Những lưu ý để uống kẽm đúng cách
Bổ sung kẽm cho cơ thể là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết làm thế nào để uống kẽm đúng cách, giúp hiệu quả hấp thu tối ưu nhất.
Kẽm là một khoáng chất thiết yếu, có mặt trong nhiều thực phẩm trong tự nhiên hay sản phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống. Kẽm cũng là một thành phần thường thấy trong một số thuốc không kê đơn dùng để chữa cảm lạnh hay tiêu chảy.
Khoáng chất này liên quan đến nhiều hoạt động trao đổi chất trong tế bào. Nó cần thiết cho hoạt động xúc tác của khoảng 100 enzyme và đóng vai trò trong chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, làm lành vết thương, tổng hợp ADN, phân chia tế bào.
Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Mỗi người đều cần phải bổ sung kẽm hàng ngày để duy trì trạng thái ổn định vì cơ thể không có hệ thống để lưu trữ khoáng chất này.
Vậy bổ sung kẽm bao nhiêu là đủ? Làm sao để cơ thể hấp thu tối đa lượng kẽm mà bạn tiêu thụ hàng ngày? Bạn đã uống thực phẩm bổ sung kẽm đúng cách chưa? Hãy cùng tìm hiểu việc uống kẽm đúng cách qua bài viết sau đây.
Nhu cầu bổ sung kẽm cho cơ thể
Vì cơ thể không thể tự sản sinh ra kẽm nên việc bổ sung khoáng chất này rất cần thiết.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hàng ngày cho cơ thể theo từng độ tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi: 2mg/ngày
Trẻ sơ sinh 7-12 tháng tuổi: 3mg/ngày
Trẻ em 1-3 tuổi: 3mg/ngày
Trẻ em 4-8 tuổi: 5mg/ngày
Trẻ em 9-13 tuổi: 8mg/ngày
Trẻ từ 14-18 tuổi: nam 11mg/ngày; nữ 9mg/ngày
Người trên 19 tuổi: nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
Phụ nữ có thai: 11-12mg/ngày
Video đang HOT
Phụ nữ đang cho con bú: 12-13mg/ngày
Các nguồn bổ sung kẽm cho cơ thể
Bạn có thể bổ sung kẽm cho cơ thể qua nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
Thức ăn. Kẽm có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là hàu. Thịt đỏ và thịt gia cầm cũng cung cấp phần lớn kẽm trong chế độ ăn của người trưởng thành. Các nguồn thực phẩm giàu kẽm khác bao gồm: đậu, các loại hạt, một số loài hải sản (như cua, tôm hùm), ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa.
Thực phẩm bổ sung. Nhiều sản ph ẩm thực phẩm chức năng chứa các dạng muối kẽm như kẽm gluconate, kẽm sulfate, kẽm acetat cũng là nguồn bổ sung kẽm rất tốt cho cơ thể.
Các nguồn khác. Kẽm cũng có mặt trong một số sản phẩm được gọi là vi lượng đồng căn hay những chế phẩm thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, sử dụng các sản phẩm này dài ngày có thể khiến bạn bị mất khứu giác. Do đó, bạn cần chú ý đến những nguồn kẽm khác như vậy để tránh bị ngộ độc khi dùng lâu dài.
Uống kẽm cùng lúc với canxi, sắt có được không?
Khi uống kẽm, bạn cũng cần lưu ý đến các thực phẩm bổ sung khác vì có thể gây ra tương tác làm giảm hấp thu
Nhiều người muốn bổ sung nhiều loại vitamin và khoáng chất cùng một lúc. Tuy nhiên, một số tương tác có khả năng xảy ra và ngăn cản sự hấp thu của các chất. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng kẽm chung với các khoáng chất khác như canxi, sắt, magie.
Canxi có khả năng làm tăng bài tiết kẽm do cạnh tranh với nhau tại các thụ thể, làm giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể. Tương tự, bổ sung kẽm và sắt cùng lúc cũng làm cho khả năng hấp thu kẽm giảm xuống khi hàm lượng sắt cao trên 25mg/ngày. Do đó, bạn nên bổ sung các chất này cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ. Lưu ý, đối với sắt và kẽm thì bạn nên uống kẽm trước vì sắt gây cản trở quá trình hấp thu của kẽm.
Ngược lại, cũng có những sự kết hợp giúp làm tăng hiệu quả hấp thu. Ví dụ, uống kẽm chung với vitamin C sẽ tăng khả năng hấp thu các chất này, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể.
Nếu không chắc chắn những sản phẩm bạn đang sử dụng có thể xảy ra tương tác gì với nhau, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
Bạn nên uống kẽm vào lúc nào trong ngày?
Nếu uống kẽm khi bụng đói, bạn có thể bị rối loạn tiêu hóa. Do đó, thời điểm tốt nhất để sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm là 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn và nên uống vào buổi sáng. Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể uống kẽm trong bữa ăn.
Bởi vì kẽm không nên dùng chung với các khoáng chất khác như sắt, canxi, magie nên bạn cần dùng chúng cách xa nhau, ít nhất là 2 giờ. Canxi và magie tốt nhất nên được dùng vào buổi tối cùng với bữa ăn, trước khi đi ngủ. Đối với sắt, bạn nên uống khi bụng đói và cách xa các vitamin khác.
