất.Vì vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con khám phá thiên nhiên mỗi ngày, kể cả thời tiết “không đẹp”.
Con càng được chơi sớm với đất và nước thì càng tăng cường hệ miễn dịch cho con. Mẹ có thể lo trời mưa, nắng, gió quá, lạnh quá, nóng quá… sẽ khiến con bị ốm. Chỉ cần mẹ chuẩn bị cho con quần áo phù hợp thì mẹ có thể quẳng gánh lo đi mà vui chơi cùng con.
Ở nhà, mẹ có thể cho con tắm chậu tăng dần dần về thời gian để bé thích nghi. Cụ thể, mùa hè có thể tắm nước nguội (không ấm, không lạnh ngắt) tăng dần, từ 20-30 phút. Mùa đông có thể tắm nước ấm từ 15-20 phút.
Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể cho con đi du lịch hoặc có những hoạt động trải nghiệm như đưa trẻ dạo chơi ở công viên, nằm thư giãn trên bờ biển để nghe sóng biển vỗ rì rào, ngủ dưới bầu trời đầy trăng sao, làm vườn như bác nông dân thực thụ…
4. Luôn vệ sinh sạch sẽ
Cha mẹ tập cho con thói quen rửa sạch tay chân sạch sẽ sau khi chơi/lao động/đi vệ sinh, trước giờ ăn, ngủ. Sau mỗi giờ chơi, cha mẹ có thể giúp con học cách tự vệ sinh cá nhân, tắm rửa, để con có thể có một cơ thể sạch sẽ.
5. Ăn uống đủ dinh dưỡng
Điều quan trọng nhất là phải có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Các món ăn mùa nào thức nấy, đủ các thành phần chất đạm, chất béo, protein, vi tamin và khoáng chất. Đặc biệt, bố mẹ nên chú trọng con ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
6. Mát xa cho con mỗi ngày
Mỗi ngày, bạn hãy dành khoảng 15-30 phút mat xa cho con bằng tinh dầu tràm vào ngày đông lạnh, trước khi đi ngủ. Vừa mát xa, mẹ có thể hát hò, trò chuyện vui vẻ cùng con, đồng thời tranh thủ dạy cho con các bộ phận trên cơ thể của con nữa.
Cẩm Nhung
Theo giaoducthoidai.vn
Phát hiện mới về stress
Trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang sống, nhiều người mong muốn bảo vệ cơ thể khỏi những tác động có hại mà stress có thể tạo ra.
Một nghiên cứu mới gợi ý rằng một chế độ ăn nhiều chất xơ có thể mang lại lợi ích này, theo Medical News Today.
Theo đó, nghiên cứu mới nhìn sâu hơn về mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và stress. Vi khuẩn sống trong ruột của chúng ta cũng giống như các tế bào trong cơ thể chúng ta.
Khi nghiên cứu y học tiến triển, ảnh hưởng của hàng tỉ sinh vật nhỏ bé này đến sức khỏe của chúng ta ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Không có gì ngạc nhiên khi chúng có thể đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề về tiêu hóa, mà ảnh hưởng của vi sinh vật này còn nhiều hơn thế nữa với sức khỏe tổng thể.
Gần đây nhất, y học đã làm sáng tỏ rằng có mối quan hệ đáng kể giữa vi khuẩn đường ruột và các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
Căng thẳng, mặc dù là một trạng thái tinh thần, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng ta và các cư dân vi khuẩn trong ruột. Nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng cao có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột ở mức độ tương tự như chế độ ăn nhiều chất béo; trong khi các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc giảm số lượng vi khuẩn trong ruột có thể tạo ra các hoạt động gây stress ở chuột.
Vì vậy, có vẻ như con đường nhanh nhất để giảm stress là: tăng lợi khuẩn đường ruột.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, có một cái nhìn mới về cách vi khuẩn đường ruột liên quan đến các vấn đề sức khỏe đường ruột gây ra bởi sự căng thẳng.
Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Cork và Trung tâm Nghiên cứu Thực phẩm Teagasc ở Ireland.
Theo xaluan.com
Khám sức khỏe định kỳ cá nhân: Chưa bao giờ là thừa! "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" là chân lý sống còn giúp con người bảo vệ sức khỏe của chính mình. Việc phát hiện sớm mầm bệnh giúp nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công và ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Quan niệm truyền thống về khám sức khỏe cá nhân định kỳ Khám sức khỏe định kỳ là...