Những lưu ý khác khi bổ sung kẽm
Phytates, thành phần có trong bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc, các loại đậu và một số thực phẩm khác, có khả năng liên kết với kẽm và ức chế sự hấp thu khoáng chất này. Vậy nên, dù thực vật cũng là nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể nhưng khả năng được hấp thu lại kém hơn so với nguồn kẽm từ động vật.
Cũng vì lý do này, nếu bạn sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ các thực phẩm sau trong vòng 2 giờ sau khi uống kẽm:
Cám gạo
Thực phẩm có chứa chất xơ
Thực phẩm chứa phốt pho như sữa hay thịt gia cầm
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc
Nói chung, bạn không nên tự ý sử dụng các thực phẩm bổ sung kẽm nếu chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Dù kẽm là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng thì bạn vẫn phải biết làm thế nào để uống kẽm đúng cách để tránh gây ra những tác dụng phụ.
Theo khoe365
Những thực phẩm nên ăn và nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt
Để cân bằng chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị các chị em một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt và cơ thể họ thường bị mất các khoáng chất và vitamin thiết yếu trong thời gian này. Để cân bằng chế độ dinh dưỡng, các chuyên gia khuyến nghị một chế độ ăn uống cân bằng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Dưới đây là những sản phẩm phụ nữ nên ăn và nên tránh trong chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo một sức khoẻ tốt:
Những thực phẩm nên ăn
Bông cải xanh: Sắt là khoáng chất phụ nữ mất nhiều nhất trong chu kỳ kinh nguyệt. Bông cải xanh sẽ giúp bù lại chất này. Bên cạnh sắt, bông cải xanh rất giàu chất xơ, magiê và kali sẽ giúp giảm đầy hơi, khắc phục vấn đề tiêu hoá và thư giãn các cơ nếu như bạn bị chuột rút.
Chuối có thể là lựa chọn tốt nhất để ăn vặt trong thời gian có kinh nguyệt. Chuối chứa nhiều kali, magiê và chất xơ. Chúng sẽ giúp bạn kiểm soát chứng nhu động ruột không đều, tiêu chảy và thèm ăn vặt.
Socola đen chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe như sắt, magiê, chất chống oxy hóa và flavanol. Socola đen cũng có lợi cho lưu lượng máu và thư giãn các mạch máu. Chưa kể socola làm cho tâm trạng của bạn tốt hơn trong suốt thời kỳ kinh nguyệt.
Cá hồi nên được đưa vào bất kỳ chế độ ăn uống nào được coi là lành mạnh, vì nó chứa axit béo omega-3 và là một nguồn protein phong phú. Ăn cá hồi trong thời kỳ kinh nguyệt để giảm viêm, giảm chuột rút và điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
Gừng rất tốt để kiểm soát viêm, đồng thời giúp giảm đau bụng kinh. Thêm gừng tươi vào trà để uống nếu bạn bị đau bụng kinh thường xuyên.
Cam và chanh:Ăn nhiều trái cây để tăng lượng vitamin và giảm cảm giác thèm đường trong chu kỳ của bạn. Trái cây có múi là thực phẩm rất tốt, bên cạnh chứa nhiều vitamin, chúng chứa rất nhiều chất xơ và nước, sẽ giữ cho cơ thể bạn ngậm nước và tiêu hóa tốt hơn. Hơn nữa, trái cây họ cam quýt rất tốt để giảm bớt buồn nôn và các triệu chứng khó chịu khác liên quan đến kinh nguyệt.
Chúng cũng giúp giảm bớt lượng máu nếu như bạn bị chảy máu quá nhiều.
Thực phẩm cần tránh
Sữa: Nên tránh các sản phẩm sữa nếu bạn bị chuột rút liên tục và đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Sữa có chứa đường sữa, một loại đường có thể khiến cho việc tiêu hoá khó khăn. Ngoài ra, đường sữa có thể gây đầy hơi, đau dạ dày và buồn nôn.
Kẹo và đồ ăn nhẹ có thể cải thiện tâm trạng của bạn nhưng chúng cũng gây ra chứng đầy hơi, nhiều khí hư và viêm do chứa nhiều đường tinh chế. Cơ thể bạn đã bị mất máu và các khoáng chất quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy bạn nên tránh xa đường nhân tạo và bổ sung đường tự nhiên có trong các loại trái cây.
Cà phê: Các nghiên cứu cho thấy rằng, tiêu thụ cà phê trong chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài chu kỳ. Trong một số trường hợp còn gây vô kinh. Ngoài ra, cà phê làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt. Trong trường hợp bạn có xu hướng hội chứng này, bạn nên tránh uống cà phê trước và sau khi có kinh.
Thực phẩm cay: Ăn thức ăn cay có thể dẫn đến đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ăn nếu lựa chọn đúng một số loại gia vị có vị cay và thực sự hữu ích cho cơ thể trong thời kỳ kinh nguyệt./.
Theo VOV
8 loại thực phẩm chị em nên ăn vì tốt từ tóc đến tim, lại giảm nếp nhăn và giảm cân Cụ thể, lựa chọn một số nhóm thực phẩm và đồ uống như dưới đây không những giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa một số bệnh. Theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Academy of Nutrition and Dietetics), một chế độ ăn uống cân bằng là nền tảng tốt cho sức khỏe. Với phụ nữ,...